Câu hỏi

21/05/2013 08:08
Em muốn tìm những tài liệu nói về sự thiếu chặt chẽ thiếu đồng bộ trong pháp luật việt nam?
Em muốn tìm những tài liệu nói về sự thiếu chặt chẽ thiếu đồng bộ trong pháp luật việt nam? giúp em với.chân thành cảm ơn
ZiMaNo1
21/05/2013 08:08
Danh sách câu trả lời (1)

Bạn thử tham khảo cái này xem nhé
Các văn bản quy phạm còn thiếu đồng bộ
Đảm bảo TTATGT của lực lượng Thanh tra giao thông:
An toàn giao thông nói chung và an toàn giao thông ĐTNĐ nói riêng là vấn đề đang được xã hội quan tâm, ngành Giao thông vận tải đang nghiên cứu tìm nhiều biện pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông. Một trong những biện pháp đó lànâng cao trách nhiệm quản lý chuyên ngành, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về giao thông.
Để tạo điều kiện cho lực lượng Thanh tra giao thông hoạt động, Nhà nước đã ban hành Luật Thanh tra, Nghị định 136/2004/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giao thông vận tải, Nghị định số 15/2003/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, Nghị định số 09/2005/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ.
Tuy nhiên, việc xác định thẩm quyền của lực lượng Thanh tra giao thông còn thiếu thực tế, chưa phù hợp với những hành vi, tình huống xẩy ra trên các tuyến vận tải.Cụ thể:Trong thực tế để kiểm tra, kiểm soát các hành vi trên các tuyến giao thông, ngoài lực lượng cảnh sát phải kể đến lực lượng thanh tra giao thông, mà chủ yếu là các Đội Thanh tra, các Thanh tra viên, họ là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, xử lý các hành vi vi phạm về giao thông vận tải.
Nhưng quyền hạn của họ lại quá thấp, chỉ được xử phạt tối đa đối với một hành vi vi phạm là 200.000 đồng và xử phạt đối với các hành vi có mức tối đa của khung tiền phạt không vượt quá 200.000 đồng. Do vậy phạm vi xử phạt của lực lượng Thanh tra giao thông rất hạn chế. Đối với Nghị định số 09/2005/NĐ-CP, lực lượng Thanh tra giao thông ĐTNĐ chỉ được xử phạt theo hình thức phạt tiền khoảng 35 hành vi trong tổng số 222 hành vi vi phạm, 187 hành vi còn lại phải lập biên bản vi phạm hành chính để chuyển cho các cấp có thẩm quyền xử lý.
Trong khi đó việc chuyển biên bản vi phạm hành chính đến cấp có thẩm quyền để xử lý nhiều lúc rất khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng đến uy lực của lực lượng Thanh tra giao thông, ảnh hưởng đến cách khắc phục, xử lý ngay tại thời điểm xảy ra vi phạm, làm giảm tác dụng của công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.
Về 35 hành vi mà Thanh tra viên được xử phạt trong Nghị định số 09/NĐ-CP cũng ít có tính thực tiễn, vì đây là trường hợp xử phạt đối với các phương tiện nhỏ từ 15CV, hoặc 15 tấn trở xuống khi vi phạm, và thường là phương tiện nhỏ của gia đình, ít tham gia kinh doanh vận tải.
Còn các phương tiện trên 15CV và trên 15 tấn vi phạm thì Thanh tra giao thông không có quyền xử phạt, đây là lực lượng phương tiện tham gia vận tải đông đúc nhất, có số lượng nhiều nhất. Như vậy, việc quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Thanh tra giao thông thuộc các Cục chuyên ngành (thuộc Bộ GTVT) là rất thấp, làm hạn chế nhiều đến phạm vi, hiệu quả hoạt động của lực lượng này.
Một vấn đề cần đề cập đến là thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Thanh tra các Cục chuyên ngành của Bộ GTVT. Trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra cấp Cục không được đề cập đến (trong khi đó Chánh Thanh tra thuộc các Sở GTVT, GTCC được quy định có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về giao thông vận tải tối đa 20.000.000 đồng).
Nghị định số 15/2003/NĐ-CP và Nghị định số 09/2005/NĐ-CP cũng không xác định thẩm quyền xử phạt của Thanh tra các Cục chuyên ngành thuộc Bộ GTVT. Tuy nhiên, Khoản 5, Điều 10 Nghị định 136/2004/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra các Cục thuộc Bộ GTVT quy định: áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Đây là sự thiếu đồng bộ trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Để có cơ sở pháp lí cho lực lượng Thanh tra giao thông thực hiện nhiệm vụ, đề nghị Quốc hội, Chính phủ bổ sung, điều chỉnh thẩm quyền của Đội Thanh tra chuyên ngành giao thông trong Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính. Đối với Luật Thanh tra, đề nghị bổ sung Thanh tra Cục vào Điều 23 về “ tổ chức cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực” (với các Bộ có Cục quản lí chuyên ngành).
Từ đó các Nghị định hướng dẫn mới có cơ sở để điều chỉnh thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành GTVT, tạo điều kiện cho lực lượng Thanh tra giao thông thuộc các Cục chuyên ngành Bộ GTVT hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và kiềm chế TNGT.
Nguyễn Quốc Bửu
Các văn bản quy phạm còn thiếu đồng bộ
Đảm bảo TTATGT của lực lượng Thanh tra giao thông:
An toàn giao thông nói chung và an toàn giao thông ĐTNĐ nói riêng là vấn đề đang được xã hội quan tâm, ngành Giao thông vận tải đang nghiên cứu tìm nhiều biện pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông. Một trong những biện pháp đó lànâng cao trách nhiệm quản lý chuyên ngành, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về giao thông.
Để tạo điều kiện cho lực lượng Thanh tra giao thông hoạt động, Nhà nước đã ban hành Luật Thanh tra, Nghị định 136/2004/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giao thông vận tải, Nghị định số 15/2003/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, Nghị định số 09/2005/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ.
Tuy nhiên, việc xác định thẩm quyền của lực lượng Thanh tra giao thông còn thiếu thực tế, chưa phù hợp với những hành vi, tình huống xẩy ra trên các tuyến vận tải.Cụ thể:Trong thực tế để kiểm tra, kiểm soát các hành vi trên các tuyến giao thông, ngoài lực lượng cảnh sát phải kể đến lực lượng thanh tra giao thông, mà chủ yếu là các Đội Thanh tra, các Thanh tra viên, họ là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, xử lý các hành vi vi phạm về giao thông vận tải.
Nhưng quyền hạn của họ lại quá thấp, chỉ được xử phạt tối đa đối với một hành vi vi phạm là 200.000 đồng và xử phạt đối với các hành vi có mức tối đa của khung tiền phạt không vượt quá 200.000 đồng. Do vậy phạm vi xử phạt của lực lượng Thanh tra giao thông rất hạn chế. Đối với Nghị định số 09/2005/NĐ-CP, lực lượng Thanh tra giao thông ĐTNĐ chỉ được xử phạt theo hình thức phạt tiền khoảng 35 hành vi trong tổng số 222 hành vi vi phạm, 187 hành vi còn lại phải lập biên bản vi phạm hành chính để chuyển cho các cấp có thẩm quyền xử lý.
Trong khi đó việc chuyển biên bản vi phạm hành chính đến cấp có thẩm quyền để xử lý nhiều lúc rất khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng đến uy lực của lực lượng Thanh tra giao thông, ảnh hưởng đến cách khắc phục, xử lý ngay tại thời điểm xảy ra vi phạm, làm giảm tác dụng của công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.
Về 35 hành vi mà Thanh tra viên được xử phạt trong Nghị định số 09/NĐ-CP cũng ít có tính thực tiễn, vì đây là trường hợp xử phạt đối với các phương tiện nhỏ từ 15CV, hoặc 15 tấn trở xuống khi vi phạm, và thường là phương tiện nhỏ của gia đình, ít tham gia kinh doanh vận tải.
Còn các phương tiện trên 15CV và trên 15 tấn vi phạm thì Thanh tra giao thông không có quyền xử phạt, đây là lực lượng phương tiện tham gia vận tải đông đúc nhất, có số lượng nhiều nhất. Như vậy, việc quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Thanh tra giao thông thuộc các Cục chuyên ngành (thuộc Bộ GTVT) là rất thấp, làm hạn chế nhiều đến phạm vi, hiệu quả hoạt động của lực lượng này.
Một vấn đề cần đề cập đến là thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Thanh tra các Cục chuyên ngành của Bộ GTVT. Trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra cấp Cục không được đề cập đến (trong khi đó Chánh Thanh tra thuộc các Sở GTVT, GTCC được quy định có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về giao thông vận tải tối đa 20.000.000 đồng).
Nghị định số 15/2003/NĐ-CP và Nghị định số 09/2005/NĐ-CP cũng không xác định thẩm quyền xử phạt của Thanh tra các Cục chuyên ngành thuộc Bộ GTVT. Tuy nhiên, Khoản 5, Điều 10 Nghị định 136/2004/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra các Cục thuộc Bộ GTVT quy định: áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Đây là sự thiếu đồng bộ trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Để có cơ sở pháp lí cho lực lượng Thanh tra giao thông thực hiện nhiệm vụ, đề nghị Quốc hội, Chính phủ bổ sung, điều chỉnh thẩm quyền của Đội Thanh tra chuyên ngành giao thông trong Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính. Đối với Luật Thanh tra, đề nghị bổ sung Thanh tra Cục vào Điều 23 về “ tổ chức cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực” (với các Bộ có Cục quản lí chuyên ngành).
Từ đó các Nghị định hướng dẫn mới có cơ sở để điều chỉnh thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành GTVT, tạo điều kiện cho lực lượng Thanh tra giao thông thuộc các Cục chuyên ngành Bộ GTVT hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và kiềm chế TNGT.
Nguyễn Quốc Bửu
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip