
Dùng bổ thận tráng dương sao cho đúng?
Các thứ thuốc bổ thận tráng dương theo quan niệm của Đông y rất hấp dẫn các đấng mày râu, đặc biệt là khi họ lâm vào tình trạng bất lực. Tuy nhiên không ít những trường hợp do những hiểu biết không đúng về nguyên nhân gây bệnh dẫn đến việc dùng thuốc không đúng.

Thỏ ty tử là hạt của cây tơ hồng (Cuscuta chinensis Lam) thuộc họ bìm bìm. Hạt chín được phơi hay sấy khô dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản Kinh.
Trong các tài liệu y học cổ cũng có nói đến tác dụng dược lý của vị thỏ ty tử là: bổ dương, ích âm, cố tinh, minh mục, chỉ tả, chủ trị các chứng thận hư, liệt dương, tiểu tiện không tự chủ, băng đới, mắt mờ, tỳ hư tiết tả, tiêu khát... Nhờ vậy từ lâu đời đã có nhiều phương thuốc sử dụng vị thỏ ty tử phối hợp với các vị thuốc khác để lập nên những phương thuốc bổ thận tráng dương nhằm chữa trị các chứng như thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng, tiểu nhiều...
Để có thể tham khảo và áp dụng dưới đây xin giới thiệu những bài thuốc cổ phương có tác dụng bổ thận tráng dương từ thỏ ty tử.
Phương “Thỏ ty tử hoàn 1” trích trong “Thái bình thánh huệ phương”
Tác dụng: Bổ thận dương, làm mạnh lưng, mạnh gối. Trừ hàn thấp, trị hư lao, hư tổn, lưng đau, chân lạnh, chân yếu.
Dược liệu gồm: Bạch truật 80g, đỗ trọng (bỏ vỏ sao hơi vàng) 80g, quế tam 80g, thỏ ty tử (tẩm rượu trong 3 ngày đêm) 120g, thục địa 160g, xa tiền tử 80g. Tất cả các vị trên sau khi sao tẩm đem tán bột, trộn với mật làm hoàn. Ngày uống 1 lần 12g chiêu với rượu hâm nóng.
Xét trong phương này thấy: Phương sử dụng chủ yếu là vị thỏ ty tử hợp với đỗ trọng, thục địa để bổ thận dương, ích tinh huyết, mạnh lưng, mạnh gối. Còn vị quế tâm tác dụng ôn thận, trợ dương, tán hàn. Bạch truật bổ khí, kiện tỳ, bổ hậu thiên nhằm giúp cho tiên thiên; hợp với nhục quế để trừ hàn thấp. Vị xa tiền tử lợi thủy, trừ thấp.
Phương “Thỏ ty tử hoàn 2” trích trong “Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương”
Tác dụng: Bổ thận dương, mạnh lưng, mạnh gối, cố hạ nguyên. Trị thận khí hư tổn, ngũ lao, thất thương, lưng đau, gối mỏi, gối đau, sắc mặt đen, hoa mắt, tai ù, mồ hôi trộm, tiểu nhiều.
Dược liệu: Ba kích nhục 30g, bạch linh 30g, bổ cốt chỉ 30g, đỗ trọng 30g, hồi hương 30g, lộc nhung 40g, ngũ vị tử 20g, ngưu tất 30g, nhục quế 40g, nhục thung dung 30g, phòng phong 30g, phụ tử 40g, phúc bồn tử 20g, sơn thù nhục 30g, tang phiêu tiêu 20g, thạch hộc 30g, thạch long nhục 40g, thỏ ty tử 40g, thục địa 30g, trạch tả 40g, trầm hương 30g, tục đoạn 30g, xuyên khung 20g. Tất cả tán bột, trộn với rượu và hồ làm hoàn. Mỗi ngày uống 12-16g chiêu với rượu hâm nóng.
Trong phương này sử dụng các vị thuốc ôn bổ, chú trọng bổ thận, ôn dương, làm mạnh gân xương. Lại phối hợp với các vị thuốc thu sáp để giữ chắc hạ nguyên, sáp tinh, làm cho tinh không tiết ra, mặt khác lại khử phong, trừ thấp, hoạt huyết, hành khí, theo cách tương phản tương thành, khiến trong bổ có tả.
Phương “Thỏ ty tử hoàn 3” trích trong “Thánh tế tổng lục” của Triệu Cát
Tác dụng: Bổ thận, ôn dương, tán hàn, giảm đau. Trị thận hư lạnh, dương khí suy yếu, nấc, cơ thể gầy yếu, không muốn ăn uống, lưng nặng, chân mỏi, bụng và rốn đau, tiểu nhiều.
Dược liệu: Ba kích (bỏ lõi) 40g, bổ cốt chỉ (sao) 0,4g, lưu hoàng 0,4g, phòng phong 0,4g, tế tân 20g, thỏ ty tử (tẩm rượu) 20g, thục tiêu (bỏ mắt, sao qua cho ra hơi nước) 20g, tục đoạn 40g, tỳ giải 20g. Tất cả tán bột, trộn mật làm hoàn. Ngày uống 1 lần 12g với nước cháo lúc bụng đói.
Trong phương các vị thỏ ty tử, bổ cốt chỉ, lưu hoàng, thục tiêu, tục đoạn, ba kích tác dụng bổ thận, ôn dương, làm mạnh lưng, mạnh gối là thuốc chính, hợp với phòng phong, tỳ giải, tế tân để trừ phong, hàn, thấp; tế tân hợp với thục tiêu có thể tán hàn, giảm đau.
Phương “Thỏ ty tử hoàn 4”
Tác dụng: Bổ thận, nhiếp tinh. Trị thận khí hư yếu, tinh dịch không kiềm giữ được, tiểu đục, tiểu buốt.
Dược liệu: Tang phiêu tiêu (nướng) 20g, thỏ ty tử (ngâm rượu 1 đêm), trạch tả 10g. Tán bột, trộn với mật làm hoàn. Mỗi lần uống 20 viên (chừng 12-16g) với nước cháo vào lúc đói.
Trong phương ta thấy vị thỏ ty tử bổ thận, ích tinh; tang phiêu tiêu bổ thận, sáp tinh, chỉ di; vị trạch tả thấm thủy thấp, lấy tả giúp cho bổ.
Phương “Thỏ ty tử tán”
Tác dụng: Bổ thận, tráng dương, cố tinh, súc niệu. Trị bàng quang hư lạnh, thận hư lạnh, tiểu nhiều.
Dược liệu: Lộc nhung (bỏ lông, rửa giấm, rồi đem sao hơi vàng) 40g, mẫu lệ (nung) 40g, mè gà (sao sơ) 80g, ngũ vị tử 40g, nhục thung dung (tẩm rượu ngâm 1 đêm) 40g, tang phiêu tiêu (sao sơ) 40g, thỏ ty tử (tẩm rượu 3 đêm) 1,2g.
Cách bào chế, sử dụng: Tất cả tán bột cất sử dụng dần. Mỗi lần uống 8g, chiêu với rượu ấm vào trước bữa ăn, ngày uống 1 lần.
Trong phương các vị thỏ ty tử, lộc nhung, nhục thung dung, tang phiêu tiêu và ngũ vị tử đều bổ thận tráng dương, cố tinh, các vị như mẫu lệ, mề gà (kê nội kim) có tác dụng sáp tinh, chỉ di.

Chào bạn! Dưới đây là vài cách giúp bạn sử dụng đúng và đủ những bài thuốc bổ thận tráng dương cho các quý ông:
Tắc kè được xem là bổ ngang với nhân sâm; vị mặn, tính ôn, có tác dụng chữa hen suyễn, lao phổi, bổ thận, tráng dương, cường tinh. Đuôi tắc kè là bộ phận quý nhất.
Các nghiên cứu cho thấy, đuôi tắc kè chứa nhiều chất béo với một tinh thể đặc biệt chưa rõ hoạt chất. Động vật này cũng có nhiều axit amin, giúp chống mệt mỏi. Thuốc chế từ tắc kè có thể chống vi khuẩn gram dương và gram âm; không gây dị ứng, kích thích sự tăng trưởng, tăng hồng cầu, tăng huyết sắc tố và không ảnh hưởng tới hệ bạch cầu.
Kinh nghiệm dân gian giúp thử để biết tắc kè thật hay dởm: đem nướng vàng tắc kè, giã nhỏ, ngậm một ít vào lưỡi, chạy một quãng đường không phải thở mệt thì đó là tắc kè thật.
Chế biến và sử dụng: Tắc kè được mổ bụng, bỏ hết ruột, dùng que căng hai chân trước, 2 chân sau và 1 que xuyên suốt từ đầu đến đuôi, đem phơi hoặc sấy khô. Đuôi được quấn chặt bằng giấy bản để bảo vệ. Khi dùng bỏ mắt, chặt 4 bàn chân, sấy thật khô, tán nhỏ viên thành hoàn hoặc đem ngâm rượu. Mỗi ngày dùng 3-4 g. Trong sinh hoạt tình dục, tắc kè giúp kéo dài, chống hoạt tinh và chống mệt mỏi.
Cá ngựa
Sống chủ yếu ở nước mặn, có đầu giống đầu ngựa, thân dài 15-20 cm, có khi tới 30 cm, có nhiều màu khác nhau nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì trắng và vàng tốt hơn cả. Ở Trung Quốc, cá ngựa được xem là loại thuốc quý, kích dục cho nam giới (bổ thận, tráng dương). Đối với nữ, nó chữa đau bụng, suy mòn, thiếu máu sau sinh đẻ và có tác dụng đối với những người đẻ khó.
Theo y học cổ truyền, cá ngựa tính ôn, vị ngọt, không độc, có tác dụng bồi bổ cơ thể, dễ dùng. Ngày dùng 4-12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột, chia làm 3 lần, mỗi lần 1-3 g chiêu với rượu.
Sau khi bỏ ruột, uốn đuôi cho cong đem phơi hoặc sấy khô, người ta thường buộc thành cặp 2 con, xem đó là một đực và một cái; nhưng thực ra là không đúng vì không phân biệt được đực hay cái.
Cẩu thận
Thực chất, cẩu thận là dương vật và tinh hoàn của chó chứ không phải là thận chó. Theo y học cổ truyền, cẩu thận vị mặn, tính đại nhiệt, có tác dụng tráng dương ích khí, dùng cho người liệt dương, di tinh, đau lưng, mỏi gối. Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy trong cẩu thận có nội tiết tố nam (androsteron), protit và chất béo... đều là những chất bồi bổ hiệu nghiệm cho nam giới.
Chế biến và sử dụng: Lấy toàn bộ dương vật và tinh hoàn chó, đem sấy khô, tán thành bột hoàn thành viên hoặc đem ngâm rượu. Mỗi ngày dùng 4-12 g.