
Khổ vì lái ôtô đi qua ngã ba Hà Nội?
Tôi thường đi làm qua đường Phạm Hùng, Hà Nội. Đường này khá rộng, nhiều làn. Khi chưa có các điểm quay đầu xe (để tránh giao cắt) tôi chọn làn ngoài cùng cho chắc ăn, khỏi bị CSGT phạt (lỗi sai làn). Từ ngày có kiểu khóa ngã tư, mọi chuyện khác hẳn (Trí Dũng).
Từ ngày có những điểm quay đầu, xe quay đầu vào xe quay đầu ra làm cho cái làn này tắc nghẽn. Ấy là chưa kể mấy anh xe khách xe tải cũng cứ làn này mà tiến. Khiến những người chạy xe du lịch như tôi thật khổ.
Nếu vòng ra bên phải xe trước, các chú CSGT bắt ngay (lỗi vượt phải- không cãi nổi). Vì phải thường xuyên đi đường này, tôi chọn giải pháp cứ làn giữa mà chạy.
Hôm rồi, thấy mấy chú rình sẵn ở chỗ quay đầu, tôi vẫn chạy thẳng còn mấy xe trước vội lán trái sau khi qua điểm quay đầu đè cả lên một đoạn vạch liền (Hình như chủ đích ngăn cho làn quay đầu).
Tôi thấy chú CSGT bất chấp nguy hiểm chạy ra giữa đường, giơ gậy... Bạn thử đoán xem chú ấy bắt ai? Và lỗi gì? Và nếu bắt tôi thì tôi có cãi được không? Tôi có sai không? Tôi cũng không thấy bất cứ cái biển nào phân chia làn đường cung đường này....


Đến giờ nghĩ lại vẫn bực mình
Chào các Bác, tôi đã đọc hết tâm sự của các bác nói về Luật giao thông rồi Cảnh sát giao thông...có một chuyện thế nào, cũng vì chuyện này mà đến bây giờ thời gian đã trôi đi được mấy tháng rồi, tôi vẫn tức nỗi khi nghĩ đến.
Vì công việc căng thẳng và mệt mỏi nên tôi quyết định đi nghỉ (Picnic) 2 ngày cuối tuần, địa điểm tôi đến nghỉ cách Hà nội khoảng 180 km và tôi không quên mời một người bạn nữa đi cùng cho vui. Khi đi qua cầu Thăng Long - Nội Bài, tôi nhìn thấy một anh CSGT đứng phía trước cách xe tôi khoảng 200 m và ra hiệu cho tôi dừng xe lại.
Tôi và bạn tôi rất bỡ ngỡ là không biết mình vi phạm gì? Trong khi đó tôi lái xe tuân thủ rất tốt luật giao thông, lúc đó tôi đi đúng làn đường, không vượt sai và đi với tốc độ khoảng 60 km/h (đoạn đường đó cho phép chạy 80km). Khi cho xe vào lề đường và dừng lại xem có chuyện gì, thấy chú CSGT (còn rất trẻ, khéo phải gọi tôi là chú) đến và đề nghị tôi xuất trình giấy tờ xe để kiểm tra, anh này cũng chẳng đưa tay lên chào, tôi đã bực bình rồi.
Tôi hỏi cậu CSGT là vi phạm gì thì cậu CSGT không nói, kiểm tra xong (vì tôi không thiếu bất cứ giấy tờ gì), cậu CSGT bắt đầu thực hiện mục đích chính của mình. Tôi xin coppy đúng nguyên văn sau:
- Về đâu? (kiểu hỏi rất nhố nhăng)
- Tôi đã đi đâu mà về. Tôi đi Hạ long, có chuyện gì không anh?
- Cho cô bạn tôi đi nhờ về Hạ Long được không?
Các bác biết tôi nói gì không? Tôi bảo với Cậu CSGT đó là tôi không có thói quen cho người lạ ngồi lên xe tôi, trừ trường hợp cấp cứu. Bị tôi từ chối thẳng thừng, cậu CSGT có vẻ rất tức và hai bên xảy ra to tiếng với nhau.
Nếu bạn tôi và bạn của Cậu CSGT không can ngăn thì tôi đã gọi cho 113 đến giải quyết rồi. Đấy các bác nghĩ xem, bực mình không thể chịu được. Tôi quyết định quay về vì mất cả hứng, bao nhiêu xe khác không ra hiệu dừng xe để đi nhờ mà chọn đúng xe của tôi, một con Mercedes E240.

Vớ vẩn
- "Chả bắt ai cả, chỉ bắt tiền thôi. Hàng ngày đi xe, bạn phải chuẩn bị tư thế nộp tiền cho khỏi sốc " : CSGT không bắt người và cũng không băt tiền .
1. CSGT không được phép bắt người
2. CSGT không bắt tiền thì chắc phạt cho vui ?
3. Trước khi nói xấu người khác thì phải suy nghĩ kỹ

Ôtô - xe máy - CSGT
Chào bạn. Ôtô - xe máy - CSGT nó một sự liền lạc. Những chuyện về CSGT thì không thể nào nói hết những chuyện khâm phục, than phiền trách móc hầu như không thể kể siết. Có những chuyện thành công thức, có những chuyện như những tác phẩm để đời...
Chuyện CSGT lấy đường kẻ làm nên mọi chuyện thì trước hết cần xem lại người kẻ đường. Làn đường thì rộng hơn 1,5 lần chiều rộng ôtô trong khi phần xe máy thì bé tạo khoảng 2m, chưa kể rác rưởi, cát bên trong rồi xe bus đậu, xe CSGT đậu bên trong còn CSGT đứng bên ngoài ghi biên bản thì chuyện xe máy đi vào làn ôtô, còn ôtô tải vào làn xe du lịch ... cứ thế mà tạo nên một dòng chảy cuộc sống hàng ngày mà CSGT là người không điều khiển giao thông lại làm cái việc đi câu những nơi vạch kẻ.
Điều quan trọng là chúng ta không biết được khi đào tạo CSGT học những gì mà khi ra đường họ thường làm cái việc rình, tận dụng cái vạch của ngành giao thông để phạt giấy (biên bản) hay phạt tờ (tiền chi thẳng). Dân cứ kêu, phản ánh, quay phim, chụp ảnh nhưng chẳng thấy ngành CA có động thái nào gọi là chấn chỉnh có hiệu quả.
Chuyện canh bắt xe cán vạch nhiều lúc mình nghĩ nên để trẻ con nó làm và chỉ cần chỉ nó làm theo như vậy là được chứ đâu cần đào tạo chi cho tốn kém thời gian và kinh phí nhỉ? Cần có kênh phản ánh cho người dân để CSGT làm đúng chức năng cao cả thì mới đưa người dân tham gia giao thông theo đúng pháp luậ và nhận thức của dân được đi lên.

Cảm nhận cá nhân về CSGT HN nói riêng, VN nói chung
Tôi cũng tự lái xe riêng tham gia giao thông, qua nhiều năm quan sát, tôi có nhận định rằng CSGT Hà Nội nói riêng, và CSGT VN nói chung, đa phần không có trách nhiệm tự giác tham gia điều tiết GT giúp giải toả ùn tắc, không có khái niệm nhắc nhở, tuyên truyền ý thức tham gia giao thông của dân. Chỉ tìm cách bắt lỗi người tham gia GT để phạt, mà tiền phạt cũng phần lớn là "phạt nóng".
Nhiều nga tư ở HN, khi có tín hiệu đèn đỏ, xe máy đỗ tràn kín sang phần đường chiều ngược lại, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ún tắc, trong khi đó mấy đồng chí CSGT một là đứng chơi, hai là chỉ chăm chăm tìm các ôtô con phạm lỗi là chặn phạt ngay. Còn chuyện CSGT cố ý bẫy hoặc, cố ý dồn người tham gia GT vào thế "sai" là chuyện hằng ngày.
Bức xúc!