
Làm thế nào để sống khỏe mỗi ngày hả mọi người?

Nói chung tuổi thọ và sức khỏe con người trên thế giới ngày càng tăng lên. Tất nhiên tuổi già kéo theo mắt mờ, chân chậm, bệnh tật, nhưng tình hình đã được cải thiện rất nhiều. Thanh niên bây giờ khỏe mạnh hơn, ít bệnh tật hơn vì được chăm sóc tốt hơn về dinh dưỡng, y tế.
Trước hết phải thấy rằng nữ giới có tuổi thọ cao hơn. Ở Pháp số nữ đạt 100 tuổi trở lên nhiều gấp 4 lần số nam. Tuổi thọ của nữ so với nam là 83,8/76,8 (năm 2005). Vì sao? Phải chăng hoocmon của nữ được bảo vệ tốt hơn? Nữ sản sinh nhiều chất chống oxy hóa hơn?

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nguyện vọng từ ngàn xưa của con người là "sống lâu, sống khỏe, sống vui"
Jean Marie Robine, chuyên gia về tuổi thọ thì "thời tiền sử, đàn ông đi săn, đàn bà ở nhà trông nom và bảo vệ con cái, lại còn phải mang bầu chửa đẻ, nên họ phải khỏe mạnh mới mong chống lại kẻ tấn công. Sự chọn lọc tự nhiên đã ban cho nữ sức khỏe và trí thông minh dồi dào hơn nam. Về sau, với sự làm chủ môi trường và sinh suất, lợi thế đó chuyển sang sự kéo dài tuổi thọ".
Hình như người ở vùng Bắc Cực lục địa thọ hơn vùng khác. Nhưng tình hình đã có nhiều thay đổi, nhiều vùng trên thế giới, sự cải thiện điều kiện sống, dinh dưỡng, y tế, giáo dục... đã nâng cao rõ rệt tuổi thọ con người. Thậm chí có nước đang lo về sự kiện "có quá nhiều người già so với trẻ sơ sinh"!
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nguyện vọng từ ngàn xưa của con người là "sống lâu, sống khỏe, sống vui".
Không có thuốc tiên trường sinh nào giúp con người đạt được nguyện vọng đó.
Sáu bí quyết sống lâu, sống khỏe, sống vui:
1. Sống có bạn đời
Thống kê đã chứng tỏ điều đó. Sống có đôi cho phép sắp xếp lối sống chung có quy củ hơn, tránh được những điều rủi ro do thói quen không đúng, hoặc do sự vô ý của tuổi già (chăm sóc ăn uống, thuốc men; cấp cứu khi cần: Tai nạn trong nhà như nước sôi, bếp ga, điện hỏng, v.v...); giúp nhau giải tỏa nỗi buồn, stress. Đối với đàn ông càng bức xúc. Sống đơn độc không có bạn đời bên cạnh dễ dẫn đến suy sụp về sức khỏe.
2. Sống lạc quan
Sống vui vẻ, lạc quan làm tăng số lượng và tác dụng của tế bào miễn nhiễm. Người lo âu sầu não, bi quan, chán nản rất dễ bị suy sụp sức khỏe toàn diện, dễ mắc nguy cơ các bệnh về tim mạch. Thống kê cho biết người sống lạc quan, vui vẻ có kỳ vọng tuổi thọ cao hơn 19% so với người sống bi quan, sầu não.
Muốn sống vui phải có lòng vị tha, tính bao dung, không chấp nhặt, kèn cựa; tránh cáu giận, xúc động mạnh; trọng sức mình, nên làm việc có ích cho xã hội (từ thiện, văn hóa...); tăng cường giao lưu với xung quanh, láng giềng, bạn bè, đồng môn, đồng hương. Nếu sức khỏe cho phép có thể đi thăm quan, du lịch, tham gia tổ thơ, nhạc, tham gia công tác địa phương (Các hội, sở...) để sự giao lưu thêm phong phú, vui vẻ.
3. Hoạt động cơ thể đúng mức
Ngồi lỳ xem ti vi, nằm dài suốt ngày rất có hại. Phải cho cơ thể hoạt động đều, đúng mức: Đi bộ, làm việc nhẹ nhàng như quét dọn, đi chợ, nấu ăn, đi xe đạp. Nói chung phải cho các cơ bắp, khớp xương hoạt động liên tục, đều đặn, đúng mức; không được ráng sức làm việc chân tay, trí não như khiêng vác, thức khuya xem phim, đá bóng, say mê đánh cờ.
Tốt nhất là thể dục đều, đi bộ thường xuyên nhẹ nhàng nơi thoáng đãng (mỗi ngày ít nhất 30 phút).
4. Ăn uống điều độ
Ăn uống là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính, nhưng nếu không khoa học, cũng là tác nhân gây bệnh tật. Nguyên tắc là nên ăn những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Người ta thấy rằng người dân ở đảo Okinawa (Nhật) có tuổi thọ cao nhất thế giới. Họ ăn rất ít chất giàu calori, chủ yếu ăn rau, rong biển, cá, các loại củ, đậu... Kinh nghiệm cho biết những người ăn theo chế độ tiết chế năng lượng (bớt chất béo, đạm động vật, mỡ, đường, bơ, sữa...) sẽ tiết ra ít insulin hơn, và giảm bớt tiêu hao năng lượng nói chung. Sự oxy hóa chậm các tế bào sẽ hạn chế việc xuống cấp của ADN, là nguyên nhân của lão hóa. Ăn tốt và ăn ít cũng hạn chế bệnh Alzheimer.
5. Có lối sống khoa học
Thống kê cho biết lối sống khoa học kéo dài tuổi thọ được 15 năm. Bỏ hẳn thuốc lá, uống rượu ít thôi, ăn uống cân bằng dinh dưỡng, hoạt động thể dục và chơi thể thao nhẹ (bóng bàn, cầu lông, đi bộ...) để tránh các bệnh về tim mạch, ung thư... giờ giấc sinh hoạt (ăn, ngủ, tập thể dục...) không nên bị xáo trộn; có kiến thức cơ bản về y học (triệu chứng tim mạch, tai biến mạch máu...) để kịp thời điều trị đúng lúc, biết làm gì, đi đâu, gọi ai khi cần thiết.
6. Hoạt động trí tuệ
Phải cố gắng cho nơron thần kinh hoạt động thường xuyên. Kinh nghiệm cho thấy các nhà bác học thường sống lâu và rất minh mẫn, sáng suốt. Những người có văn hóa quá thấp, sống thụ động, về già thường hay bị lẫn, bị bệnh mất trí nhớ.
Lý do: Hoạt động trí tuệ tạo ra những liên hệ mới giữa các nơron và do đó, giúp não bộ ở dạng luôn bị đánh thức, không ngủ quên rồi ngủ luôn. Đọc sách báo, chơi cờ, truy cập internet, làm thơ, nghe nhạc, viết hồi ký, vẽ tranh, v.v... giữ cho não bộ duy trì khả năng hoạt động là yếu tố rất cần cho việc kéo dài tuổi thọ.
Tự mỗi người hãy biết phải làm gì, làm như thế nào, để sống lâu, sống vui, sống khỏe.

Chào bạn
Mình sưu tầm dc bí quyết sau để sống khỏe mỗi ngày nè, mình cũng đang áp dụng đó
Người ta thường nói, chữa bệnh mới khó chứ ngăn ngừa bệnh tật không khó chút nào nếu bạn biết cách. Thực hiện một lối sống lành mạnh, ăn ngủ điều độ và chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn có một sức khỏe dồi dào vô bệnh tật. Dưới đây là những cách đơn giản giúp bạn duy trì sức khỏe mỗi ngày:
1. Ngủ
Điều này thực sự không đơn giản đối với những mẹ đang nuôi con thơ nhưng một đêm ngon giấc thực sự rất quan trọng cho sức khỏe của bạn. Cả một ngày dài bạn đã vất vả làm việc thì buổi tối là thời gian lý tưởng nhất để cho cơ thể và bộ não được nghỉ ngơi. Để biết tầm quan trọng của giấc ngủ, bạn cứ so sánh một đêm mất ngủ với một đêm say giấc nồng, chắc chắn bạn sẽ nhận ra.
2. Cân bằng
Chúng ta cần phải tạo ra sự cân bằng trong cuộc sống giữa công việc và trách nhiệm của chúng ta với nó. Việc giành quá nhiều thời gian cho công việc có thể gây tổn hại cho sức khỏe cả tinh thần và thể chất, ngược lại nếu bạn có quá nhiều việc nhà phải làm sẽ khiến bạn căng thăng khi đi làm nơi công sở. Vì vậy, bạn cần học cách cân bằng công việc và giải trí trong cuộc sống.
3. Thư giãn
4. Vận động
5. Chế độ ăn uống
Hãy thiệt lập một chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày nhiều rau xanh và giảm bớt mỡ. Bạn cũng không cần quá quan trọng trong việc cân nhắc thực phẩm khi ăn mà nên nhớ cân bằng giữa các dưỡng chất và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là được.
6. Thái độ sống tích cực
Tinh thần lạc quan trong cuộc sống không chỉ có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật mà còn giúp bệnh tật nhanh được phục hồi nữa đấy bạn. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, thái độ sống tích cực làm tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể mạnh khỏe. Vi vậy, nếu cuộc sống của bạn thường xuyên căng thẳng, hãy học cách loại bỏ nó bạn nhé!
7. Học cách giải quyết vấn đề
Cuộc sống sẽ trở nên căng thẳng và áp lực nếu như bạn không biết cách giải quyết công việc ổn thỏa. Hãy cố gắng kiểm soát cuộc sống của chính mình để tâm lý luôn được thoải mái và đời sống tinh thần lành mạnh hơn.

Chào bạn !
Chia sẻ với bạ 4 " bí quyết" sống khỏe mỗi ngày nhé
Ngủ không mộng mị
Giấc ngủ không phải là sự ngưng nghỉ hoạt động hoàn toàn mà là dạng đặc biệt của hoạt động cơ thể giúp cơ thể phục hồi năng lượng đã tiêu hao khi thức. Giấc ngủ không mộng mị là giấc ngủ đủ, sâu và là cách phục hồi sinh lực tốt nhất. Ngủ có đủ thì mới say giấc nồng, nếu ngủ sâu thì dù có nằm mộng, khi thức dậy chẳng nhớ gì hết.
Thời lượng trung bình của giấc ngủ đủ khoảng tám giờ nhưng không nhất thiết luôn luôn như vậy (có người ngủ đủ với ít hơn hoặc nhiều hơn so với tám giờ). Dấu hiệu cho biết ngủ đủ là có sự sảng khoái, tươi tỉnh, thoải mái khi thức giấc, làm việc bình thường vào ban ngày. Ác mộng được kể là một loại rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ có nhiều loại và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đó là mất ngủ, ngủ nhiều, ác mộng, miên hành (mộng du), nói mớ, nghiến răng, hoảng sợ khi ngủ... Riêng mất ngủ là rối loạn thường gặp và làm khổ sở khá nhiều người.
Thức chẳng lo âu
Stress là những áp lực về mặt tâm lý và những biến động trong gia đình, trong xã hội tác động lên con người gây mất cân bằng. Đáp ứng của con người bị stress là cảm thấy có “sự căng thẳng, lo âu”. Cần lưu ý, stress không phải luôn luôn xấu. Với liều lượng vừa phải, chính stress giúp ta có sự hưng phấn, cảnh giác, tập trung cao độ để đối phó lại tình huống không thuận lợi. Ta sẽ có những suy nghĩ tích cực, tìm cách làm chủ thực tế, quyết tâm giải quyết khủng hoảng đó và thường là thành công trong việc vượt qua stress mà chẳng cảm thấy quá lo âu.
Tuy nhiên, nếu stress cứ lặp đi lặp lại và chúng ta không làm chủ được nó, không thích ứng với những biến đổi do nó đưa đến, cơ thể sẽ bị rối loạn về mặt thể chất và tâm thần. Người bị stress thường xuyên ăn uống kém, hoạt động thể chất kém và dễ tìm đến rượu, thuốc gây nghiện (có người tìm đến ma túy) dùng làm phương tiện giảm thiểu stress, do đó dễ trở thành người nghiện.
Ăn không cầu kỳ
Ăn không cầu kỳ là ăn “đủ” và ăn “lành”. Trước hết là ăn uống sao cho đầy đủ và cân bằng năm nhóm chất dinh dưỡng (nhóm chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin và chất khoáng). Chữ “cân bằng” trong ăn uống rất quan trọng. Chúng ta không nên ăn thừa mứa quá nhiều mà thật vừa đủ chất đạm, chất béo, chất đường bột (nhiều người tán dương không ăn đạm động vật như heo, bò, gia cầm... để cải thiện môi sinh và hạn chế bệnh tật). Nên ăn nhiều rau cải tươi, trái cây, các loại ngũ cốc còn nguyên vì những thứ này rất tốt cho sức khỏe.
Ăn “lành” còn có nghĩa là biết cách ăn uống như: luôn thực hiện ăn chín, uống sôi; thức ăn cũ cần nấu chín kỹ trước khi ăn; bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, gián, bụi bặm xâm nhập; rửa tay bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh và lao động...
Thở thật sâu
Nhờ hô hấp thở ra hít vào mà cơ thể ta mới được cung cấp đủ dưỡng khí (tức oxy) từ khí trời đưa vào và thải bỏ thán khí (tức CO2) từ trong cơ thể ra ngoài. Nhờ hít thở mà duy trì sự sống. Hít thở bình thường chỉ dùng một phần hai lá phổi. Còn thở thật thâm sâu là hít thở với gần trọn cả hai lá phổi, với cơ hoành hoạt động tích cực xoa bóp các phủ tạng ở bụng.
Thở thâm sâu không chỉ cho nguồn sống nhờ thu thật nhiều khí oxy, thải gần hết khí CO2 ở phổi, mà còn tác động giúp thanh lọc tâm ý. Thở thật thâm sâu là hít thở với trạng thái tỉnh thức hoàn toàn: “Hít vào thấy bụng phình ra, thở ra, thấy bụng xẹp lại”, với tâm ý thanh tịnh: “Hít vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười” và với tâm hân hoan.
Khi đó “ngủ không mộng mị, thức chẳng lo âu, ăn không cầu kỳ, thở thật thâm sâu” sẽ hòa điệu, vận hành trôi chảy trong cuộc sống.