Câu hỏi

21/05/2013 07:58
Kế toán tài chính- tài sản cố định
Các anh chị làm ơn cho em hỏi: việc phân loại tài sản cố định theo tính chất (vô hình, hữu hình), theo nguồn hình thành, theo công dụng và tình hình sử dụng, theo quyền sơ hữu nhằm mục đích gì và có ý nghĩa gì trong quá trình quản lý?
Trong thực tiễn hoạt động, một doanh nghiệp có cần sử dụng cả bốn cách phân loại trên hay không?
Anh chị nào có kinh nghiệm làm ơn giúp em với! gấp! gấp! gấp! please help me!
anhchangdepzaj
21/05/2013 07:58
Trong thực tiễn hoạt động, một doanh nghiệp có cần sử dụng cả bốn cách phân loại trên hay không?
Anh chị nào có kinh nghiệm làm ơn giúp em với! gấp! gấp! gấp! please help me!
Danh sách câu trả lời (1)

Phân loại bất kỳ cái gì thì cũng phải có tiêu chí. Phân loại TSCĐ cũng vậy. Các cách thức trên là tiêu chí để doanh nghiệp phân loại tuỳ theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Nhu cầu quản lý phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như trình độ quản lý của BOD (Board of Director - Ban Giám đốc), quy mô doanh nghiệp, loại hình và đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân loại theo tính chất vô hình/hữu hình nhằm đảm bảo vấn đề kiểm soát (control) tài sản. Thông thường, kiểm soát TSCĐ vô hình là vấn đề nan giải đối với DN. Cụ thể doanh nghiệp cần thực hiện biện pháp hay thủ tục gì để kiểm soát Bản quyền phần mềm, Quyền phân phối là một ví dụ.
Phân loại theo nguồn hình thành nhằm mục đích quản lý nguồn tài trợ để có kế hoạch cơ cấu, trả, hay bù đắp nguồn tài trợ. Ví dụ: TSCĐ hình thành từ vốn vay thì DN cần xem xét khả năng sinh lợi của TS nhằm bù đắp vốn và lãi vay. TSCĐ hình thành từ nguồn khấu hao thì cần xem xét thời gian thu hồi (khấu hao) hợp lý nhằm tái sản xuất.
Phân loại theo công dụng và tình trạng sử dụng nhằm đánh giá hiệu suất sử dụng, tránh lãng phí TS, xem xét thay thế tài sản đã hết hạn sử dụng,...
Phân loại theo quyền sở hữu, cái này ít nghe thấy, chắc là để xem xét xem TS nào ghi nhận trên Balance sheet, TS nào off balance sheet.
Nhu cầu quản lý phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như trình độ quản lý của BOD (Board of Director - Ban Giám đốc), quy mô doanh nghiệp, loại hình và đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân loại theo tính chất vô hình/hữu hình nhằm đảm bảo vấn đề kiểm soát (control) tài sản. Thông thường, kiểm soát TSCĐ vô hình là vấn đề nan giải đối với DN. Cụ thể doanh nghiệp cần thực hiện biện pháp hay thủ tục gì để kiểm soát Bản quyền phần mềm, Quyền phân phối là một ví dụ.
Phân loại theo nguồn hình thành nhằm mục đích quản lý nguồn tài trợ để có kế hoạch cơ cấu, trả, hay bù đắp nguồn tài trợ. Ví dụ: TSCĐ hình thành từ vốn vay thì DN cần xem xét khả năng sinh lợi của TS nhằm bù đắp vốn và lãi vay. TSCĐ hình thành từ nguồn khấu hao thì cần xem xét thời gian thu hồi (khấu hao) hợp lý nhằm tái sản xuất.
Phân loại theo công dụng và tình trạng sử dụng nhằm đánh giá hiệu suất sử dụng, tránh lãng phí TS, xem xét thay thế tài sản đã hết hạn sử dụng,...
Phân loại theo quyền sở hữu, cái này ít nghe thấy, chắc là để xem xét xem TS nào ghi nhận trên Balance sheet, TS nào off balance sheet.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip