Câu hỏi

30/05/2013 13:38
Điều trị sung huyết dạ dày như thế nào?
Mẹ tôi năm nay 60 tuổi, xuất hiện đau bụng vùng thượng vị vài ngày nay, kèm theo ợ hơi, ợ chua; đi khám bác sĩ cho nội soi, được chẩn đoán viêm dạ dày sung huyết. Tôi xin hỏi bệnh này có giống các bệnh viêm dạ dày khác không, điều trị như thế nào?
holovang10
30/05/2013 13:38
deviant
30/05/2013 13:38
Danh sách câu trả lời (2)

Toi khong phai bac sy nhung toi mach cho ban hay gui mail vao dia chi sau: songkhoe@crctvn.org hoac vao trang web http://songkhoe.crctvn.org roi dang ky lam thanh vien. O day cac bac sy hai ngoai cong tac voi nau se tra loi giup ban. Toi cung da hoi may lan roi, tra loi cung tan tinh chu dao. Chuc toai nguyen

Theo thống nhất của các nhà nội soi họp tại Sydney năm 2000, chia hình ảnh viêm dạ dày trên nội soi làm 7 thể bao gồm viêm dạ dày trợt lồi, viêm dạ dày trợt phẳng, viêm dạ dày phì đại, viêm teo dạ dày, viêm dạ dày trào ngược dịch mật, viêm dạ dày xuất huyết và viêm dạ dày sung huyết.
Về mặt lâm sàng, viêm dạ dày sung huyết thường xuất hiện sau khi dùng rượu, bia, hóa chất, thuốc (nhất là các thuốc giảm đau chống viêm không streroid), các chất kích thích như ớt, cà phê... biểu hiện chủ yếu là đau bụng cồn cào nóng rát vùng thượng vị, kèm theo ợ hơi, ợ chua, có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn; chẩn đoán dựa vào hình ảnh trên nội soi, có thể sung huyết toàn bộ hoặc một phần niêm mạc dạ dày; trong những ttrường hợp này thường có thêm vi khuẩn Helicobacter pylori HP (+).
Điều trị, về cơ bản sử dụng phối hợp hai kháng sinh (nếu có vi khuẩn HP) một kháng sinh thuộc nhóm imidazole (metronidazole, tinidazole, ornidazole) và một kháng sinh thuộc nhóm macrolid (clarythromycin); một thuốc ức chế bơm proton (omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole, esomeprazole) hoặc thuốc ức chế thụ thể H2 (cimetidin, ranitidin).
Ngoài ra, tùy theo điều kiện của bệnh nhân, tình trạng tổn thương, có thể sử dụng thêm các thuốc băng se niêm mạc dạ dày, trung hòa dịch vị, nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày, sinh tố, an thần.
Trường hợp của mẹ bạn, cần kết hợp chặt chẽ với bác sĩ để có phương hướng điều trị hợp lý nhất.
Về mặt lâm sàng, viêm dạ dày sung huyết thường xuất hiện sau khi dùng rượu, bia, hóa chất, thuốc (nhất là các thuốc giảm đau chống viêm không streroid), các chất kích thích như ớt, cà phê... biểu hiện chủ yếu là đau bụng cồn cào nóng rát vùng thượng vị, kèm theo ợ hơi, ợ chua, có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn; chẩn đoán dựa vào hình ảnh trên nội soi, có thể sung huyết toàn bộ hoặc một phần niêm mạc dạ dày; trong những ttrường hợp này thường có thêm vi khuẩn Helicobacter pylori HP (+).
Điều trị, về cơ bản sử dụng phối hợp hai kháng sinh (nếu có vi khuẩn HP) một kháng sinh thuộc nhóm imidazole (metronidazole, tinidazole, ornidazole) và một kháng sinh thuộc nhóm macrolid (clarythromycin); một thuốc ức chế bơm proton (omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole, esomeprazole) hoặc thuốc ức chế thụ thể H2 (cimetidin, ranitidin).
Ngoài ra, tùy theo điều kiện của bệnh nhân, tình trạng tổn thương, có thể sử dụng thêm các thuốc băng se niêm mạc dạ dày, trung hòa dịch vị, nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày, sinh tố, an thần.
Trường hợp của mẹ bạn, cần kết hợp chặt chẽ với bác sĩ để có phương hướng điều trị hợp lý nhất.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe
Rao vặt Siêu Vip