
Đi tiểu ra máu?
em nghi em có thai ko biết có phải ko. và cho em hỏi có phải đi tiểu ra máu là dấu hiệu có thai đầu tiên ko. e đi tiểu ra máu hơi đau đau 3 hôm nay. trước đó e có q.h bằng bcs và uống thuốc tránh thai 3 ngày sau đó. cko đến hơn 1 tuần nay thì bắt đầu đi tiểu ra máu. vậy e có thai hay bị làm sao

Sao dùng BCS rồi dùng thuốc chi nữa :(. Ún cái đó có lợi ji đâu cơ chứ

Ra máu là do tác dụng phụ của thuốc khẩn cấp đấy bạn ạ
Thuốc tránh thai khẩn cấp được coi là một biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa việc có thai ngoài ý muốn. Thuốc thường được dùng trong trường hợp người nữ có giao hợp nhưng không kịp sử dụng phương thức tránh thai nào. Khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, người phụ nữ phải nhớ chắc chắn thời điểm mình giao hợp thì thuốc mới có hiệu quả, không nên dùng sau khi giao hợp 72 giờ bởi khi đó thuốc dễ mất tác dụng.
Còn khi đã sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp sau khi giao hợp, bạn sẽ có thể mắc phải những tác dụng phụ như: Buồn nôn, nôn, thay đổi kinh nguyệt, nhũn vú, nhức đầu, đau bụng dưới, tiêu chảy, chóng mặt hoặc mệt mỏi. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thuốc tránh thai khẩn cấp làm thay đổi dịch nhày của tử cung, tạo nên một hàng rào ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng vào tử cung. Quá trình làm tổ của trứng bị ngăn cane do những biến đổi về cấu trúc của nội mạc tử cung, khiến phụ nữ thường bị đau đầu, mệt mỏi và thậm chí là kinh nguyệt thất thường như bạn nói.
Việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp không nên lạm dụng. Bạn nên hạn chế sử dụng loại thuốc này. Nếu trong trường hợp bất khả kháng, bạn cũng không bao giờ được sử dụng quá 4 liều mỗi tháng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Để sử dụng thuốc tránh thai an toàn và hiệu quả nhất, bạn nên đến các trung tâm tư vấn sức khoẻ sinh sản nhằm chọn được loại phù hợp. Tuy nhiên, bất cứ loại thuốc nào cũng để lại ít nhiều ảnh hưởng, vì vậy bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng nếu chưa sinh con lần nào hoặc muốn sinh tiếp.
Có khoảng 50% phụ nữ mẫn cảm bị tác dụng phụ của thuốc trán thai khẩn cấp. Trong trường hợp của bạn, nên đi khám ở các cơ sở sản khoa có uy tín để được điều trị kịp thời. Nên sử dụng các biện pháp tránh thai thường xuyên khác như dùng bao cao su, thuốc tránh thai hàng ngày thay cho khẩn cấp, bởi nếu sử dụng quá nhiều lần trong một tháng thì sẽ rất nguy hại.

Màu nước tiểu trở nên bất thường có thể do thay đổi lối sống. Nhưng nếu bạn thấy có máu trong nước tiểu thì hãy đi khám vì đó là dấu hiệu của bệnh, rất nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng.
Nước tiểu bình thường có màu vàng rơm hoặc trong. Tiểu ra máu là hiện tượng có máu trong nước tiểu. Trên thực tế, bạn có thể thấy máu đỏ tươi trong nước tiểu; nhưng máu cũng có thể bị hòa tan, làm cho nước tiểu có màu hồng, màu gỉ sắt hoặc nâu.
Tiểu ra máu xuất hiện đột ngột và không kèm theo đau là dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư bàng quang. Niệu huyết cũng có thể là dấu hiệu của ung thư thận hoặc ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới, đặc biệt với những người trên 50 tuổi. Những dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt thường thấy hơn ở đường tiết niệu, bao gồm dòng nước tiểu yếu hoặc ngắt quãng, tiểu tiện nhiều hoặc ít đi, cảm giác đau hoặc rát bỏng khi tiểu tiện. Tuy nhiên, hầu hết mọi bệnh nhân chỉ thấy có một vài triệu chứng nào đó. Để điều trị, có thể phải dùng phẫu thuật cắt bỏ tuyến, tia xạ hoặc điều trị bằng nội tiết.
Tiểu ra máu không phải bao giờ cũng do ung thư. Nếu kèm theo đau hoặc tiểu nhiều lần, có thể chỉ đơn giản là nhiễm trùng đường tiết niệu khởi nguồn từ thận hoặc từ bàng quang. Khi đó, bạn có thể dùng kháng sinh theo đơn của bác sĩ để điều trị nhiễm trùng. Nếu đau ở vùng xương mu, ở hai bên hố chậu hoặc vùng thắt lưng thì có thể bạn bị sỏi tiết niệu như ở bàng quang, niệu quản hoặc thận. Những sỏi nhỏ có thể tự đào thải; hoặc được bác sĩ lấy qua đường niệu đạo. Với những sỏi lớn hơn ở thận, có thể phải phẫu thuật để lấy sỏi hoặc tán sỏi ngoài cơ thể.
Tiểu ra máu cũng có thể do viêm thận mạn tính, xuất phát từ nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị, sỏi đường tiết niệu, do các chất độc hoặc dùng một số thuốc kéo dài. Viêm thận mạn tính có thể dẫn đến suy thận.
Màu nước tiểu bất thường không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng. Một số thực phẩm có thể tạm thời khiến nước tiểu có màu hồng, màu nâu. Việc dùng một số thuốc Đông y như cây đại hoàng, lá cây muồng... có thể làm cho nước tiểu có màu vàng sẫm. Bất thường về màu của nước tiểu sẽ mất đi khi ngừng sử dụng các thuốc trên. Những hôm thời tiết nắng nóng, nước tiểu có thể bị cô đặc và có màu vàng sẫm. Đó cũng là dấu hiệu bạn cần phải uống thêm nhiều nước.
Để tìm hiểu chính xác nguyên nhân bệnh, bạn nên đi khám chuyên khoa thận – tiết niệu để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh. Trong thời gian khám chữa bệnh bạn nên hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian khám và chữa bệnh.
Chúc bạn sức khỏe!