Câu hỏi

30/05/2013 02:39
Hãm tốc độ bằng số có hại cho động cơ?
Lần off-road vừa rồi, chúng tôi tranh luận mà chưa kết là phanh hãm tốc độ bằng cách về số thay vì phanh như bình thường đối với xe số sàn thì có hại gì cho động cơ không. Mong được các bạn chỉ giáo?
ngocanh
30/05/2013 02:39
Xin chào các bạn. (Phanh số) sẽ rất cực kỳ có lợi, trong tình huống nguy hiểm.
maaaaaa
30/05/2013 02:39
boy_vui_cuoi2000
30/05/2013 02:39
haianh02
30/05/2013 02:39
banlaban3
30/05/2013 02:39
Danh sách câu trả lời (19)

Trích dẫn:
Từ bài viết của thitga
Giải thích của bạn Long rất chính xác. Ở đây cần phân biệt quy trình về số (phải tăng ga cho tương ứng với tốc độ để ko hại hộp số) & hãm bằng động cơ khi đã về số xong (giảm tốc độ nhiều hay ít tuỳ vào việc bạn giảm ga). Nếu thực hiện đúng quy trình sẽ không có hại cho động cơ.
Giải thích của bạn Long rất chính xác. Ở đây cần phân biệt quy trình về số (phải tăng ga cho tương ứng với tốc độ để ko hại hộp số) & hãm bằng động cơ khi đã về số xong (giảm tốc độ nhiều hay ít tuỳ vào việc bạn giảm ga). Nếu thực hiện đúng quy trình sẽ không có hại cho động cơ.
Xin chào các bạn. (Phanh số) sẽ rất cực kỳ có lợi, trong tình huống nguy hiểm.

Giải thích của bạn Long rất chính xác. Ở đây cần phân biệt quy trình về số (phải tăng ga cho tương ứng với tốc độ để ko hại hộp số) & hãm bằng động cơ khi đã về số xong (giảm tốc độ nhiều hay ít tuỳ vào việc bạn giảm ga). Nếu thực hiện đúng quy trình sẽ không có hại cho động cơ.

Chào mọi Người.
Tôi thấy mọi người hiểu chưa thực sự đúng về phanh số đâu, nhất là trường hợp phải dùng phanh số. Tôi thấy là trong trường hợp bình thường thì không nhất thiết phải dùng phanh số. Phanh số thường được dùng trong những trường hợp thực sự khẩn cấp có nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của những người ngồi trên xe. Như vậy để so tính mạng của mình với độ hư hại của dộng cơ (nếu có) thì cái nào quan trọng hơn.
Tôi cũng chưa rõ là dùng phanh số có hại cho động cơ không nhưng tôi cũng là người hay dùng phanh số. Tất cả những trường hợp tôi phải dùng phanh số đều là thực sự khẩn cấp. Nói thật là đi otô trên đường kinh nhất là các trường hợp đấu đầu hoặc đâm đầu xe mình vào đâu, chứ còn dùng phanh số tránh được bị đâm đấu đầu mà bị xe khác đâm vào đít thì cũng chấp nhận được vì đâm vào đít chưa chắc đã nguy hiểm đến tính mạng nhưng đâm đấu đầu thì tỉ lệ toi là rất cao.
Theo tôi trong trường hợp khẩn cấp thì làm bất cứ điều gì để dừng xe lại được là điều tốt nhất rồi, nên các bạn cứ suy nghĩ theo tu duy như thế thì hơn là xem xem nó có hại thực không. Nếu không hại tí nào thì trong các sách hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã có hướng dẫn cho người lái sử dụng phanh số. Nếu có hại thực sự và quá nguy hiểm thì nhà sản xuất đã khuyến cáo không nên sử dụng
Tôi thấy mọi người hiểu chưa thực sự đúng về phanh số đâu, nhất là trường hợp phải dùng phanh số. Tôi thấy là trong trường hợp bình thường thì không nhất thiết phải dùng phanh số. Phanh số thường được dùng trong những trường hợp thực sự khẩn cấp có nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của những người ngồi trên xe. Như vậy để so tính mạng của mình với độ hư hại của dộng cơ (nếu có) thì cái nào quan trọng hơn.
Tôi cũng chưa rõ là dùng phanh số có hại cho động cơ không nhưng tôi cũng là người hay dùng phanh số. Tất cả những trường hợp tôi phải dùng phanh số đều là thực sự khẩn cấp. Nói thật là đi otô trên đường kinh nhất là các trường hợp đấu đầu hoặc đâm đầu xe mình vào đâu, chứ còn dùng phanh số tránh được bị đâm đấu đầu mà bị xe khác đâm vào đít thì cũng chấp nhận được vì đâm vào đít chưa chắc đã nguy hiểm đến tính mạng nhưng đâm đấu đầu thì tỉ lệ toi là rất cao.
Theo tôi trong trường hợp khẩn cấp thì làm bất cứ điều gì để dừng xe lại được là điều tốt nhất rồi, nên các bạn cứ suy nghĩ theo tu duy như thế thì hơn là xem xem nó có hại thực không. Nếu không hại tí nào thì trong các sách hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã có hướng dẫn cho người lái sử dụng phanh số. Nếu có hại thực sự và quá nguy hiểm thì nhà sản xuất đã khuyến cáo không nên sử dụng

Hộp số chỉ là phần trung gian chuyển động năng thành thế năng (từ động cơ đến bánh xe...) theo tôi đừng để thế năng cưỡng bức động năng, đấy là một qui trình ngược có thể ảnh hưởng đến máy, trừ trường hợp khẩn cấp như các bác đã phân tích.

Chào các bạn, Chủ đề này rất hữu ích, và có khá nhiều ý kiến đưa ra. Theo tôi nghĩ thì bài viết của anh Long "Khi nào không nên, khi nào bắt buộc" là rõ ràng và đầy đủ. Tôi hoàn toàn đồng ý với những điều anh Long đã đưa ra.
Khi đi đường bằng phẳng, phanh chân là đủ hiệu quả, nhưng khi đi đường đèo dốc, bắt buộc phải dùng động cơ để hãm xe. Nếu chỉ dùng phanh, chẳng mấy chốc mà cháy hết má phanh. Hoặc rủi trong tình huống mất phanh, chỉ còn cách phanh bằng số thôi. Bạn hỏi hãm xe bằng số có hại không? Tôi nghĩ là không hại nếu thao tác hợp lý. Mỗi người có kỹ thuật đi xe và quan điểm khác nhau, tôi xin chia sẻ cách tôi vẫn đổ đèo. Để xe được bền, với xe số sàn, tài xế cần đi số hợp lý với giải vận tốc thiết kế tối ưu cho mỗi mức số. Lên số hay về số cần đồng tốc với tốc độ hiện tại của xe cũng như vòng tua máy.
Làm tốt thì hộp số, ly hợp, máy móc không bị sốc, bền. Vận tốc nào đi số đó, lên dốc số nào thì xuống dốc số đó. Tôi đổ đèo gần như chẳng dùng phanh mấy, cứ để máy kéo xe lại. Dải vận tốc khi đổ đèo mà tôi hay đi:
- Khi đổ đèo có độ dốc vừa phải, đường không quanh co, thoáng, tầm nhìn tốt đi số 5, giữ vận tốc từ 50-60km/h
- Khi đổ đèo có độ dốc vừa phải, đường không quanh co về số 4, giữ vận tốc từ 40-50km/h - Đi số 3, giữ vận tốc từ 20-40km/h khi vào cua tay áo - Đi số 2, giữ vận tốc từ 10-20km/h khi gặp chỗ có độ dốc lớn - Về số 1, giữ vận tốc nhỏ hơn 10km/h khi gặp chỗ có độ dốc rất lớn, cua gắt, tuy nhiên hiếm khi phải dùng số 1.
Giả sử bạn đang đổ dốc bằng số 5 với tốc độ 50km/h, không ga, côn bám hết thì máy sẽ tự kéo xe lại mà không cần phải phanh. Sau một lúc khi thấy xe chạy hơi nhanh lên đến 60km/h thì rà phanh chút xíu để kìm lại cho về 50km/h, rồi lại thả phanh cho xe trôi tiếp, cứ giữ như vậy. Trong trường hợp độ dốc tăng, xe tăng tốc nhanh quá, chỉ sau một thời gian ngắn lại lên đến 60km/h, thì rà phanh mạnh hơn giảm xuống 40km/h, rồi về số 4. Kết hợp lúc rà phanh, hơi vù ga một chút rồi về số 4 thật nhanh, chân côn nhả từ từ thì xe không bị giật, sang số êm ái, không hại cơ cấu truyền động. Tương tự như vậy với các số thấp hơn, tuyệt đối tránh về số không đồng tốc.
Đang thả dốc 50km/h mà về số 2 hoặc số 1 thì không cơ cấu nào chịu nổi, chỉ chấp nhận làm vậy trong trường hợp khẩn cấp. Về số tuần tự, kết hợp rà phanh, lắng nghe tiếng động cơ/quan sát đồng hồ vòng tua máy. Trong trường hợp về số nhỏ rồi mà đường dốc quá, sẽ làm cho vòng tua máy rất cao, cần phải lưu ý nhìn đồng hồ đo vận tốc vòng tua máy. Không nên để vòng tua cao quá 3500rmp trong thời gian dài, sẽ làm dầu máy nóng, các chi tiết máy bị mài mòn nhiều hơn. Cần rà phanh để giảm tốc hơn nữa thì vòng tua máy sẽ giảm.
Khi đổ đèo cũng nên lợi dụng... điều hòa ôtô. Do điều hòa lấy một phần sức kéo của động cơ nên khi đổ dốc bật điều hòa để điều hòa cùng với động cơ giúp ta hãm xe. Leo dốc thì làm ngược lại, tắt điều hòa đi máy sẽ khỏe hơn. Một điều nho nhỏ nữa là dù không cần đến ga khi đổ đèo nhưng vẫn nên để chân lên chân ga, đặt hờ lên, không ga nhưng để đó thì đưa chân đạp phanh sẽ chuẩn và nhanh, không nên đặt chân lên sàn xe, biết đâu lúc cần phanh gấp lại đạp nhầm! :-D
Chúc các bạn lái xe an toàn!
Khi đi đường bằng phẳng, phanh chân là đủ hiệu quả, nhưng khi đi đường đèo dốc, bắt buộc phải dùng động cơ để hãm xe. Nếu chỉ dùng phanh, chẳng mấy chốc mà cháy hết má phanh. Hoặc rủi trong tình huống mất phanh, chỉ còn cách phanh bằng số thôi. Bạn hỏi hãm xe bằng số có hại không? Tôi nghĩ là không hại nếu thao tác hợp lý. Mỗi người có kỹ thuật đi xe và quan điểm khác nhau, tôi xin chia sẻ cách tôi vẫn đổ đèo. Để xe được bền, với xe số sàn, tài xế cần đi số hợp lý với giải vận tốc thiết kế tối ưu cho mỗi mức số. Lên số hay về số cần đồng tốc với tốc độ hiện tại của xe cũng như vòng tua máy.
Làm tốt thì hộp số, ly hợp, máy móc không bị sốc, bền. Vận tốc nào đi số đó, lên dốc số nào thì xuống dốc số đó. Tôi đổ đèo gần như chẳng dùng phanh mấy, cứ để máy kéo xe lại. Dải vận tốc khi đổ đèo mà tôi hay đi:
- Khi đổ đèo có độ dốc vừa phải, đường không quanh co, thoáng, tầm nhìn tốt đi số 5, giữ vận tốc từ 50-60km/h
- Khi đổ đèo có độ dốc vừa phải, đường không quanh co về số 4, giữ vận tốc từ 40-50km/h - Đi số 3, giữ vận tốc từ 20-40km/h khi vào cua tay áo - Đi số 2, giữ vận tốc từ 10-20km/h khi gặp chỗ có độ dốc lớn - Về số 1, giữ vận tốc nhỏ hơn 10km/h khi gặp chỗ có độ dốc rất lớn, cua gắt, tuy nhiên hiếm khi phải dùng số 1.
Giả sử bạn đang đổ dốc bằng số 5 với tốc độ 50km/h, không ga, côn bám hết thì máy sẽ tự kéo xe lại mà không cần phải phanh. Sau một lúc khi thấy xe chạy hơi nhanh lên đến 60km/h thì rà phanh chút xíu để kìm lại cho về 50km/h, rồi lại thả phanh cho xe trôi tiếp, cứ giữ như vậy. Trong trường hợp độ dốc tăng, xe tăng tốc nhanh quá, chỉ sau một thời gian ngắn lại lên đến 60km/h, thì rà phanh mạnh hơn giảm xuống 40km/h, rồi về số 4. Kết hợp lúc rà phanh, hơi vù ga một chút rồi về số 4 thật nhanh, chân côn nhả từ từ thì xe không bị giật, sang số êm ái, không hại cơ cấu truyền động. Tương tự như vậy với các số thấp hơn, tuyệt đối tránh về số không đồng tốc.
Đang thả dốc 50km/h mà về số 2 hoặc số 1 thì không cơ cấu nào chịu nổi, chỉ chấp nhận làm vậy trong trường hợp khẩn cấp. Về số tuần tự, kết hợp rà phanh, lắng nghe tiếng động cơ/quan sát đồng hồ vòng tua máy. Trong trường hợp về số nhỏ rồi mà đường dốc quá, sẽ làm cho vòng tua máy rất cao, cần phải lưu ý nhìn đồng hồ đo vận tốc vòng tua máy. Không nên để vòng tua cao quá 3500rmp trong thời gian dài, sẽ làm dầu máy nóng, các chi tiết máy bị mài mòn nhiều hơn. Cần rà phanh để giảm tốc hơn nữa thì vòng tua máy sẽ giảm.
Khi đổ đèo cũng nên lợi dụng... điều hòa ôtô. Do điều hòa lấy một phần sức kéo của động cơ nên khi đổ dốc bật điều hòa để điều hòa cùng với động cơ giúp ta hãm xe. Leo dốc thì làm ngược lại, tắt điều hòa đi máy sẽ khỏe hơn. Một điều nho nhỏ nữa là dù không cần đến ga khi đổ đèo nhưng vẫn nên để chân lên chân ga, đặt hờ lên, không ga nhưng để đó thì đưa chân đạp phanh sẽ chuẩn và nhanh, không nên đặt chân lên sàn xe, biết đâu lúc cần phanh gấp lại đạp nhầm! :-D
Chúc các bạn lái xe an toàn!
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ô tô, xe máy, xe đạp
Rao vặt Siêu Vip