
Hiện tượng kinh nguyệt không đều
Em năm nay 24 tuổi đã có gia đình. Thông thường chu kỳ kinh nguyệt của em rơi vào ngày 23 AL hàng tháng. Vào ngày 23/4 AL em vẫn có như bình thường nhưng lần này chu kỳ kinh nguyệt của em kéo dài đén ngày 14/5 AL mới hết.
Vào ngày 04/6 em có kinh lại và ngày 13/6 em có quan hệ với chồng mình nhưng đến ngày 17/6AL em lại bị ra máu nhưng lượng máu ra ít hơn chu kỳ mọi tháng một chút.
Xin hỏi không biết liệu em có bị bệnh gì không, vợ chồng em đang muốn có con liệu có ảnh hưởng gì không?
Mong mọi người tư vấn giúp em

Hậu sản, Tiền sản và các chứng rối loạn khí huyết của phụ nữ
Tiền sản: Chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, trước khi mang thai hoặc không trong giai đoạn mang thai, thường mắc phải những rối loạn khí huyết như đau bụng kinh, rong kinh, kinh nguyệt không đều, không có kinh vv.. Đông y gọi chung là các chứng Tiền sản. Những trục trặc này nếu không được khắc phục kịp thời đôi khi trở nên những vấn đề lớn trong cuộc sống riêng tư và gia đình của người phụ nữ, như đau ốm mỗi khi đến kỳ, lo lắng và cả nguy cơ vô sinh vv.
Hậu sản: Phụ nữ thai kỳ và sau khi sinh lại cũng hay mắc phải các chứng bệnh hậu sản. Hậu sản (postpartum diseases), khác với tiền sản, chỉ một nhóm các chứng bệnh phụ nữ thường mắc phải sau khi sinh trong thời gian ở cữ (90-100 ngày, theo Đông y), hoặc 6 tuần (42 ngày, theo Tây y). Những đau ốm phát sinh từ những ngày này có thể kéo dài và gây ra những tác hại lớn đến sức khỏe sản phụ.
Đông y phân biệt các chứng hậu sản như:
- Hậu sản mòn: người gầy, xanh xao, kén ăn, mệt mỏi, khát nước nhiều, dung nhan tối;
- Hậu sản đuôi lươn: đầy bụng, sôi bụng, sốt về chiều, ăn không tiêu, có thể táo hoặc phân sống, người mệt mỏi, khó thở, cảm giác như có vật gì trong cổ khạc không ra, nuốt không trôi;
- Hậu sản phù thũng (postpartum swollen): nóng trong người, tiểu tiện rối loạn (lúc nhiều,lúc ít), sưng phù mặt và/hoặc chân tay, mí mắt mọng;
- Sản hao, sản bại, sản giật: Các triệu chứng trên có thể dần mất đi, nhưng người gầy dộc đi, hành kinh rối loạn, không tươi nhuận mất đi sức lực và khả năng sinh sản.
Nguồn gốc khởi phát:
- Sinh đẻ: người đẻ được ví như người “lột”, ngay khi đẻ thường thì sức lực, đề kháng cũng bị suy giảm, hư tổn. Thêm vào đó, sau sinh theo quan niệm dân gian, các “máu hôi, máu tanh” (nhau thai còn sót), có thể số ít, vẫn làm khởi phát các chứng ốm đau cho sản phụ (Tây y gọi là viêm). Các viêm nhiễm này thường ngày càng tồi tệ hơn trong môi trường ô nhiễm (tà khí). Ví dụ, ở nông thôn, phụ nữ sau sinh không được kiêng cữ, tiếp xúc với đồng ruộng, phân gio; sản phụ thành thị lại bị ảnh hưởng bởi nguồn nước, không khí ô nhiễm.
- Sẩy thai, nạo hút: Các cụ xưa có câu: “Một con sa bằng ba con đẻ - Một lần sẩy bằng bẩy lần đẻ”. Ngày nay, mặc dù chị em có ít lần sinh nở, nhưng hậu sản có thể khởi phát từ những lần sẩy thai, nạo hút… Những “cái sẩy, nảy cái ung" này thường làm cho cơ thể người phụ nữ bị suy nhược đột ngột, là cơ hội tốt cho các bệnh sản phát sinh. Thực tế, nhiều chị em phụ nữ đã hao mòn, suy sụp sau những lần sẩy thai,nạo hút. Phá thai nhiều lần còn có thể dẫn đến vô sinh.
- Sự ảnh hưởng của các nội tiết tố: tự thân người phụ nữ không phải trong kỳ sinh sản, không viêm nhiễm nhưng các nội tiết (khí huyết) nữ bị trì trệ dẫn đến các chứng rối loạn, như rong kinh, đau bụng kinh, vòng kinh không đều vv..
Cách chữa trị trong dân gian:
Trong những trường hợp như trên, sản phụ cần được phòng ngừa và điều trị ngay để phục hồi âm huyết, thông kinh, trị sót nhau thai, điều kinh, dưỡng huyết. Việc chữa trị hậu sản cũng cần chú trọng bồi bổ cơ thể cho người sản phụ.
Thuốc nam với nguồn gốc thuần Việt qua hàng trăm năm nghiên cứu, duy trì và phát triển đã luôn chứng tỏ ưu điểm vượt trội trong việc điều trị các chứng của người Việt Nam và nhất là các bệnh phụ nữ. Đúng như lời cụ Tuệ Tĩnh đã nói “Thuốc Việt Nam chữa được bệnh Người Việt Nam / “Nam dược trị Nam nhân”. Một số thang thuốc nam đã chứng tỏ hiệu quả tích cực trong phòng ngừa, chữa trị các chứng tiền sản, sản hậu, rối loạn khí huyết. Các đầu vị chữa hậu sản gồm có ích mẫu, đuôi hầm, nhân trần vv.. (“Nhân trần, Ích mẫu đi đâu - Để cho gái đẻ mất trâu vì mày?!”)
Để biết thêm thông tin hoặc có nhu cầu tư vấn và chữa trị về các chứng hậu sản, tiền sản, rối loạn khí huyết, bạn có thể liên hệ tới Bà Chinh (thuốc hậu sản gia truyền 5 đời ở Thôn Cẩm La, xã Tự Cường - huyện Tiên Lãng – TP Hải Phòng), điện thoại: 01627.631.961 / 0316 595 877.

1. Kinh nguyệt không đều do tăng hoặc giảm cân nhanh chóng: Mặc dù nhiều người vẫn cho rằng cơ thể quá nhẹ cân là một nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng kinh nguyệt không đều, nhưng béo phì cũng gây ra sự gián đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt.
2. Kinh nguyệt không đều do căng thẳng, nặng nề về cảm xúc: Sự căng thẳng sẽ có tác động rất nghiêm trọng về sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Vì vậy, nếu rơi vào trạng thái căng thẳng cảm xúc nghiêm trọng, chắc chắn chị em sẽ phải đối mặt với hậu quả là kinh nguyệt không đều.
3. Kinh nguyệt không đều rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn vô độ: Tâm lý ăn uống cũng có thể có ảnh hưởng đến sự đều đặn của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ loại rối loạn nào liên quan đến ăn uống, hãy loại bỏ ngay nếu muốn kinh nguyệt của mình đều đều hàng tháng.
4. Kinh nguyệt không đều do căng cơ trên toàn bộ cơ thể: Đây là lý do tại sao hầu hết vận động viên nữ thường gặp trường hợp vô kinh tạm thời.
5. Kinh nguyệt không đều do cho con bú: Rất nhiều bà mẹ khi cho con bú thường chưa có kinh nguyệt trở lại. Vì vậy, họ có thể có thể có chu kỳ kinh nguyệt không đều.
6. Kinh nguyệt không đều do uống quá nhiều rượu: Uống nhiều rượu cũng có thể làm nhiễu loạn quá trình trao đổi chất và trao đổi nội tiết tố của bạn. Kết quả là, chu kì của bạn hoặc là không đều hoặc là biến mất.
7. Kinh nguyệt không đều do một số bệnh phụ nữ: Một số bệnh như polyp cổ tử cung, u xơ tử cung và lạc nội mạc tử cung (triệu chứng lạc nội mạc tử cung) cũng dẫn đến kinh nguyệt không đều.
Trên đây là những chỉ là một vài lý do giải thích cho việc kinh nguyệt của chị em không đều. Vì vậy, nếu thấy thực sự lo ngại về trường hợp của mình, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ phụ khoa có kinh nghiệm để biết được gốc rễ của vấn đề.
Hãy luôn nhớ uống nhiều nước, chẳng hạn như đồ uống, nước ép trái cây tự nhiên, và các loại trà thảo dược. Các thức uống này cũng có thể giúp làm sạch và điều chỉnh hoặc làm giảm sự đau bụng bụng trong mỗi kì nguyệt san.