Câu hỏi

21/05/2013 11:00
Đi làm 4 năm công ty không đóng BHXH tôi có nên yêu cầu bồi thường!!!
Tôi làm việc ở nghành bưu điện được 4 năm kể từ tháng 7/2004 đến nay nhưng chỉ có 1 năm đầu tiên vào làm tôi có nhận đc thẻ BHYT ko có BHXH nhưng lại có BHCN vậy tôi có nên yêu cầu cơ quan bồi làm rỏ chuyện này ko? và mức bồi thường cho tôi như thế nào mới thỏa đáng
duyencoi1988
21/05/2013 11:00
Danh sách câu trả lời (1)

Nếu công ty bạn không đóng BHXH bạn có quyền kiện theo
Điều 134 Luật BHXH quy định các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH gồm: không đóng; đóng không đúng thời gian qui định; đóng không đúng mức qui định; đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH và khoản 3 Điều 138 qui định: Người sử dụng lao động vi phạm nội dung trên từ 30 ngày trở đi thì ngoài việc phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải đóng số tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm. Trường hợp không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền xử lý vi phạm, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này.
Để cụ thể hóa qui định của Luật BHXH về xử lý vi phạm BHXH, ngày 16/8/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2007/NĐ-CP, trong đó qui định về vi phạm đóng BHXH không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
2. Phạt tiền:
a. Từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
b. Từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
c. Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động.
d. Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.
Ngoài ra, phải dùng hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn đối với người sử dụng lao động không đóng BHXH cho 101 người đến 500 người từ lần thứ ba trở lên hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động không thời hạn đối với người sử dụng lao động không đóng đủ BHXH cho 501 người trở lên từ lần thứ ba trở đi.
Ngoài việc phạt nêu trên phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc truy nộp số tiền BHXH vào quỹ BHXH trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xử phạt;
b. Buộc đóng số tiền lãi của số tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm.
Điều 134 Luật BHXH quy định các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH gồm: không đóng; đóng không đúng thời gian qui định; đóng không đúng mức qui định; đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH và khoản 3 Điều 138 qui định: Người sử dụng lao động vi phạm nội dung trên từ 30 ngày trở đi thì ngoài việc phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải đóng số tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm. Trường hợp không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền xử lý vi phạm, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này.
Để cụ thể hóa qui định của Luật BHXH về xử lý vi phạm BHXH, ngày 16/8/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2007/NĐ-CP, trong đó qui định về vi phạm đóng BHXH không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
2. Phạt tiền:
a. Từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
b. Từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
c. Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động.
d. Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.
Ngoài ra, phải dùng hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn đối với người sử dụng lao động không đóng BHXH cho 101 người đến 500 người từ lần thứ ba trở lên hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động không thời hạn đối với người sử dụng lao động không đóng đủ BHXH cho 501 người trở lên từ lần thứ ba trở đi.
Ngoài việc phạt nêu trên phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc truy nộp số tiền BHXH vào quỹ BHXH trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xử phạt;
b. Buộc đóng số tiền lãi của số tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chính sách, chế độ bảo hiểm
Rao vặt Siêu Vip