
Máu đong trong húc sâu mũi là bệnh gì?

Chảy máu mũi là một triệu chứng của rất nhiều bệnh, biểu hiện bằng chảy máu ra cửa mũi trước hoặc chảy xuống dưới họng miệng qua cửa mũi sau. 60% trên tổng số người trưởng thành có ít nhất là một lần chảy máu mũi, nhưng chỉ khoảng 6% cần can thiệp y tế.
Để hiểu thêm chúng ta cùng nhìn qua hệ thống mạch máu nuôi dưỡng mũi:
Mạch máu chủ yếu cho hốc mũi là động mạch bướm - khẩu cái (một nhánh cuối của động mạch hàm trong thuộc về hệ tuần hoàn của động mạch cảnh ngoài).
+ Động mạch bướm khẩu cái: đi qua rãnh bướm khẩu cái chui qua lỗ bướm khẩu cái vào hốc mũi và chia thành động mạch mũi sau giữa đi đến vách ngăn mũi sau bên đi đến mũi bên.
+ Các nhánh của động mạch cảnh trong tưới máu cho phần trên của hốc mũi gồm: động mạch sàng trước và sàng sau (xuất phát từ động mạch mắt và đi qua các rãnh nhỏ xương sàng vào hốc mũi).
Vùng nối giữa các nhánh của động mạch cảnh trong và cảnh ngoài, nằm ở 2 bên vách ngăn - Điểm mạch Kisselback: điểm mạch này rất dễ chảy máu.
Nguyên nhân
Nguyên nhân tại chỗ có thể do viêm nhiễm: viêm mũi cấp, viêm xoang cấp, viêm loét mũi hoặc do khối u: U lành tính: u máu, polip chảy máu, u xơ vòm mũi họng,
U ác tính: ung thư mũi, ung thư sàng hàm, ung thư vòm mũi họng (PC).
Ngoài ra còn do chấn thương:
Ngoáy mũi, chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt.
- Nguyên nhân toàn thân:
+ Bệnh về máu và thành mạch: Bệnh bạch cầu cấp, mạn tính. Bệnh giảm tiểu cầu. Bệnh ưa chảy máu. Suy tủy. Rối loạn các yếu tố đông máu. Tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu.
+ Các bệnh toàn thân khác
Sốt xuất huyết, bệnh Denker, các bệnh suy gan, thận mạn tính
- Chảy máu mũi vô căn: Theo tài liệu nghiên cứu tại Việt Nam, khoảng 70% số bệnh nhân chảy máu mũi là vô căn (không tìm thấy nguyên nhân).