Câu hỏi

21/05/2013 07:57
So sánh giữa headhunter và HR
Có một lần tôi đi phỏng vấn vào một vị trí headhunter khi đang làm HR. Tôi nhận được một câu hỏi: 10 người làm headhunter thì 9 người thành công khi làm HR nhưng 10 người làm HR thì 9 người không thành công khi làm headhunter.
Tôi đã phản đối quan điểm này, theo các bạn thì sao?
thanhdang
21/05/2013 07:57
Tôi đã phản đối quan điểm này, theo các bạn thì sao?
Danh sách câu trả lời (1)

Điều này đúng mà chưa đúng, quan trọng là cách tiếp cận của mỗi người mà thôi. Headhunter đòi hỏi kỹ năng cao hơn, mối quan hệ phải rộng rãi hơn và đặc biệt kỹ năng thuyết phục phải đạt từ 9/10 điểm trở lên.
Khác biệt chủ yếu của headhunter với HR là:
Headhunter được xem như một chuyên gia trung gian theo đơn đặt hàng của một công ty đi "dụ" người của công ty đối thủ trực tiếp về làm cho công ty đặt hàng (thường là các quản lý cấp cao như CEO, giám đốc Marketing...)
Ví dụ: Hãng Pepsi có thể nhờ headhunter "săn" giám đốc Marketing của Cocacola về làm cho Pepsi chẳng hạn. Người được mời trong giai đoạn đàm phán tạm thời chưa biết là sẽ làm cho ai (điều này đòi hỏi uy tín và hình ảnh của headhunter khi giao dịch với người được mời), tất nhiên bổng lộc sẽ cao hơn công ty hiện tại và công ty tương lai cũng sẵn sàng trả tiền bồi thường thiệt hại do hủy hợp đồng trước thời hạn cho người được mời để qua làm cho họ.
Còn HR được xem như là một trung tâm giao dịch giữa cung và cầu về lao động của người lao động và nhà tuyển dụng (rõ ràng mức độ thấp hơn)
Đó là điểm khác biệt lớn nhất giữa headhunter và HR, bên cạnh đó còn nhiều điểm khác nữa...
Khác biệt chủ yếu của headhunter với HR là:
Headhunter được xem như một chuyên gia trung gian theo đơn đặt hàng của một công ty đi "dụ" người của công ty đối thủ trực tiếp về làm cho công ty đặt hàng (thường là các quản lý cấp cao như CEO, giám đốc Marketing...)
Ví dụ: Hãng Pepsi có thể nhờ headhunter "săn" giám đốc Marketing của Cocacola về làm cho Pepsi chẳng hạn. Người được mời trong giai đoạn đàm phán tạm thời chưa biết là sẽ làm cho ai (điều này đòi hỏi uy tín và hình ảnh của headhunter khi giao dịch với người được mời), tất nhiên bổng lộc sẽ cao hơn công ty hiện tại và công ty tương lai cũng sẵn sàng trả tiền bồi thường thiệt hại do hủy hợp đồng trước thời hạn cho người được mời để qua làm cho họ.
Còn HR được xem như là một trung tâm giao dịch giữa cung và cầu về lao động của người lao động và nhà tuyển dụng (rõ ràng mức độ thấp hơn)
Đó là điểm khác biệt lớn nhất giữa headhunter và HR, bên cạnh đó còn nhiều điểm khác nữa...
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip