
Đau bụng dưới có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hay không ?

Tình trạng đau bụng khi hành kinh có thể xuất hiện ngay từ thời con gái hoặc bắt đầu sau nhiều năm có kinh nguyệt bình thường. Nguyên nhân là đến kỳ kinh nguyệt, tử cung căng phồng lên, niêm mạc tử cung dày lên chèn ép gây đau. Bên cạnh đó, muốn tống máu ra ngoài thì cơ tử cung phải co lại. Lúc này chất prostaglandin xuất hiện và gây ra đau bụng kinh. Ngoài ra, đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung, nghĩa là lớp niêm mạc không nằm trong tử cung mà di cư đến những chỗ khác như: bụng, bàng quang, thậm chí là buồng trứng. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến vô sinh, niêm mạc có thể nằm ở vòi trứng dẫn đến tắc vòi trứng. Ngoài ra, khi nội mạc tử cung chảy máu, các mảnh lạc này cũng chảy máu mà không có đường thoát ra, dễ bị viêm nhiễm và gây dính, tắc vòi trứng... Vì thế, trong trường hợp đau bụng kinh dữ dội, kéo dài không chịu được thì nên đi khám sản phụ khoa để xác định rõ nguyên nhân; khi đó mới có biện pháp điều trị hiệu quả.

Thông thường trong quá trình hành kinh , tùy cơ thể mỗi người thì triệu chứng mỗi khác , đây không phải là bệnh gì cả mà chỉ là phản ứng cơ thể mà thôi bạn à .
Hành kinh mất rất nhiều máu trong cơ thể , thường thì vào ngày thứ 2 sẽ rất nhức đầu , mõi mệt , có thể buồn nôn , có cảm giác sốt nóng , có rất nhiều giải pháp hạn chế việc này :
+ Mua thuốc ( tiệm thuốc nào cũng có bán )
+ Thức ăn :
- Hãy ăn nhiều rau củ quả , ăn canh ( rau dền , súp đu đủ , súp lơ , xà lách son..)
- ăn nhiều thịt bò ( tái ) để bổ sung sắt bị mất trong máu
- Hạn chế ăn đồ nóng , nhiều mỡ ( các món nướng , chiên ..)