Câu hỏi

21/05/2013 07:52
Hỏi về lợi thế thương mại
Em đang tìm tài liệu về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, định giá doanh nghiệp. Em tìm mà chỉ thấy các văn bản pháp quy và những văn bản hướng dẫn đối với công ty Nhà nước chưa thấy văn bản nào hướng dẫn đối với Công ty của tư nhân!
Công ty TNHH tư nhân đã có lịch sử hình thành và phát triển trên 2 năm, suốt thời gian đó tới nay công ty kinh doanh có lãi, chưa có lỗ bao giờ. Nói đến công ty - những ai trong ngành hầu như không ai không biết, nhiều dự án công trình của Nhà nước đã sử dụng sản phẩm của họ. Nhưng bây giờ công ty chuyển đổi sang cổ phần và chào bán chứng khoán ra bên ngoài, khâu xác định giá trị doanh nghiệp tính lợi thế thương mại sẽ xác định như thế nào?
Với công ty Nhà nước đã có văn bản hướng dẫn theo nghị định cũ và với nghị định mới chưa có hướng dẫn cụ thể nhưng ít ra có văn bản đối chiếu, xem xét. Còn đối với doanh nghiệp TNHH của tư nhân chuyển đổi giá trị lợi thế thương mại sẽ tính như thế nào đây?
Em rất mong các anh chị giúp em!
Uni2805
21/05/2013 07:52
Công ty TNHH tư nhân đã có lịch sử hình thành và phát triển trên 2 năm, suốt thời gian đó tới nay công ty kinh doanh có lãi, chưa có lỗ bao giờ. Nói đến công ty - những ai trong ngành hầu như không ai không biết, nhiều dự án công trình của Nhà nước đã sử dụng sản phẩm của họ. Nhưng bây giờ công ty chuyển đổi sang cổ phần và chào bán chứng khoán ra bên ngoài, khâu xác định giá trị doanh nghiệp tính lợi thế thương mại sẽ xác định như thế nào?
Với công ty Nhà nước đã có văn bản hướng dẫn theo nghị định cũ và với nghị định mới chưa có hướng dẫn cụ thể nhưng ít ra có văn bản đối chiếu, xem xét. Còn đối với doanh nghiệp TNHH của tư nhân chuyển đổi giá trị lợi thế thương mại sẽ tính như thế nào đây?
Em rất mong các anh chị giúp em!
Danh sách câu trả lời (1)

Việc công nhận "lợi thế thương mại" (văn bản chính thức thì gọi là "lợi thế kinh doanh" nhưng bản chất thì như nhau) theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP thực ra có thể nói là việc làm "chỉ có ở Việt Nam". Quy định cho phép ghi nhận giá trị "internally generated goodwill" đi ngược lại với thông lệ quốc tế cũng như chính các chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Có lẽ một trong những lý do là các nhà quản lý lo ngại việc đánh giá giá trị công ty Nhà nước khi cổ phần hoá không minh bạch, dẫn tới tình trạng mất vốn nhà nước nên mới đưa quy định này vào để tăng giá trị tài sản trước khi bán (nếu việc cổ phần hoá là minh bạch, nhà đầu tư có đủ thông tin thì việc làm này là vô nghĩa, vì giá đấu giá cổ phần mà nhà đầu tư sẵn sàng trả đã tính tới lợi thế thương mại của doanh nghiệp (nếu có) rồi). Vì vậy, có thể hiểu việc ước tính và nghi nhận lợi thế thương mại trong trường hợp này chỉ áp dụng với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá (bản thân Nghị định 187 cũng nêu rõ "Nghị định về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần")
Trường hợp công ty của em lyly, do không phải là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá nên đương nhiên không thể lấy Nghị định 187 để áp dụng rồi. Theo tôi biết thì không có văn bản pháp luật nào quy định chi tiết việc xác định lợi thế thương mại cho trường hợp tương tự. Vì vậy, việc ghi nhận lợi thế thương mại (goodwill) sẽ thực hiện theo các chuẩn mực kế toán hiện hành. Theo đó, giá trị lợi thế thương mại sinh ra trong nội bộ doanh nghiệp (internally generated goodwill) sẽ không được ghi nhận trên báo cáo tài chính. Vì vậy, việc công ty của lyly có đánh giá và ghi nhận lợi thế thương mại nhưng không được xác nhận cũng đúng thôi. Điều này là phù hợp với thông lệ quốc tế (giá trị thương hiệu McDonald được đánh giá khoảng 30 tỷ USD nhưng chúng ta đâu có thấy khoản 30 tỷ này xuất hiện trên BCTC của McDonald).
Mục đích của công ty lyly ghi nhận lợi thế thương mại nhằm tăng giá trị công ty khi phát hành cổ phiếu ra công chúng??? Nếu mục đích là như vậy thì không nhất thiết. Nếu công ty thực sự có tiềm năng, và cung cấp thông tin một cách đầy đủ giúp cho nhà đầu tư có thể đánh giá đúng về công ty thì tự nhiên giá bán cổ phần sẽ cao thôi. Giả sử công ty có ghi nhận khoản lợi thế thương mại rất cao nhưng nhà đầu tư không tin rằng doanh nghiệp có tiềm năng lớn trong tương lai thì khoản lợi thế thương mại cũng chỉ là một con số trên giấy chứ có ý nghĩa gì đâu. Quay trở lại với ví dụ của McDonald ở trên, mặc dù McDonald không ghi nhận khoản 30 tỷ USD trên BCTC nhưng giá cổ phiếu McDonald đã bao gồm khoản 30 tỷ đó rồi. Các nhà đầu tư (phần lớn) đủ thông minh để đánh giá doanh nghiệp.
Nói qua nói lại thì điểm mấu chốt là: nếu không được phép ghi nhận lợi thế thương mại thì cũng không đến nỗi quá tồi tệ. Các chiến dịch IR hợp lý trước khi tiến hành IPO có thể sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh bị đánh giá quá thấp so với giá trị thực.
Có lẽ một trong những lý do là các nhà quản lý lo ngại việc đánh giá giá trị công ty Nhà nước khi cổ phần hoá không minh bạch, dẫn tới tình trạng mất vốn nhà nước nên mới đưa quy định này vào để tăng giá trị tài sản trước khi bán (nếu việc cổ phần hoá là minh bạch, nhà đầu tư có đủ thông tin thì việc làm này là vô nghĩa, vì giá đấu giá cổ phần mà nhà đầu tư sẵn sàng trả đã tính tới lợi thế thương mại của doanh nghiệp (nếu có) rồi). Vì vậy, có thể hiểu việc ước tính và nghi nhận lợi thế thương mại trong trường hợp này chỉ áp dụng với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá (bản thân Nghị định 187 cũng nêu rõ "Nghị định về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần")
Trường hợp công ty của em lyly, do không phải là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá nên đương nhiên không thể lấy Nghị định 187 để áp dụng rồi. Theo tôi biết thì không có văn bản pháp luật nào quy định chi tiết việc xác định lợi thế thương mại cho trường hợp tương tự. Vì vậy, việc ghi nhận lợi thế thương mại (goodwill) sẽ thực hiện theo các chuẩn mực kế toán hiện hành. Theo đó, giá trị lợi thế thương mại sinh ra trong nội bộ doanh nghiệp (internally generated goodwill) sẽ không được ghi nhận trên báo cáo tài chính. Vì vậy, việc công ty của lyly có đánh giá và ghi nhận lợi thế thương mại nhưng không được xác nhận cũng đúng thôi. Điều này là phù hợp với thông lệ quốc tế (giá trị thương hiệu McDonald được đánh giá khoảng 30 tỷ USD nhưng chúng ta đâu có thấy khoản 30 tỷ này xuất hiện trên BCTC của McDonald).
Mục đích của công ty lyly ghi nhận lợi thế thương mại nhằm tăng giá trị công ty khi phát hành cổ phiếu ra công chúng??? Nếu mục đích là như vậy thì không nhất thiết. Nếu công ty thực sự có tiềm năng, và cung cấp thông tin một cách đầy đủ giúp cho nhà đầu tư có thể đánh giá đúng về công ty thì tự nhiên giá bán cổ phần sẽ cao thôi. Giả sử công ty có ghi nhận khoản lợi thế thương mại rất cao nhưng nhà đầu tư không tin rằng doanh nghiệp có tiềm năng lớn trong tương lai thì khoản lợi thế thương mại cũng chỉ là một con số trên giấy chứ có ý nghĩa gì đâu. Quay trở lại với ví dụ của McDonald ở trên, mặc dù McDonald không ghi nhận khoản 30 tỷ USD trên BCTC nhưng giá cổ phiếu McDonald đã bao gồm khoản 30 tỷ đó rồi. Các nhà đầu tư (phần lớn) đủ thông minh để đánh giá doanh nghiệp.
Nói qua nói lại thì điểm mấu chốt là: nếu không được phép ghi nhận lợi thế thương mại thì cũng không đến nỗi quá tồi tệ. Các chiến dịch IR hợp lý trước khi tiến hành IPO có thể sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh bị đánh giá quá thấp so với giá trị thực.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip