Câu hỏi

19/06/2013 13:40
Khổ vì nhích xe lên dốc cầu lúc kẹt?
Tôi mới thi xong B2 ngay trước Tết, đã đi trong TP HCM nhưng lên cầu lúc kẹt rất khổ sở, vừa mỏi chân vừa lo sợ xe lùi đụng vào xe sau. Mỗi lần nhích (khoảng 50 cm), tôi nhả thắng và đạp ga-côn ngay, xe vừa lùi lại thì chồm lên sợ phát khiếp (Phạm Quang Trung).
Tôi có hỏi người quen thì họ bảo phải rà côn ở mức xe không lùi được, khi nhích lên thì tăng ga và nhả thêm côn. Xin hỏi cách này có đúng không, có an toàn và tiết kiệm xăng không?
Xin cám ơn.
aohphuoc
19/06/2013 13:40
cochukg
19/06/2013 13:40
kietkiet
19/06/2013 13:40
xmen2010
19/06/2013 13:40
trannghi7707
19/06/2013 13:40
Tôi có hỏi người quen thì họ bảo phải rà côn ở mức xe không lùi được, khi nhích lên thì tăng ga và nhả thêm côn. Xin hỏi cách này có đúng không, có an toàn và tiết kiệm xăng không?
Xin cám ơn.
Nguồn: vnexpress
Danh sách câu trả lời (9)

Bình tĩnh, thư giãn thì sẽ quen thôi
Những điều bạn mô tả đó là tâm lý chung của rất nhiều người mới có bằng lái xe và bắt đầu điều khiển xe một mình mà không có ông thầy ngồi bên cạnh hỗ trợ. Mình cũng đã từng gặp những cảm giác y như bạn vậy. Sau một vài lần chạy một mình, mình đã rút ra kinh nghiệm cho bản thân và xin chia sẽ với bạn như sau:
Vấn đề quan trọng nhất là luôn luôn bình tĩnh trong mọi tình huống xảy ra trên đường. Depart trên dốc cũng vậy, bạn cứ thư giãn, đừng nghe và thấy xe sau bóp còi hay nhá đèn rồi quýnh quáng thì sẽ mắc lỗi ngay.
Nếu dốc thấp (chiếm đa số) thì bạn cứ giữ nguyên chân thắng, nới nhẹ chân côn một cách chậm rãi cho đến khi thấy xe có cảm giác rần nhẹ thì giữ nguyên chân côn (lưu ý không nhả thêm vì sẽ làm tắt máy) rồi nhả chân thắng sau đó đệm nhẹ thêm chân ga và nới thêm côn thì bạn sẽ thấy việc depart trên dốc không quá khó khăn.
Bạn không phải lo bị tụt dốc đâu. Kỹ thuật này khá hiệu quả nhưng thường thì các thầy trong trường dạy lái xe không dạy. Nếu gặp phải dốc cao thì bạn mới phải dùng kỹ thuật depart có sử dụng thắng tay.
Chúc bạn mau vượt qua cảm giác lo sợ ban đầu.
Những điều bạn mô tả đó là tâm lý chung của rất nhiều người mới có bằng lái xe và bắt đầu điều khiển xe một mình mà không có ông thầy ngồi bên cạnh hỗ trợ. Mình cũng đã từng gặp những cảm giác y như bạn vậy. Sau một vài lần chạy một mình, mình đã rút ra kinh nghiệm cho bản thân và xin chia sẽ với bạn như sau:
Vấn đề quan trọng nhất là luôn luôn bình tĩnh trong mọi tình huống xảy ra trên đường. Depart trên dốc cũng vậy, bạn cứ thư giãn, đừng nghe và thấy xe sau bóp còi hay nhá đèn rồi quýnh quáng thì sẽ mắc lỗi ngay.
Nếu dốc thấp (chiếm đa số) thì bạn cứ giữ nguyên chân thắng, nới nhẹ chân côn một cách chậm rãi cho đến khi thấy xe có cảm giác rần nhẹ thì giữ nguyên chân côn (lưu ý không nhả thêm vì sẽ làm tắt máy) rồi nhả chân thắng sau đó đệm nhẹ thêm chân ga và nới thêm côn thì bạn sẽ thấy việc depart trên dốc không quá khó khăn.
Bạn không phải lo bị tụt dốc đâu. Kỹ thuật này khá hiệu quả nhưng thường thì các thầy trong trường dạy lái xe không dạy. Nếu gặp phải dốc cao thì bạn mới phải dùng kỹ thuật depart có sử dụng thắng tay.
Chúc bạn mau vượt qua cảm giác lo sợ ban đầu.

Cách của Singapore
Em may mắn có điều kiện được qua 1 khóa đào tạo lái xe ngắn hạn ở Singapore. Các trường bên này họ đều dạy 1 quy chuẩn là sử dụng thắng tay. Em xin được chia sẻ với mọi người.
Khi lên đến dốc cầu, anh hãy: - đạp thắng chân cho xe ngừng hẳn, - sau đó kéo thắng tay - nhả thắng chân ra thoải mái (Thắng tay phải kéo cao để tránh trường hợp xe bị trôi khi nhả thắng chân ra)
- Khi nào cần di chuyển thì anh hãy phối hợp côn và ga. Anh vào hết côn xong nhà ra từ từ, đồng thời vào ga cho đến khi nào anh cảm giác xe nó hơi chồm lên 1 chút thì nhả thắng tay ra, vào ga mạnh thêm 1 tí rồi đi thôi.
Phương pháp này có thể hơi rề rà 1 tí nhưng mà sẽ rất an toàn trong các trường hợp kẹt xe lâu và dốc cao.
Em may mắn có điều kiện được qua 1 khóa đào tạo lái xe ngắn hạn ở Singapore. Các trường bên này họ đều dạy 1 quy chuẩn là sử dụng thắng tay. Em xin được chia sẻ với mọi người.
Khi lên đến dốc cầu, anh hãy: - đạp thắng chân cho xe ngừng hẳn, - sau đó kéo thắng tay - nhả thắng chân ra thoải mái (Thắng tay phải kéo cao để tránh trường hợp xe bị trôi khi nhả thắng chân ra)
- Khi nào cần di chuyển thì anh hãy phối hợp côn và ga. Anh vào hết côn xong nhà ra từ từ, đồng thời vào ga cho đến khi nào anh cảm giác xe nó hơi chồm lên 1 chút thì nhả thắng tay ra, vào ga mạnh thêm 1 tí rồi đi thôi.
Phương pháp này có thể hơi rề rà 1 tí nhưng mà sẽ rất an toàn trong các trường hợp kẹt xe lâu và dốc cao.

Đúng bài Đề Ba
Đây đúng là bài đề ba lên dốc, tức là phải phối hợp ba động tác Côn + Ga + Phanh. Theo em khi bác lái chưa thạo thì nên thực hiện từng bước như sau: Khi dừng trên dốc đương nhiên bác phải đạp hết côn và phanh, khi muốn tiến bác từ từ nhả chân côn (nhớ là rất từ từ), chân phanh giữ nguyên.
Khi thấy xe rung lên mà rõ nhất là cần số rung lên thì bác từ từ nhả chân phanh chân côn giữ nguyên, chắc chắn lúc này xe ko tụt cũng không tiến, sau đó bác chuyển chân phanh sang chân ga và đạp nhẹ, xe sẽ từ từ tiến theo ý bác thôi. Nghe thì phức tạp thế nhưng thực thế thao tác rất đơn giản, bác nên tìm một đoạn dốc và tập nhiền lần cho thuần thục nhé.
Chúc bác lái xe an toàn.
Đây đúng là bài đề ba lên dốc, tức là phải phối hợp ba động tác Côn + Ga + Phanh. Theo em khi bác lái chưa thạo thì nên thực hiện từng bước như sau: Khi dừng trên dốc đương nhiên bác phải đạp hết côn và phanh, khi muốn tiến bác từ từ nhả chân côn (nhớ là rất từ từ), chân phanh giữ nguyên.
Khi thấy xe rung lên mà rõ nhất là cần số rung lên thì bác từ từ nhả chân phanh chân côn giữ nguyên, chắc chắn lúc này xe ko tụt cũng không tiến, sau đó bác chuyển chân phanh sang chân ga và đạp nhẹ, xe sẽ từ từ tiến theo ý bác thôi. Nghe thì phức tạp thế nhưng thực thế thao tác rất đơn giản, bác nên tìm một đoạn dốc và tập nhiền lần cho thuần thục nhé.
Chúc bác lái xe an toàn.

Tôi làm được như thế bằng cách này
Bạn Công Khải đúng, Tuấn Anh cũng đúng. Hồi đầu mới lái tôi cũng hay bị như bạn. Bạn Hải Ninh nói hợp lý nhất nếu dốc ngắn và ít phải chờ, còn thì sử dụng phanh tay là kiểu của các bác bằng C->E rồi. Đố bác nào làm kiểu đỡ côn được khi xe đầy tải đấy, tụt là cái chắc, sử dụng phanh tay là của dân chuyên nghiệp rồi.
Đường dốc chờ lâu nên dùng cách này. Hồi đầu chưa quen xe nên hay đạp phanh tức thì vì sợ tụt, lúc nhả chân côn ra lại hay làm xe chết máy (vì mỏi, tâm lý, tắc trước sau, còi của mấy tài già hơn...). Tôi nhận thấy nếu bạn nhả côn đến khi bạn có cảm nhận rung xe là lúc nó bắt đầu tiếp nhận công suất của máy, lúc đó không khéo nhả ra nữa là chết máy.
Bạn có 0,5 giây đến gần 1 giây để chuyển từ chân phanh sang chân ga, bạn cố gắng đạp ga ở 2000 rpm thì đảm bảo không chết máy, chân đã đỡ côn nên không lo bị vọt đâu. Rồi nhả dần chân côn ra xe sẽ dần chuyển động, nhiều khi bạn có thể đi từng cm đấy. Bây giờ thì chật mấy cũng đi được, dốc dài không sao, quan trọng là bình tĩnh, còn tài già thỉnh thoảng vẫn chết máy như thường. Giống như học ngoại ngữ ấy mà, không sợ sai thì mới tiến bộ được.
Chúc bác ngon...chân.
Bạn Công Khải đúng, Tuấn Anh cũng đúng. Hồi đầu mới lái tôi cũng hay bị như bạn. Bạn Hải Ninh nói hợp lý nhất nếu dốc ngắn và ít phải chờ, còn thì sử dụng phanh tay là kiểu của các bác bằng C->E rồi. Đố bác nào làm kiểu đỡ côn được khi xe đầy tải đấy, tụt là cái chắc, sử dụng phanh tay là của dân chuyên nghiệp rồi.
Đường dốc chờ lâu nên dùng cách này. Hồi đầu chưa quen xe nên hay đạp phanh tức thì vì sợ tụt, lúc nhả chân côn ra lại hay làm xe chết máy (vì mỏi, tâm lý, tắc trước sau, còi của mấy tài già hơn...). Tôi nhận thấy nếu bạn nhả côn đến khi bạn có cảm nhận rung xe là lúc nó bắt đầu tiếp nhận công suất của máy, lúc đó không khéo nhả ra nữa là chết máy.
Bạn có 0,5 giây đến gần 1 giây để chuyển từ chân phanh sang chân ga, bạn cố gắng đạp ga ở 2000 rpm thì đảm bảo không chết máy, chân đã đỡ côn nên không lo bị vọt đâu. Rồi nhả dần chân côn ra xe sẽ dần chuyển động, nhiều khi bạn có thể đi từng cm đấy. Bây giờ thì chật mấy cũng đi được, dốc dài không sao, quan trọng là bình tĩnh, còn tài già thỉnh thoảng vẫn chết máy như thường. Giống như học ngoại ngữ ấy mà, không sợ sai thì mới tiến bộ được.
Chúc bác ngon...chân.

Bình tỉnh và nhịp nhàng
Bạn đang bị kẹt xe trên cầu vả nhích từng chút một. Đầu tiên bạn phải nhớ 2 chân bạn phải nhịp nhàng. Chân trái đạp côn,chân phải đạp thắng. Đương nhiên trong trường hợp này ta không dùng ga (Nhiều bạn nghĩ dùng ga trong trường hợp này). Nếu xe dừng trong một vai giây và nhích từ từ thì bạn không cần đạp thắng.xe bạn se nhích nhanh hay chậm là do chân côn của bạn (trường hợp xe bạn đứng hẳn buộc bạn phải gở số và đạp thắng).
Nếu bạn đả vào số một và bắt đầu cho xe lăn bánh,bước đầu bạn nhả côn khoảng một phần ba, sau dó bạn thả hết thắng ra lúc này xe của bạn trở về trạng thái ban đầu là nhanh hay chậm là do chân côn của bạn.
Bạn đang bị kẹt xe trên cầu vả nhích từng chút một. Đầu tiên bạn phải nhớ 2 chân bạn phải nhịp nhàng. Chân trái đạp côn,chân phải đạp thắng. Đương nhiên trong trường hợp này ta không dùng ga (Nhiều bạn nghĩ dùng ga trong trường hợp này). Nếu xe dừng trong một vai giây và nhích từ từ thì bạn không cần đạp thắng.xe bạn se nhích nhanh hay chậm là do chân côn của bạn (trường hợp xe bạn đứng hẳn buộc bạn phải gở số và đạp thắng).
Nếu bạn đả vào số một và bắt đầu cho xe lăn bánh,bước đầu bạn nhả côn khoảng một phần ba, sau dó bạn thả hết thắng ra lúc này xe của bạn trở về trạng thái ban đầu là nhanh hay chậm là do chân côn của bạn.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ô tô, xe máy, xe đạp
Rao vặt Siêu Vip