Câu hỏi

13/07/2013 17:10
Không ở thành phố, muốn có hộ khẩu thành phố. Cần những điều kiện gì?
Danh sách câu trả lời (1)

Ngoài điều kiện đầu tiên là phải thường xuyên sinh sống tại nơi muốn đăng ký hộ khẩu thường trú, người muốn được đăng ký hộ khẩu thường trú tại nơi mới đến phải có nhà ở hợp pháp. Điều kiện này bắt buộc đối với mọi địa bàn, không chỉ riêng đối với việc chuyển hộ khẩu về thành phố. Tuy nhiên, khái niệm "nhà ở hợp pháp" để làm căn cứ đăng ký hộ khẩu không đồng nhất với khái niệm nhà ở hợp pháp thông thường mà có thể hiểu là nhà ở thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Nhà thuộc sở hữu của người chuyển đến: Phải là nhà ở của bản thân người xin nhập hộ khẩu hoặc của một trong các thành viên của hộ gia đình đó, với đủ các yếu tố của quyền sở hữu là chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Trong trường hợp này phải xuất trình được giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà do cơ quan có thẩm quyền cấp. Trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì phải có giấy thừa kế, cho, tặng, mua, bán nhà ở hoặc nhà tự làm. Các trường hợp này phải có chứng nhận của UBND xã, phường, thị trấn.
+ Nếu không có nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình thì nhà ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp (là nhà ở không có quyền chiếm hữu, định đoạt) của bản thân người xin nhập hộ khẩu hoặc một trong các thành viên của hộ gia đình đó được phân phối hoặc hợp đồng để ở cũng có thể là căn cứ để đăng ký hộ khẩu. Trong trường hợp này, phải xuất trình đầy đủ giấy tờ hợp lệ như hợp đồng hoặc quyết định phân phối nhà...
+ Nhà được chủ hộ đồng ý cho ở nhà hợp pháp của mình. Tức là người chuyển đến không có nhà nhưng nếu được chủ hộ gia đình hoặc chủ nhà đồng ý cho ở nhờ thì cũng có thể được nhập hộ khẩu. Cần lưu ý, người đồng ý cho ở phải là chủ hộ (nếu người đó đã đăng ký hộ khẩu thường trú tại nơi đó) hoặc chủ nhà (nếu không có hộ khẩu thường trú tại nơi đó). Tuy nhiên, nhà này phải là nhà ở hợp pháp của chủ hộ, tức thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ hộ như đã nêu trên. Trong trường hợp này, phải xuất trình văn bản cam kết cho ở nhờ của chủ hộ (hoặc chủ nhà) và sổ hộ khẩu của chủ hộ hoặc giấy tờ nhà của chủ nhà.
Các loại nhà này, dù có đủ giấy tờ nêu trên nhưng cũng không được giải quyết cho đăng ký hộ khẩu thường trú vào nhà đó nếu là nhà đang tranh chấp (có đơn khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền đang giải quyết) hoặc nhà nằm trong vùng quy hoạch đã thông báo phải di chuyển (trừ trường hợp vợ, chồng, con, bố, mẹ đến ở với nhau).
+ Nhà thuộc sở hữu của người chuyển đến: Phải là nhà ở của bản thân người xin nhập hộ khẩu hoặc của một trong các thành viên của hộ gia đình đó, với đủ các yếu tố của quyền sở hữu là chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Trong trường hợp này phải xuất trình được giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà do cơ quan có thẩm quyền cấp. Trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì phải có giấy thừa kế, cho, tặng, mua, bán nhà ở hoặc nhà tự làm. Các trường hợp này phải có chứng nhận của UBND xã, phường, thị trấn.
+ Nếu không có nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình thì nhà ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp (là nhà ở không có quyền chiếm hữu, định đoạt) của bản thân người xin nhập hộ khẩu hoặc một trong các thành viên của hộ gia đình đó được phân phối hoặc hợp đồng để ở cũng có thể là căn cứ để đăng ký hộ khẩu. Trong trường hợp này, phải xuất trình đầy đủ giấy tờ hợp lệ như hợp đồng hoặc quyết định phân phối nhà...
+ Nhà được chủ hộ đồng ý cho ở nhà hợp pháp của mình. Tức là người chuyển đến không có nhà nhưng nếu được chủ hộ gia đình hoặc chủ nhà đồng ý cho ở nhờ thì cũng có thể được nhập hộ khẩu. Cần lưu ý, người đồng ý cho ở phải là chủ hộ (nếu người đó đã đăng ký hộ khẩu thường trú tại nơi đó) hoặc chủ nhà (nếu không có hộ khẩu thường trú tại nơi đó). Tuy nhiên, nhà này phải là nhà ở hợp pháp của chủ hộ, tức thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ hộ như đã nêu trên. Trong trường hợp này, phải xuất trình văn bản cam kết cho ở nhờ của chủ hộ (hoặc chủ nhà) và sổ hộ khẩu của chủ hộ hoặc giấy tờ nhà của chủ nhà.
Các loại nhà này, dù có đủ giấy tờ nêu trên nhưng cũng không được giải quyết cho đăng ký hộ khẩu thường trú vào nhà đó nếu là nhà đang tranh chấp (có đơn khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền đang giải quyết) hoặc nhà nằm trong vùng quy hoạch đã thông báo phải di chuyển (trừ trường hợp vợ, chồng, con, bố, mẹ đến ở với nhau).
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Nhà cửa, đất đai
Rao vặt Siêu Vip