
Liệu e có được nuôi con sau khi li hôn không
Vợ chồng tôi kết hôn hơn 2 năm, có 1 đứa con trai 26 tháng tuổi.Do bất đồng quan điểm nên thưởng xuyên cãi nhau.gần đây tính tình anh đã thay dổi hẳn,ghen lên là cứ nham vào đầu vợ mà đấm.vì từ nhỏ tôi đã sồng trong gia đình bạo lực nen tôi trở nen ít nói va k muốn tiếp xúc với ai.Nên chuyện chồng đánh vợ tôi rất ghét chuyện đó.tôi không ngờ anh ta hiến lanh vậy mà bạo lực wa.con người ai ma không ghen đúng không.nhưng biểu hiện sự ghen tuông như vậy không dc.Có vợ con rồi ma chồng tôi không chịu khó lam an gi hết.Vợ góp ý thì coi như không,rảnh la gặp ban đánh cờ.Tôi không hiểu sao chồng tôi lai vô tư nhu vậy, trong khi nha cửa không co phải ở thuê vợ thi lo lam thêm kiếm tiền.
Nên tôi đã gửi đơn ly hôn nhưng tôi không biết tôi co được nuôi con không.Chông tôi đã bỏ về nội gần 1 năm nay rồi.Mỉnh tôi lam kiếm tiền trả nợ, lãi ngân hàng và nuôi con.Trong thời gian anh di k trợ cấp cho mẹ con tôi lan nào và cung ít qua tham con.vậy ma khi ly hôn a dòi nuôi con trong khi do xa con cả năm ma a co thăm con dc 2 lan.giữa nhà tôi và anh đi 2 tiếng la tới chứ mấy.Mọi người nghỉ tôi có được nuôi con không,vì lúc tôi đưa đon chông tôi nói,mày gửi đon bên này thì sẽ biết.nên tôi đoán nhà anh ta co quen ai đó sẽ nhờ giúp đở.

Chào chị
Theo quy định của pháp luật sau khi ly hôn thì vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con và quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con.
Về nguyên tắc con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. ( Điều 92 luật HNGĐ 2000)
Con chị mới được 26 tháng tuổi nên toàn án sẽ để cho chị trực tiếp nuôi con chị cứ yên tâm.
Chúc chị may mắn

Vấn đề chị quan tâm tôi xin phúc đáp như sau.
Con dưới 36 tháng tuổi khi xử ly hôn, sẽ được giao cho mẹ nuôi dưỡng được quy định tại điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình "Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác." Vì thế chị cứ yên tâm nếu chỉ cần chị muốn nuôi cháu thì chắc chắn tòa án sẽ phải giao con cho chị chăm sóc.
Dĩ nhiên nếu người mẹ không có đủ năng lực hành vi dân sự"bị tâm thần...", tòa án có thể giao đứa trẻ cho chồng nuôi dưỡng, để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho các cháu.
Chúc chị và cháu mạnh khỏe