
Hỏi nguyên liệu và cách làm món lẩu thập cẩm ngon

Nguyên liệu và sơ chế
Cũng như bất kỳ món ăn nào khác, điều cần quan tâm trước tiên là phải chọn được nguyên liệu thật tươi ngon và vệ sinh.
Sau đó, với mỗi loại lẩu, các bà nội trợ phải lựa chọn những nguyên liệu khác nhau. Chẳng hạn: Lẩu hải sản cần có: cá, mực tươi, cà chua, dưa, chuối xanh, khế chua, rau cải, rau cần, hành tây, dấm... Còn nếu muốn làm lẩu thịt thập cẩm, bạn nên chọn mua: tim lợn, thịt bò, thịt gà, cà chua, bầu dục, giò sống, rau ngổ, hành tây, cần tỏi tây, rau mùi, rau thơm...
Muốn nấu nồi lẩu thập cẩm ngon, lại cần ít nhất các thứ như: tim bầu dục, thịt bò, mực, tôm to, lươn lọc bỏ xương, thịt gà, giò sống, rau ngổ, hành tây, cần tỏi tây, cà chua, xà lách.

Lẩu thường nhúng tái ăn ngay nên đa số các nguyên liệu cần được thái mỏng, to bản (cả thịt lợn, gà, bò...). Tuy nhiên, với cá cần thái dày một chút vì nếu mỏng quá miếng cá dễ nát, không ngon. Hay các nguyên liệu như tim, bầu dục cũng nên thái dày nhưng khía cạnh để khi ăn không bị khô xác.
Chế biến nước dùng và sử dụng gia vị khi nấu lẩu
Lẩu muốn ngon điều đầu tiên phải có nước dùng ngon.
Mỗi món lẩu cần loại nước dùng khác nhau: Lẩu thập cẩm chế nước từ xương lợn, bò, gà. Nước lẩu hải sản được nấu từ đầu, đuôi, xương cá, đầu đuôi tôm...
Quy tắc chung để đun nước dùng là cho xương vào đun sôi nhanh (nếu đun âm ỉ nước bị chua) đến 90 độ thì hạ bớt lửa cho sôi từ từ đến lúc sôi hẳn mới đun ở mức nhỏ nhất, làm sao để nước dùng trong, thơm và có vị ngọt tự nhiên.
Về gia vị cho vào nước dùng:
Nếu nấu lẩu thịt, thẩm cẩm: cần có gừng, sả, nấm hương khô, hành khô, sa tế, dầu hào.
Còn với lẩu hải sản, các bà nội trợ phải làm sao cho nồi nước dùng nổi được vị chua, cay, mặn ngọt. Có thể dùng me, tai chua, giấm, quả dứa... để tạo vị chua và ớt, sa tế, dầu hào, dầu vừng... tạo vị cay.
Nước lẩu đun xong, trước khi dùng nhúng các nguyên liệu để ăn cần phải được lọc trong, loại bỏ hết xương, các mẩu vụn gia vị.
Sử dụng gia vị khi ăn lẩu
Mỗi loại nguyên liệu thường ăn kèm với gia vị khác nhau. Chẳng hạn: Với lẩu thập cẩm: Thịt vịt ăn cùng xì dầu, tương có thể dùng cho thịt bò, đậu phụ, thịt dê, thịt bê... Tim cật chấm nước mắm nguyên chất ngon. Còn lẩu thập cẩm thì tôm, cá có thể chấm sốt mayone, tương ớt... Một số gia vị như bột canh muối ớt, mắm tỏi ớt có thể dùng cho nhiều loại nguyên liệu khác nhau.
Ăn lẩu cũng phải đúng cách
Lẩu xuất phát từ Trung Quốc, phía bắc gọi là Cù Lao (với nghĩa giữa là ống, xung quanh là nước và thức ăn, mọi người ngồi bao thành vòng tròn, quá trình ăn là quá trình làm chín món ăn).
Theo nguyên tắc, khi ăn lẩu mỗi người có một bộ dụng cụ riêng gồm bát, đũa, thìa, đồ để nhúng và ai muốn ăn gì có thể tự chọn, tự phục vụ và thưởng thức theo ý thích của mình (tái, chín hay chín nhừ...).
Món lẩu phù hợp nhất là ăn trong phòng lạnh, vào mùa đông, ở không gian yên tĩnh, ấm cúng để mọi người có thể cùng trò chuyện.
Muốn ăn lẩu ngon cần có rượu kèm theo. Mỗi loại lẩu hợp với một loại rượu: ví dụ vang trắng hợp khi ăn lẩu hải sản, vang đỏ khi ăn lẩu các loại thịt.

Lẩu Thập Cẩm
VẬT LIỆU
Phân lượng 1 lẩu cho 10 khẩu phần. Loại thực phẩm và số lượng cung cấp chỉ có tính cân đối, không nhất thiết phải có đủ, nếu khẩu vị các bạn thích loại thực phẩm nào nhiều thì cứ dùng thêm loại đó hoặc cho thêm vào những loại thực phẩm không có trong danh mục cũng được, riêng phần nước dùng tùy nhu cấu để nấu ít nhiều, với10 khẩu phần nấu khoảng 4 lít là vừa.
- Để làm nước dùng: 300gr xương heo hầm với 3 lít nước + 50 gr hành tây + 1 muỗng cà phê muối, còn lại 2,5 lít, lược bỏ xác hành, xương... đây là phân luợng cho nước dùng ngọt vừa phải. Để cần khoảng 4 lít nước dùng, các bạn có thể hầm khoảng 600gr xương heo với 6 lít nước, rồi để cạn còn khoảng hơn 4 lít là vừa.
- Thực phẩm ăn kèm:
* 150gr tim heo, 50 gr gan heo, 200 gr cật heo xắt miếng.
* 100gr bò viên hoặc cá viên
* 200gr mực tươi cắt miếng nhỏ tỉa hoa.
* 200gr tôm tươi lột vỏ.
* 100gr nạc dăm heo cắt mỏng.
*100gr nạc bò mềm cắt lát mỏng.
* 300gr cải bắc thảo, 150gr bông cải cắt miếng, 100gr đậu trái Hà Lan, 50gr nấm rơm cắt rửa sạch, 50gr cà rốt tỉa hoa xắt lát mỏng, 300gr cải cúc (tần ô) để nhúng ăn sau.
* 10 - 20 vắt mì luộc chín, xả lại nước lọc cho rời sợi mì, trộn đều với ít dầu cho ra dĩa.
* Gia vị, nước mắm,chanh ớt.
Trình bày món ăn cách 1:
- Nhúng từng loại thực phẩm trừ rau, vào nước dùng sôi cho chí, rồi vớt ra.
- Sắp các loại rau củ vào lẩu (trừ cải cúc), sắp các thực phẩm đã làm chín lên mặt rau. Châm nước dùng sôi nóng vào lẩu, dọn kèm dĩa cải cúc, mì sợi, nước mắm, chanh, ớt tươi cắt lát. Khi ăn tùy ý trụng từng ít cải cúc và nồi lẩu, ăn kèm mì sợi, bún khô và các loại thực phẩm đã làm chín sẵn trong lẩu.
Trình bày món ăn cách 2:
- Các loại thực phẩm tươi sống trình bày trong một dĩa riêng, các lọai rau củ, mì sợi, bún khô... sắp vào dĩa khác và dọn ra bàn chung với lẩu đã có nước dùng sôi. tùy ý thực khách muốn ăn loại thực phẩm nào thì cứ làm chín từng thứ trong nước dùng sôi. Cách ăn này thường tốn nhiều nước dùng, cần chuẩn bị nhiều nước dùng để châm thêm. Trong một số hàng quán ở Sài Gòn, món lẩu dùng với các loại thực phẩm tươi sống để riêng này thường được gọi là "lẩu sống" để phân biệt với lẩu thập cẩm gồm các loại thực phẩm đã được làm chín trước. Cũng làm và trình bày món lẩu theo cách này, nếu các bạn dùng các loại hải sản như cá biển các loại cắt mỏng, nghêu, sò lông, hải sâm, hàu tươi v.v... thì các bạn sẽ có món lẩu hải sản. Và nếu các bạn nêm nước dùng cho hơi cay một chút với ớt saté và ít lá chanh, sả... thì các bạn sẽ có món lẩu hải sản saté.
- Để thưởng thức món lẩu một cách chất lượng hơn, khi bắt đầu ăn các bạn chỉ trụng chín thực phẩm sống trong nước dùng sôi rồi thưởng thức từng thứ một chứ khoan sử dụng nước dùng để ăn, để đến cuối bữa ăn, khi đó nước dùng trong lẩu sẽ trở nên đậm đặc chúng ta mới dùng ăn với mì, bún khô và các thứ rau củ.

Chủ nhật mát mẻ, cả nhà cùng quây quần bên nồi lẩu nóng hổi thì còn gì bằng. Lẩu đa dạng, lại dễ làm rất thích hợp cho bữa tiệc nhỏ cuối tuần.

Nửa con gà chặt miếng nhỏ
500 gr tôm to
Cá viên
Đậu phụ
Miến, mỳ tôm
Rau muống, rau cải, bắp cải
Nước dùng
Sa tế, xì dầu
Tỏi, tai chua
Mù tạc, hành xanh
Gia vị





-
Tuy vậy, em cũng tả món lẩu thập cẩm của em nhé. Vì em không ở VN , xứ lạnh này lại nghèo nguyên vật liệu, nên làm lẩu chỉ có thập cẩm chứ chẳng thể chuyên biệt được, hi hi, Nhưng em thấy ngon và lại phong phú hơn là chỉ có lẩu hải sản hay lẩu bò, hay lẩu rau củ...
Cho khoảng 6-8 người ăn Làm nồi nước lẩu thì em mua hai con gà cỡ vừa , bên em xương lơn đắt kinh dị nhưng chị có thể mua xương sườn hay xương ống thêm cũng được. Lọc thịt gà bỏ ra đĩa để nhúng, đừng lọc kĩ quá. CÒn lại cổ cánh và phần còn lại thì chặt vừa miếng để làm nước.
Xương lợn thì em cho vào nồi cùng một tô nước (xâm xấp xương), ít muối gia vị, đun sôi mạnh thì vớt bọt và đổ nước đó đi ngay (không để sôi lâu, chỉ luộc sơ thôi), mục đích là để nước sau này trong và không hôi hay nổi váng mỡ quá ngậy...
Sau đó cả xương lợn, xương gà em ướp với gia vị, mùa này cho thêm ớt đỏ băm nhỏ...cho ấm áp:
Phi hành tỏi cho thơm, cho xương vào đảo ngấm gia vị,(ở nhà có me, có thể cho một ít vào, còn thì em không có nên sau này sẽ bỏ cà chua hoăc hai ba lát dứa chín vào).
Cho hai ba tô nước vào, cho gia vị thêm nếu thiếu. Cách của em để làm nồi nước dùng thêm thơm và ngọt là ...nướng nhánh gừng bằng đốt tay cái,(chị cho vào giấy bạc, bỏ lên bếp ga), đập dập, và nướng một củ hành tây (bổ làm tư và cho vào giấy bạc nướng chín thơm), Sau đó thả vào nồi nước dùng, thậm chí em cho thêm một củ hành tây tươi (cũng bổ ra) vào nồi ninh cùng xương...hi hi, Đảm bảo nước ngọt và thơm lắm...
Ah quên, chị cho thêm ba bốn củ khoai tây cắt miếng vào, ăn khoai cùng lẩu cũng ngon, mà lúc cuối, cái nước nó sệt sệt lại ăn bún hay chan bánh phở...chùi hết ý à!!!
Nhớ vừa đun vừa hớt bọt đi nếu có...Vậy thôi, cứ ninh khoảng 30' trong lúc đó thì đi làm rau và thịt thò nhúng
Thịt nhúng thì bên em có sò huyết (mua về ngâm nước gạo, rồi chuyển sang ngâm nước trắng cho sạch, rửa sạch vỏ...) bà ra đĩa
Thịt gà sống, mua thêm ít rau ngải cứu, bày rau xung quanh đĩa, bỏ gà lên, băm gừng nhỏ và rắc ít tiêu bắc lên, hi hi...
Mực tươi (cái này bên em rẻ lăm, 1$/1 con), mua về khoảng 2, 3 con, bóc sạch, thái miếng bày ra đĩa (em dùng cà chua bổ quả cau để trang trí cho nổi )
Thịt bò (chả mấy khi dám mua, có mua cũng chỉ dám 2, 3langj, vì đắt dã man, 3-5$/lạng, hic). Nếu có thì thái mỏng, xếp ra đĩa, cái này em mua súp lơ xanh cắt miếng vừa ra trang trí, không thì dùng cái thìa, xếp quanh đĩa và thịt ở giữa, Chị nhớ băm gừng nhỏ hoặc thái sợi rắc lên đĩa thịt bò...
Tôm cắt bỏ đầu, bày ra, em dùng cà rốt, ít lát dứa trang trí, hi hi
Còn thì rau bên em có thêm cải thảo, rửa sạch cắt vừa ăn, cải cúc nhặt rửa sạch. Nấm thái miếng ra (bên này nhiều nấm hi hi hi)
Ở nhà chị có thể có thêm vài loại rau khác như rau cần, thịt khác như tim, cật (bên em không có bán nội tạng hi, mà em không thích cật vì mùi).
Lúc ăn thì múc ra một cái nồi lẩu con, hoặc nồi con bắc lên bếp ga (inoc hoặc thủ tinh là xinh nhất), múc cả cái và nước, đun sôi, nhúng các thứ thích nhứng vào.
Chuẩn bị thêm bát tương ớt chấm mực nhúng nếu ai thich, hoặc thêm mù tạt chấm sò...hehehe!!!
Chị nhớ mua ít bún cuối cùng ăn, hoặc là theo em thich nhất là bánh phở khô, nhứng nước cho mềm, cuối cùng ăn cho đỡ ngán, Mì tôm cũng được nhưng bột mì ăn ngán và không mát như bột gạo.
Ui giời lại thèm rồi, đông người nấu lẩu là nhanh nhất, rẻ nhất, nhàn nhất, mà ăn lai rai vui nhất hi hi hi

Gia vị thì nếu là lẩu hải sản nhất thiết phải có sa tế, củ sả đập dập. các gia vị khác dùng chung cho các loại lẩu là hành khô& gừng nướng, dứa ương, cà chua, khế hoặc dọc, me, tai chua...
Nước lẩu không nên nêm mặn, nếu có món ngao thì nước càng phải nhạt muối vì ngao có vị mặn đậm.
Tùy vào ý thích để mua các loại hải sản hay thịt cá: tôm, cua, cá, mực,sò, ngao,ốc-ếch, tim, cật, lòng tràng lợn - gà, file cá, thịt bò, sách bò...vv Nói chung là những thứ bạn thích. Tuy nhiên cần lưu ý ước lượng số thực khách và lượng thịt cá cần mua cho vừa. Theo kinh nghiệm của mình thì khoảng 300gr(net)/người là vừa
Rau thì mùa nào thức ấy: rau cải ngọt, cải cúc, cải làn, cải xoong, cải thảo, bắp cải, cần,muống , thiên lý, nấm, ngô bao tử, ớt ngọt...
Ngoài ra có thể thêm đậu phụ, phù trúc, nấm hương cho thơm
Trên đây là một số điểm cần lưu ý khi làm món lẩu mà mình tự rút kinh nghiệm. Còn nếu bạn cần một công thức cụ thể thì thử tham khảo hướng dẫn của chuyên gia Cẩm Tuyết xem. Mình copy cho bạn đây nhé. Chúc ngon miệng.
LẨU THẬP CẨM
* VẬT LIỆU
Phân lượng 1 lẩu cho 10 khẩu phần. Loại thực phẩm và số lượng cung cấp chỉ có tính cân đối, không nhất thiết phải có đủ, nếu khẩu vị các bạn thích loại thực phẩm nào nhiều thì cứ dùng thêm loại đó hoặc cho thêm vào những loại thực phẩm không có trong danh mục cũng được, riêng phần nước dùng tùy nhu cấu để nấu ít nhiều, với10 khẩu phần nấu khoảng 4 lít là vừa.
- Để làm nước dùng: 300gr xương heo hầm với 3 lít nước + 50 gr hành tây + 1 muỗng cà phê muối, còn lại 2,5 lít, lược bỏ xác hành, xương... đây là phân luợng cho nước dùng ngọt vừa phải. Để cần khoảng 4 lít nước dùng, các bạn có thể hầm khoảng 600gr xương heo với 6 lít nước, rồi để cạn còn khoảng hơn 4 lít là vừa.
- Thực phẩm ăn kèm:
* 150gr tim heo, 50 gr gan heo, 200 gr cật heo xắt miếng.
* 100gr bò viên hoặc cá viên
* 200gr mực tươi cắt miếng nhỏ tỉa hoa.
* 200gr tôm tươi lột vỏ.
* 100gr nạc dăm heo cắt mỏng.
*100gr nạc bò mềm cắt lát mỏng.
* 300gr cải bắc thảo, 150gr bông cải cắt miếng, 100gr đậu trái Hà Lan, 50gr nấm rơm cắt rửa sạch, 50gr cà rốt tỉa hoa xắt lát mỏng, 300gr cải cúc (tần ô) để nhúng ăn sau.
* 10 - 20 vắt mì luộc chín, xả lại nước lọc cho rời sợi mì, trộn đều với ít dầu cho ra dĩa.
* Gia vị, nước mắm,chanh ớt.
Trình bày món ăn cách 1:
- Nhúng từng loại thực phẩm trừ rau, vào nước dùng sôi cho chí, rồi vớt ra.
- Sắp các loại rau củ vào lẩu (trừ cải cúc), sắp các thực phẩm đã làm chín lên mặt rau. Châm nước dùng sôi nóng vào lẩu, dọn kèm dĩa cải cúc, mì sợi, nước mắm, chanh, ớt tươi cắt lát. Khi ăn tùy ý trụng từng ít cải cúc và nồi lẩu, ăn kèm mì sợi, bún khô và các loại thực phẩm đã làm chín sẵn trong lẩu.
Trình bày món ăn cách 2:
- Các loại thực phẩm tươi sống trình bày trong một dĩa riêng, các lọai rau củ, mì sợi, bún khô... sắp vào dĩa khác và dọn ra bàn chung với lẩu đã có nước dùng sôi. tùy ý thực khách muốn ăn loại thực phẩm nào thì cứ làm chín từng thứ trong nước dùng sôi. Cách ăn này thường tốn nhiều nước dùng, cần chuẩn bị nhiều nước dùng để châm thêm. Trong một số hàng quán ở Sài Gòn, món lẩu dùng với các loại thực phẩm tươi sống để riêng này thường được gọi là "lẩu sống" để phân biệt với lẩu thập cẩm gồm các loại thực phẩm đã được làm chín trước. Cũng làm và trình bày món lẩu theo cách này, nếu các bạn dùng các loại hải sản như cá biển các loại cắt mỏng, nghêu, sò lông, hải sâm, hàu tươi v.v... thì các bạn sẽ có món lẩu hải sản. Và nếu các bạn nêm nước dùng cho hơi cay một chút với ớt saté và ít lá chanh, sả... thì các bạn sẽ có món lẩu hải sản saté.
- Để thưởng thức món lẩu một cách chất lượng hơn, khi bắt đầu ăn các bạn chỉ trụng chín thực phẩm sống trong nước dùng sôi rồi thưởng thức từng thứ một chứ khoan sử dụng nước dùng để ăn, để đến cuối bữa ăn, khi đó nước dùng trong lẩu sẽ trở nên đậm đặc chúng ta mới dùng ăn với mì, bún khô và các thứ rau củ.