
Đậu đại học ngoại thương có khó không ạ?
em có nhỏ bạn muốn học quản trị nhà hàng khách sạn, vậy đại học ngoại thương cơ sở 2 có chuyên ngành đó ko ạ? và em muốn vào đại học ngoại thương thì có khó không ạ? em tính thi khối A1 thì nên ôn tập ntn? em xin cảm ơn!

Chắc hẳn nhiều bạn học sinh lớp 12 đang rất hồi hộp, lo lắng cho kỳ thi Đại học sắp đến và đang băn khoăn không biết ôn thi bằng cách nào cho có hiệu quả mà ít tốn kém.
Tôi đã từng là một học sinh 2 lần tham gia kỳ thi Đại học (một lần vào năm 2003 và lần khác là năm 2006 khi tôi đang học đại học năm 3). Thật không thể diễn tả được tâm trạng của tôi cho 2 lần thi này. Tôi xin chia sẻ với các bạn cách mà tôi đã luyện với môn Toán khối D.
Lần đầu tiên vào năm 2003, cũng như các bạn bây giờ, tôi cũng rất lo lắng, băn khoăn không biết nên thi vào trường nào, chọn ngành gì, rồi phải đi luyện thi ở đâu để có thể đậu cao với thời gian quá ngắn vừa thi tốt nghiệp xong chỉ còn chưa tới 1 tháng là thi đại học rồi. Với sự chuẩn bị tốt về kiến thức do các thầy cô ở trường dạy, tôi đã tự mình làm lại tất cả các bài tập các thầy cô cho, nhất là làm lại tất cả các bài tập trong sách giáo khoa. Ở dưới quê tôi, sách tham khảo, luyện thi rất hiếm, thú thật lúc đó, trong tay tôi cũng chẳng có được lấy 1 quyển sách gọi là luyện thi. Tất cả những bài tập đều do các thầy cô cho, tôi tích góp lại và làm thành quyển bài tập tham khảo mẫu cho riêng mình. Sau đó, tôi xếp những bài tập có dạng bài giống nhau lại thành một dạng bài riêng theo cách hiểu của tôi và nắm chắc cách giải của dạng bài đó. Nhờ cách làm như vậy mà tôi không cảm thấy ngán ngẩm trước quá nhiều bài tập, đặc biệt là với môn Toán. Năm đó, thay vì đi luyện thi ở thành phố như các bạn cùng lớp, tôi đã ở lại trường để tiếp tục học với các thầy cô của mình. Với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô và sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tôi đã đậu vào 2 trường đại học, một trường ở Tp và trường thứ 2 ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, gần quê tôi.
|
Năm 2006, khi đang là sinh viên năm thứ 3, tôi lại đánh liều đi thi đại học lần nữa với hy vọng sau khi tôi tốt nghiệp ở trường đại học đang học này, tôi sẽ tiếp tục học một chuyên ngành khác ở một trường đại học khác. Năm đó, tôi rất bận rộn với việc thi học kỳ 2 của trường đại học, sau khi dồn sức thi học kỳ xong, nhìn lại quỹ thời gian chẳng còn bao lâu để ôn thi. Một lần nữa, tôi lại tự mình tự luyện với sự giúp đỡ của một bạn học cùng lớp đại học cũng muốn thi lại với tôi. Sau vài năm học ở đại học, giờ nhìn lại những môn mà tôi chẳng bao giờ học ở đại học như Toán chẳng hạn (tôi học ngoại ngữ). Do đó, tôi rất sốc khi kiến thức và kỹ năng làm toán của tôi không còn như trước nữa. Nhưng nhờ áp dụng cách tôi đã làm trước đây. Tôi làm lại tất cả các bài tập toán trong sách giáo khoa, bài nào không biết làm, tôi tham khảo sách hướng dẫn, tìm hiểu cách thức làm bài, từ đó tôi có thể giải những bài tương tự. Tôi không hề mua sách tham khảo, sách luyện thi vì tôi chẳng có thời gian để làm bài tập trong đó. Mỗi ngày tôi tự mình làm đi làm lại những bài tập trong sách giao khoa, cứ thế cho đến ngày thi. Các bạn biết kết quả thế nào không, tôi đã được điểm 8 môn Toán vào năm đó (tôi vẫn thi khối D).
Cả hai lần thi, có một điểm mà tôi tin sẽ giúp các bạn rất nhiều là phải tạo cho mình tâm lý thật thoải mái. Các bạn không nên tự ti, đừng lo lắng nhiều trước khi vào phòng thi. Với tôi, mọi sự cố gắng sẽ được đền bù xứng đáng, đừng tự đặt ra áp lực không đáng có đối với bản thân. Hãy coi kỳ thi Đại học giống như những lần kiểm tra học kỳ ở trường thôi, coi đó là cơ hội để tự kiểm tra lại kiến thức mình sau quá trình học tập. Chuẩn bị tâm lý thoải mái và sức khỏe thật tốt trước khi vào phòng thi sẽ giúp đầu óc minh mẫn, tỉnh táo, giúp cho bài làm đạt kết quả cao.
Chúc tất cả các bạn có một mùa thi thành công

Chuẩn bị trước kỳ thi
Trước kỳ thi, các bạn không nên quá lo lắng, còn với em luôn xác định mục tiêu học tập rõ ràng ngay từ đầu nên: "Thời gian ngắn trước kỳ thi, em nghỉ ngơi là chủ yếu bởi kiến thức là vô hạn. Em xác định thi đại học là học những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Ngoài ra, tham khảo, phân tích các đề thi trước đây, học cách lập luận và trình bày của chính các tác giả viết sách trong suốt quá trình học".
Em chủ yếu tự học, tự tìm tòi và cố gắng nắm chắc kiến thức, hiểu bản chất của vấn đề. Thời gian học của em cũng nhẹ nhàng, buổi tối em học tới 9 giờ là đi nghỉ, sáng thức dậy lúc 6 giờ học một tiếng. Sau đó, học theo thời gian biểu đề ra, vừa học, em vừa nghỉ. Em không để đầu óc rơi vào tình trạng căng thẳng bởi những công thức, bài giảng mà luôn dành thời gian để thư giãn như nghe nhạc, xem phim, chơi cầu lông...
Đến ngày thi, em cũng rất bình thản. Em chọn cho mình bộ quần áo mặc thoải mái nhất, không ăn đồ ăn lạ, uống nhiều nước. Em chuẩn bị cho mình tất cả những giấy tờ cần thiết và những vật dụng được mang vào phòng thi để cùng một chỗ, trước khi đến phòng thi, em kiểm tra lại rồi ung dung đến địa điểm thi. Em chỉ đến trước giờ thi 20 phút để giữ tâm trạng ổn định, thoải mái, nếu đến quá sớm, trong thời gian chờ đợi sẽ tạo cảm giác sốt ruột, ức chế.
Cách làm bài thi
Khi làm bài thi, em thường dành 5 phút để xác định dạng bài, vạch ra trong đầu cách làm từ câu dễ đến khó. Khi trình bày, em gạch đầu dòng các ý một cách rõ ràng rồi dùng từ ngữ để lập luận. Em cố gắng trình bày theo cách trình bày của sách giáo khoa và sách tham khảo của Bộ GD&ĐT. Đối với câu hỏi khó, em không vội làm ngay, chỉ sau khi giải xong các câu dễ, em sẽ quay lại, tư duy bằng cách đặt ẩn dụ, đưa về các dạng quen thuộc.
Với câu hỏi trắc nghiệm, em làm theo thứ tự, quá khó thì em dùng bút chì đánh dấu để quay lại sau. Khi làm bài thi, em luôn nhìn sâu vấn đề, phát hiện bản chất để tìm hướng đi và thường xuất phát từ những công thức đơn giản nhất. Trong các phần thi lý thuyết thì thường là những câu hỏi cơ bản nhất trong kiến thức sách giáo khoa, em cố gắng tận dụng làm hết những câu hỏi lý thuyết này rồi mới tập trung sang phần bài tập.
Ở phần thi trắc nghiệm, các bạn thí sinh nên quan sát kỹ các phương án trả lời, tính toán xong ra kết quả đúng với đáp án nào đấy nhưng chưa hẳn là câu trả lời, đó có thể là "bẫy" của đề thi. Vì vậy, các bạn nên suy nghĩ cẩn thận rồi mới tính toán, loại trừ đáp án sai. Trong trường hợp vẫn chưa giải quyết được câu hỏi bài tập khó, nếu còn thời gian, hãy thử thay đáp án vào đối chiếu.
Hệ thống hóa kiến thức trong quá trình ôn thi và ngay cả trong lúc làm bài thi giúp em không bỏ sót những câu hỏi, những vấn đề được đặt ra trong đề thi. Đó là cách rèn luyện phản xạ trong việc đưa ra phương pháp và cách giải quyết các bài tập. Với các môn thi trắc nghiệm được phép dùng máy tính, em làm quen và sử dụng máy tính mang theo nhuần nhuyễn trước kỳ thi.