Câu hỏi

21/05/2013 07:58
Hậu bối xin ý kiến tiền bối về giá đấu thầu Bảo Việt
Kính chào các vị tiền bối.
Hậu bối mới vào nhưng thật bấy ngờ và lý thú khi tìm thấy site này. Các kiến thức được cung cấp phần nào đã giúp em trong kinh doanh CK, tuy một số bài em không được phân quyền.
Hậu bối xin được hỏi ý kiến các vị tiền bối, vừa rồi IPO của PVFCCo Đạm Phú Mỹ giá đấu bình quân có 54.400 đồng/CP thì liệu tới đây (31/5/2007) IPO của Bảo Việt giá đấu bình quân sẽ có khả năng là bao nhiêu? Xin được chỉ giáo.
Cung kính!
tuyet_nhi
21/05/2013 07:58
Hậu bối mới vào nhưng thật bấy ngờ và lý thú khi tìm thấy site này. Các kiến thức được cung cấp phần nào đã giúp em trong kinh doanh CK, tuy một số bài em không được phân quyền.
Hậu bối xin được hỏi ý kiến các vị tiền bối, vừa rồi IPO của PVFCCo Đạm Phú Mỹ giá đấu bình quân có 54.400 đồng/CP thì liệu tới đây (31/5/2007) IPO của Bảo Việt giá đấu bình quân sẽ có khả năng là bao nhiêu? Xin được chỉ giáo.
Cung kính!
Danh sách câu trả lời (1)

http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=89868&CatId=25
Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) đã dời ngày dự kiến phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) từ 17/5 sang 31/5/2007 . Ngày 31/5 cũng là thời hạn cuối cùng Chính phủ yêu cầu Bảo Việt IPO. Một trong những nguyên nhân trì hoãn ngày phát hành cổ phiếu là Bảo Việt, cơ quan chủ quản (Bộ Tài chính) và đơn vị tư vấn Credit Suisse (Thụy Sỹ) đang cân nhắc giá khởi điểm đấu giá.
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn dưới 5%
Thống lĩnh là từ thường được dùng để miêu tả vị trí của Bảo Việt trên thị trường bảo hiểm hiện nay. Suốt nhiều năm kể từ khi Nhà nước xóa độc quyền bảo hiểm (1993), Bảo Việt vẫn giữ vị trí hàng đầu về bảo hiểm phi nhân thọ với thị phần 38,7% (số liệu 2005) và thứ hai về bảo hiểm nhân thọ (sau Prudential năm 2006, thị phần 36,5% so với 41,6% của Prudential - chỉ tính phí bảo hiểm). Hiện tại tổng công ty có 80 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ và 40 sản phẩm nhân thọ với hệ thống mạng lưới 126 chi nhánh và 400 phòng giao dịch. Bảo Việt đang quản lý 48.000 đại lý và hơn 20 triệu hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, 3,2 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn hiệu lực. Đó là con số mà nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác, kể cả những công ty 100% vốn nước ngoài, mơ ước.
Tuy nhiên Bảo Việt đang phải đối đầu với cuộc cạnh tranh ngày một khốc liệt trong lĩnh vực bảo hiểm. Để giành giật khách hàng, các công ty bảo hiểm đã không ngừng tăng phí hoa hồng cho đại lý, cho người môi giới, giảm phí bảo hiểm đến mức thấp nhất có thể. Bảo Việt càng khó khăn hơn khi là một doanh nghiệp nhà nước, phải tuân thủ cơ chế quốc doanh, không thể phá rào tăng mạnh mức hoa hồng như một số đơn vị cùng ngành. Mặt khác, thị trường bảo hiểm Việt Nam còn nhiều tiềm năng [phí bảo hiểm trên đầu người mới chỉ ở mức 6,1 đô la Mỹ/người (nhân thọ) và 4,1 đô la Mỹ/người (phi nhân thọ), mức thấp thứ tư kể từ dưới lên trong bảng khảo sát 88 quốc gia được Công ty Swiss Reinsurance Company tiến hành], nhưng do cạnh tranh thiếu lành mạnh đã phát triển không đồng đều và hạn chế đáng kể hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Mặc dù vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng về doanh thu, nhưng lợi nhuận sau thuế của Bảo Việt (và của cả ngành bảo hiểm nói chung) không thật sự ấn tượng so với các mảng dịch vụ tài chính khác như ngân hàng, chứng khoán. Năm 2006 với số vốn điều lệ được xác định là 6.800 tỉ đồng khi cổ phần hóa, lợi nhuận sau thuế (chưa kiểm toán) đạt 318 tỉ đồng, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn của Bảo Việt dưới 5% (xem bảng).
Cũng cần phải nói thêm là Bảo Việt và các công ty bảo hiểm nội địa khác vẫn đang được Nhà nước bảo hộ khá mạnh. Những nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc được đánh giá là màu mỡ như bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm xe cơ giới... vẫn chỉ có các doanh nghiệp nội địa được phép khai thác. Hơn nữa, ngay cả những nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ bình thường khác, các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được tiếp xúc với khách hàng là công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty tư nhân. Doanh nghiệp nhà nước là khách hàng bị loại trừ đối với họ. Song sự bảo hộ này không thể kéo dài mãi khi Việt Nam đã là thành viên WTO.
Ngoài cạnh tranh, có hai lý do giải thích hiệu quả kinh doanh của ngành bảo hiểm chưa cao. Thứ nhất là tiềm lực tài chính của các công ty bảo hiểm trong nước chưa đủ mạnh để đền bù trong trường hợp xảy ra rủi ro. Những hợp đồng bảo hiểm giá trị lớn (xây dựng, dầu khí, hàng không...) vì thế, đều phải tái bảo hiểm cho nước ngoài. Thành ra doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam chỉ thu được một khoản phí tương đối thấp ở giữa. Thứ hai doanh nghiệp Việt Nam nói chung chưa có thói quen mua bảo hiểm. Với nhiều đơn vị, bảo hiểm vẫn là một thứ phí xa xỉ làm đội giá thành sản phẩm!!! Thí dụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiệp trong nước mua theo giá CIF và bán theo giá FOB, phí bảo hiểm do nhà xuất khẩu (trong trường hợp Việt Nam mua) và nhà nhập khẩu (trong trường hợp Việt Nam bán) trả. Những nhà xuất, nhập khẩu nước ngoài không mua (hoặc rất hiếm khi mua) bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm Việt Nam . Điều này lý giải vì sao kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, nhưng phí bảo hiểm xuất nhập khẩu của ngay đơn vị đứng đầu ngành là Bảo Việt tăng chậm và không tương xứng.
Tăng cường đầu tư
Những năm vừa qua, Bảo Việt đã đa dạng hóa hoạt động. Trong số này phải kể đến sự thành lập và kinh doanh thành công của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), Công ty Quản lý quỹ Bảo Việt (BVFMC). BVSC hiện đang dẫn đầu thị trường chứng khoán về nghiệp vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành. BVFMC đang quản lý quỹ đầu tư 1 với số vốn ban đầu 500 tỉ đồng (chuẩn bị tăng lên 800 tỉ đồng) và sắp thành lập quỹ đầu tư 2 (giá trị thị trường các khoản mục đầu tư của quỹ 1 cuối năm 2006 là 867,5 tỉ đồng). Bản thân Bảo Việt đã đầu tư vào nhiều doanh nghiệp ngay từ trước khi thị trường chứng khoán ra đời. Hiện danh mục đầu tư của tổng công ty khá hấp dẫn: Công ty Bảo hiểm Bảo Long (Bảo Việt đầu tư 45,6 tỉ đồng); Công ty cổ phần Giải trí Hà Nội (18,3 tỉ đồng); Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng (9,2 tỉ đồng); Ngân hàng Hàng Hải (10,5 tỉ đồng); Công ty Xây dựng & Đầu tư Long Việt (14 tỉ đồng); khách sạn Sài Gòn - Hạ Long (10 tỉ đồng); Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển quốc tế (27 tỉ đồng); Vinare (41,2 tỉ đồng)... Toàn bộ danh mục đầu tư trên được chuyển cho BVFMC quản lý và hiện tổng giá trị thị trường của các khoản đầu tư lên tới 14.000 tỉ đồng. Đây là danh mục đầu tư lớn nhất được một công ty quản lý quỹ trong nước quản lý.
Sau cổ phần hóa, Bảo Việt sẽ tập trung vào những lĩnh vực mới như đào tạo, chăm sóc sức khỏe, ngân hàng, bất động sản, cho thuê tài chính, khách sạn. Đề án thành lập ngân hàng Bảo Việt sẽ được chính thức trình Ngân hàng Nhà nước. Việc chuẩn bị thành lập Bảo Việt Real Estate, Bảo Việt Leasing, Bảo Việt Resort cũng sắp hoàn tất. Một cơ chế hoạt động mới sau cổ phần hóa hứa hẹn năng động và linh hoạt hơn, cùng với việc mở rộng đầu tư, tăng cường dịch vụ tài chính sẽ tạo điều kiện cho tổng công ty gia tăng lợi nhuận hàng năm thời kỳ 2007 - 2010.
Việc IPO Bảo Việt sẽ có tác động rất lớn đến thị trường và giá đấu giá bình quân của nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cổ phiếu các doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn Hà Nội như Bảo Minh, Vinare; các công ty bảo hiểm trên thị trường tự do như Bảo hiểm Dầu khí, Viễn Đông, Bảo Long, PJICO... Cổ phiếu Bảo Việt giá bao nhiêu? Lời giải cho câu hỏi này phụ thuộc khá lớn vào danh sách các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của tổng công ty. Cho đến nay danh sách này vẫn chưa khép lại!
Bảo Việt đang quản lý 48.000 đại lý và hơn 20 triệu hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, 3,2 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn hiệu lực. Đó là con số mà nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác, kể cả những công ty 100% vốn nước ngoài, mơ ước.
Số liệu Bảo Việt 2003 - 2006
Chỉ tiêu/năm
2003
2004
2005
2006
Doanh thu
4.538
5.554
5.846
6.104
Tổng chi phí
4.349
5.317
5.440
5.697
Tổng lợi nhuận trước thuế
188
237
406
407
Tổng lợi nhuận sau thuế
134
181
312
318
Tổng tài sản
9.008
11.601
13.725
15.350
Đơn vị tính: tỉ đồng (số liệu 2006 chưa kiểm toán, các năm trước đó đã kiểm toán)
Nguồn: Bảo Việt
Số liệu dự báo của Bảo Việt 2007 - 2010
Chỉ tiêu/năm
2007
2008
2009
2010
Tổng doanh thu
7.352
7.936
8.535
9.255
Lợi nhuận trước thuế
854
1.072
1.279
1.631
Lợi nhuận sau thuế
615
771
921
1.174
Tổng tài sản
25.012
26.302
28.900
32.105
Đơn vị tính: tỉ đồng; Nguồn: Bảo Việt
Cơ cấu vốn Bảo Việt sau cổ phần hóa
Vốn điều lệ
6.800 tỉ đồng
Nhà nước
65,34%
Cán bộ công nhân viên
0,7%
Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài
18%
Nhà đầu tư chiến lược trong nước
7,22%
Đấu giá ra công chúng
8,74% (trong số này nước ngoài được mua 2%)
http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=07&id=88a8f464113e87
Kế hoạch bán đấu giá 59.440.000 cổ phần (tương đương 8,74% vốn điều lệ) lần đầu ra công chúng (IPO) của Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) sẽ chính thức được thực hiện vào 8h30’ ngày 31/5 tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, thay vì ngày 17/5 như dự kiến trước đây.
Ngay sau đợt đấu giá này, Bảo Việt đã hoàn thành quá trình cổ phần hóa để thực sự trở thành một Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt. Theo thông báo, mức giá khởi điểm được xác định là 30.500 đồng/cổ phần.
13 công ty chứng khoán được chấp thuận là đại lý đấu giá cho đợt bán này của Bảo Việt bao gồm Công ty Chứng khoán Bảo Việt, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam, Công ty Chứng khoán quốc tế Việt Nam, Công ty Chứng khoán Tràng An, Công ty Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương, Công ty Chứng khoán Kim Long, Công ty Chứng khoán Quốc gia, Công ty Chứng khoán Seabank, Công ty Chứng khoán Tân Việt, Công ty Chứng khoán Việt Nam và Công ty Chứng khoán Hải Phòng.
Như vậy, kể từ ngày 11/5 đến ngày 24/5, các nhà đầu tư có thể đến đăng ký và nộp tiền đặt cọc 10% tại 13 đại lý đấu giá nói trên. Thời gian nộp phiếu tham dự đấu giá là chậm nhất 16h ngày 29/5 tại các đại lý đấu giá. Bảo Việt cũng sẽ tổ chức hai buổi giới thiệu về đợt phát hành này tại Hà Nội (ngày 17/5) và tại Tp.HCM (ngày 19/5).
Theo phương án cổ phần hóa Bảo Việt đã được phê duyệt, Công ty cổ phần có tên là Tập đoàn Bảo Việt với vốn điều lệ 6.800 tỷ đồng, tương ứng với 680 triệu cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng. Trong đó: Nhà nước nắm giữ 444.300.000 cổ phần (bằng 65,34% vốn điều lệ). Người lao động trong doanh nghiệp được mua ưu đãi 4,76 triệu cổ phần (bằng 0,70% vốn điều lệ). Nhà đầu tư chiến lược trong nước chiếm 49,1 triệu cổ phần (bằng 7,22% vốn điều lệ). Các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài 122,4 triệu cổ phần (bằng 18% vốn điều lệ).
Khi bán đấu giá công khai, nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua với tổng khối lượng 13,6 triệu cổ phần (bằng 2% vốn điều lệ). Các tổ chức trong nước được đăng ký mua tối đa khi đấu giá cổ phần 3,4 triệu cổ phần (bằng 0,5% vốn điều lệ), các cá nhân là 340 nghìn cổ phần (bằng 0,05% vốn điều lệ).
Đặc biệt, các pháp nhân là các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam (bao gồm cả các công ty thành viên và các quỹ đầu tư thuộc các doanh nghiệp đó) cũng như các pháp nhân là công ty thành viên thuộc Tập đoàn Bảo Việt đều không được tham gia mua cổ phần lần đầu.
Bảo Việt chuyên kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, đầu tư tài chính, dịch vụ tài chính khác. Các nhà đầu tư là tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân trong, ngoài nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ đều có đủ điều kiện tham gia đấu giá.
Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) đã dời ngày dự kiến phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) từ 17/5 sang 31/5/2007 . Ngày 31/5 cũng là thời hạn cuối cùng Chính phủ yêu cầu Bảo Việt IPO. Một trong những nguyên nhân trì hoãn ngày phát hành cổ phiếu là Bảo Việt, cơ quan chủ quản (Bộ Tài chính) và đơn vị tư vấn Credit Suisse (Thụy Sỹ) đang cân nhắc giá khởi điểm đấu giá.
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn dưới 5%
Thống lĩnh là từ thường được dùng để miêu tả vị trí của Bảo Việt trên thị trường bảo hiểm hiện nay. Suốt nhiều năm kể từ khi Nhà nước xóa độc quyền bảo hiểm (1993), Bảo Việt vẫn giữ vị trí hàng đầu về bảo hiểm phi nhân thọ với thị phần 38,7% (số liệu 2005) và thứ hai về bảo hiểm nhân thọ (sau Prudential năm 2006, thị phần 36,5% so với 41,6% của Prudential - chỉ tính phí bảo hiểm). Hiện tại tổng công ty có 80 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ và 40 sản phẩm nhân thọ với hệ thống mạng lưới 126 chi nhánh và 400 phòng giao dịch. Bảo Việt đang quản lý 48.000 đại lý và hơn 20 triệu hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, 3,2 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn hiệu lực. Đó là con số mà nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác, kể cả những công ty 100% vốn nước ngoài, mơ ước.
Tuy nhiên Bảo Việt đang phải đối đầu với cuộc cạnh tranh ngày một khốc liệt trong lĩnh vực bảo hiểm. Để giành giật khách hàng, các công ty bảo hiểm đã không ngừng tăng phí hoa hồng cho đại lý, cho người môi giới, giảm phí bảo hiểm đến mức thấp nhất có thể. Bảo Việt càng khó khăn hơn khi là một doanh nghiệp nhà nước, phải tuân thủ cơ chế quốc doanh, không thể phá rào tăng mạnh mức hoa hồng như một số đơn vị cùng ngành. Mặt khác, thị trường bảo hiểm Việt Nam còn nhiều tiềm năng [phí bảo hiểm trên đầu người mới chỉ ở mức 6,1 đô la Mỹ/người (nhân thọ) và 4,1 đô la Mỹ/người (phi nhân thọ), mức thấp thứ tư kể từ dưới lên trong bảng khảo sát 88 quốc gia được Công ty Swiss Reinsurance Company tiến hành], nhưng do cạnh tranh thiếu lành mạnh đã phát triển không đồng đều và hạn chế đáng kể hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Mặc dù vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng về doanh thu, nhưng lợi nhuận sau thuế của Bảo Việt (và của cả ngành bảo hiểm nói chung) không thật sự ấn tượng so với các mảng dịch vụ tài chính khác như ngân hàng, chứng khoán. Năm 2006 với số vốn điều lệ được xác định là 6.800 tỉ đồng khi cổ phần hóa, lợi nhuận sau thuế (chưa kiểm toán) đạt 318 tỉ đồng, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn của Bảo Việt dưới 5% (xem bảng).
Cũng cần phải nói thêm là Bảo Việt và các công ty bảo hiểm nội địa khác vẫn đang được Nhà nước bảo hộ khá mạnh. Những nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc được đánh giá là màu mỡ như bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm xe cơ giới... vẫn chỉ có các doanh nghiệp nội địa được phép khai thác. Hơn nữa, ngay cả những nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ bình thường khác, các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được tiếp xúc với khách hàng là công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty tư nhân. Doanh nghiệp nhà nước là khách hàng bị loại trừ đối với họ. Song sự bảo hộ này không thể kéo dài mãi khi Việt Nam đã là thành viên WTO.
Ngoài cạnh tranh, có hai lý do giải thích hiệu quả kinh doanh của ngành bảo hiểm chưa cao. Thứ nhất là tiềm lực tài chính của các công ty bảo hiểm trong nước chưa đủ mạnh để đền bù trong trường hợp xảy ra rủi ro. Những hợp đồng bảo hiểm giá trị lớn (xây dựng, dầu khí, hàng không...) vì thế, đều phải tái bảo hiểm cho nước ngoài. Thành ra doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam chỉ thu được một khoản phí tương đối thấp ở giữa. Thứ hai doanh nghiệp Việt Nam nói chung chưa có thói quen mua bảo hiểm. Với nhiều đơn vị, bảo hiểm vẫn là một thứ phí xa xỉ làm đội giá thành sản phẩm!!! Thí dụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiệp trong nước mua theo giá CIF và bán theo giá FOB, phí bảo hiểm do nhà xuất khẩu (trong trường hợp Việt Nam mua) và nhà nhập khẩu (trong trường hợp Việt Nam bán) trả. Những nhà xuất, nhập khẩu nước ngoài không mua (hoặc rất hiếm khi mua) bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm Việt Nam . Điều này lý giải vì sao kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, nhưng phí bảo hiểm xuất nhập khẩu của ngay đơn vị đứng đầu ngành là Bảo Việt tăng chậm và không tương xứng.
Tăng cường đầu tư
Những năm vừa qua, Bảo Việt đã đa dạng hóa hoạt động. Trong số này phải kể đến sự thành lập và kinh doanh thành công của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), Công ty Quản lý quỹ Bảo Việt (BVFMC). BVSC hiện đang dẫn đầu thị trường chứng khoán về nghiệp vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành. BVFMC đang quản lý quỹ đầu tư 1 với số vốn ban đầu 500 tỉ đồng (chuẩn bị tăng lên 800 tỉ đồng) và sắp thành lập quỹ đầu tư 2 (giá trị thị trường các khoản mục đầu tư của quỹ 1 cuối năm 2006 là 867,5 tỉ đồng). Bản thân Bảo Việt đã đầu tư vào nhiều doanh nghiệp ngay từ trước khi thị trường chứng khoán ra đời. Hiện danh mục đầu tư của tổng công ty khá hấp dẫn: Công ty Bảo hiểm Bảo Long (Bảo Việt đầu tư 45,6 tỉ đồng); Công ty cổ phần Giải trí Hà Nội (18,3 tỉ đồng); Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng (9,2 tỉ đồng); Ngân hàng Hàng Hải (10,5 tỉ đồng); Công ty Xây dựng & Đầu tư Long Việt (14 tỉ đồng); khách sạn Sài Gòn - Hạ Long (10 tỉ đồng); Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển quốc tế (27 tỉ đồng); Vinare (41,2 tỉ đồng)... Toàn bộ danh mục đầu tư trên được chuyển cho BVFMC quản lý và hiện tổng giá trị thị trường của các khoản đầu tư lên tới 14.000 tỉ đồng. Đây là danh mục đầu tư lớn nhất được một công ty quản lý quỹ trong nước quản lý.
Sau cổ phần hóa, Bảo Việt sẽ tập trung vào những lĩnh vực mới như đào tạo, chăm sóc sức khỏe, ngân hàng, bất động sản, cho thuê tài chính, khách sạn. Đề án thành lập ngân hàng Bảo Việt sẽ được chính thức trình Ngân hàng Nhà nước. Việc chuẩn bị thành lập Bảo Việt Real Estate, Bảo Việt Leasing, Bảo Việt Resort cũng sắp hoàn tất. Một cơ chế hoạt động mới sau cổ phần hóa hứa hẹn năng động và linh hoạt hơn, cùng với việc mở rộng đầu tư, tăng cường dịch vụ tài chính sẽ tạo điều kiện cho tổng công ty gia tăng lợi nhuận hàng năm thời kỳ 2007 - 2010.
Việc IPO Bảo Việt sẽ có tác động rất lớn đến thị trường và giá đấu giá bình quân của nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cổ phiếu các doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn Hà Nội như Bảo Minh, Vinare; các công ty bảo hiểm trên thị trường tự do như Bảo hiểm Dầu khí, Viễn Đông, Bảo Long, PJICO... Cổ phiếu Bảo Việt giá bao nhiêu? Lời giải cho câu hỏi này phụ thuộc khá lớn vào danh sách các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của tổng công ty. Cho đến nay danh sách này vẫn chưa khép lại!
Bảo Việt đang quản lý 48.000 đại lý và hơn 20 triệu hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, 3,2 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn hiệu lực. Đó là con số mà nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác, kể cả những công ty 100% vốn nước ngoài, mơ ước.
Số liệu Bảo Việt 2003 - 2006
Chỉ tiêu/năm
2003
2004
2005
2006
Doanh thu
4.538
5.554
5.846
6.104
Tổng chi phí
4.349
5.317
5.440
5.697
Tổng lợi nhuận trước thuế
188
237
406
407
Tổng lợi nhuận sau thuế
134
181
312
318
Tổng tài sản
9.008
11.601
13.725
15.350
Đơn vị tính: tỉ đồng (số liệu 2006 chưa kiểm toán, các năm trước đó đã kiểm toán)
Nguồn: Bảo Việt
Số liệu dự báo của Bảo Việt 2007 - 2010
Chỉ tiêu/năm
2007
2008
2009
2010
Tổng doanh thu
7.352
7.936
8.535
9.255
Lợi nhuận trước thuế
854
1.072
1.279
1.631
Lợi nhuận sau thuế
615
771
921
1.174
Tổng tài sản
25.012
26.302
28.900
32.105
Đơn vị tính: tỉ đồng; Nguồn: Bảo Việt
Cơ cấu vốn Bảo Việt sau cổ phần hóa
Vốn điều lệ
6.800 tỉ đồng
Nhà nước
65,34%
Cán bộ công nhân viên
0,7%
Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài
18%
Nhà đầu tư chiến lược trong nước
7,22%
Đấu giá ra công chúng
8,74% (trong số này nước ngoài được mua 2%)
http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=07&id=88a8f464113e87
Kế hoạch bán đấu giá 59.440.000 cổ phần (tương đương 8,74% vốn điều lệ) lần đầu ra công chúng (IPO) của Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) sẽ chính thức được thực hiện vào 8h30’ ngày 31/5 tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, thay vì ngày 17/5 như dự kiến trước đây.
Ngay sau đợt đấu giá này, Bảo Việt đã hoàn thành quá trình cổ phần hóa để thực sự trở thành một Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt. Theo thông báo, mức giá khởi điểm được xác định là 30.500 đồng/cổ phần.
13 công ty chứng khoán được chấp thuận là đại lý đấu giá cho đợt bán này của Bảo Việt bao gồm Công ty Chứng khoán Bảo Việt, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam, Công ty Chứng khoán quốc tế Việt Nam, Công ty Chứng khoán Tràng An, Công ty Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương, Công ty Chứng khoán Kim Long, Công ty Chứng khoán Quốc gia, Công ty Chứng khoán Seabank, Công ty Chứng khoán Tân Việt, Công ty Chứng khoán Việt Nam và Công ty Chứng khoán Hải Phòng.
Như vậy, kể từ ngày 11/5 đến ngày 24/5, các nhà đầu tư có thể đến đăng ký và nộp tiền đặt cọc 10% tại 13 đại lý đấu giá nói trên. Thời gian nộp phiếu tham dự đấu giá là chậm nhất 16h ngày 29/5 tại các đại lý đấu giá. Bảo Việt cũng sẽ tổ chức hai buổi giới thiệu về đợt phát hành này tại Hà Nội (ngày 17/5) và tại Tp.HCM (ngày 19/5).
Theo phương án cổ phần hóa Bảo Việt đã được phê duyệt, Công ty cổ phần có tên là Tập đoàn Bảo Việt với vốn điều lệ 6.800 tỷ đồng, tương ứng với 680 triệu cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng. Trong đó: Nhà nước nắm giữ 444.300.000 cổ phần (bằng 65,34% vốn điều lệ). Người lao động trong doanh nghiệp được mua ưu đãi 4,76 triệu cổ phần (bằng 0,70% vốn điều lệ). Nhà đầu tư chiến lược trong nước chiếm 49,1 triệu cổ phần (bằng 7,22% vốn điều lệ). Các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài 122,4 triệu cổ phần (bằng 18% vốn điều lệ).
Khi bán đấu giá công khai, nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua với tổng khối lượng 13,6 triệu cổ phần (bằng 2% vốn điều lệ). Các tổ chức trong nước được đăng ký mua tối đa khi đấu giá cổ phần 3,4 triệu cổ phần (bằng 0,5% vốn điều lệ), các cá nhân là 340 nghìn cổ phần (bằng 0,05% vốn điều lệ).
Đặc biệt, các pháp nhân là các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam (bao gồm cả các công ty thành viên và các quỹ đầu tư thuộc các doanh nghiệp đó) cũng như các pháp nhân là công ty thành viên thuộc Tập đoàn Bảo Việt đều không được tham gia mua cổ phần lần đầu.
Bảo Việt chuyên kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, đầu tư tài chính, dịch vụ tài chính khác. Các nhà đầu tư là tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân trong, ngoài nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ đều có đủ điều kiện tham gia đấu giá.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip