
Mình bị đau bụng dưới hơn tháng nay mà ko bít vì sao ?
? mình đã đi siêu âm, và đã dùng que thử nhưng ko có dấu hiệu nào la có thai ca.

Nếu bạn nghi ngờ, hãy để ý đến những dấu hiệu có thai sau đây:
- Trễ kinh: Khi một người khỏe mạnh, kinh nguyệt tương đối đều, trễ kinh từ 10 ngày trở đi thì phải nghĩ đến dấu hiệu có thai. Ở những người kinh nguyệt không đều, triệu chứng trễ kinh là một triệu chứng không đáng tin cậy. Tuy nhiên, sự trễ kinh có thể xảy ra trong những trường hợp như đang cho con bú, tâm lý lo sợ mang thai, đời sống thay đổi, mắc bệnh mãn tính…
- Thay đổi ở vú: Thường biểu hiện rõ rệt nhất ở người có con so: vú lớn ra, thấy đau ở vú, quầng vú đậm màu dần, hạt Montgomery nổi rõ (khi thai được 6-8 tuần). Những thay đổi này cũng có khi gặp ở một số trường hợp không có thai như: bướu buồng trứng, bướu não, dùng thuốc an thần và cả trường hợp có thai tưởng tượng.
- Nghén: Nôn ói xuất hiện khoảng cuối tháng đầu tiên, kéo dài 6 đến 12 tuần, đi kèm với mệt mỏi, thay đổi tính tình, dễ buồn ngủ hoặc mất ngủ, chán ăn hoặc kém ăn…
- Đổi màu ở niêm mạc và da âm hộ, âm đạo, cổ tử cung: tím sẫm hoặc đỏ tía. Cần phân biệt với các tình trạng bệnh lý khác đưa đến sung huyết các cơ quan trong hố chậu.
- Tăng sắc tố ở da: Dấu hiệu này khi có, khi không, có khi không phải do thai mà do một số loại thuốc.
- Rối loạn tiết niệu: Xảy ra trong tháng đầu do tử cung trong hố chậu đè lên bàng quang, cần phân biệt với nhiễm trùng tiểu.
Phụ nữ có thai khi xuất hiện tất cả các dấu hiệu có thai trên đây.
Tổng đài tư vấn sức khỏe, tư vấn tâm lý: 19008909

cảm ơn nhiều nha các bạn.

Bạn nên đi khám bệnh ở các bệnh viện lớn đi bạn ạ.
Đau bụng là một trong các triệu chứng hay gặp. Nguyên nhân gây nên đau bụng cũng hết sức đa dạng và phức tạp.
Đau ở nửa bụng trên rốn: khi đó có thể nghĩ tới một số bệnh lý ở một số cơ quan như sau:
Một số bệnh gan mật: viêm gan, ung thư gan, áp xe gan, sỏi mật, viêm túi mật cấp và mạn tính, giun chui ống mật...;
Một số bệnh lý dạ dày: viêm dạ dày cấp và mãn, viêm loét hành tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày...;
Một số bệnh của đại tràng ngang: viêm đại tràng cấp và mạn, hội chứng ruột kích thích, ung thư đại tràng, túi thừa đại tràng, lồng đại tràng...;
Một số bệnh khác như viêm tụy cấp, ung thư tụy, lách to, tắc mạch lách...
Đau ở nửa bụng dưới rốn: Ngoài các bệnh lý đại tràng đã nêu ở trên còn có thể gặp thêm viêm ruột thừa, đám quánh ruột thừa, ung thư đại tràng sigma, ung thư trực tràng..
Một số bệnh lý của hệ tiết niệu: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu.
Một số bệnh lý của bộ máy sinh dục nữ: u nang buồng trứng xoắn, viêm buồng trứng, ung thư buồng trứng, viêm phần phụ, u xơ tử cung, ung thư tử cung...
Đau toàn ổ bụng và không có vị trí xác định: có thể gặp trong một số bệnh toàn thân hoặc tại chỗ như lao màng bụng, viêm phúc mạc, di căn ung thư tới màng bụng, lồng ruột, viêm ruột cấp tính...
Tóm lại đau bụng chỉ là một triệu chứng, nhưng là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Bạn nên tới khám ở bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa khám, chẩn đoán và điều trị cụ thể.

Ngoài các vấn đề liên quan tới kỳ kinh, đau bụng dưới ở chị em còn có thể là biểu hiện của các bệnh ở vùng xương chậu, viêm màng trong dạ con hay tổn thương "vùng kín" mãn tính.
Bệnh viêm vùng chậu
Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh lây qua đường tình dục là viêm vùng chậu hoặc viêm hệ sinh sản. Những viêm nhiễm này có thể gây tổn thương vĩnh viễn tử cung, buồng trứng, và ống dẫn trứng. Trong thực tế, đó là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở phụ nữ.
Các triệu chứng bao gồm đau bụng, sốt, dịch tiết âm đạo bất thường và đau trong khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu.
Bệnh sa các cơ quan trong vùng chậu
Nhiều phụ nữ sẽ có hiện tượng sa một số cơ quan trong vùng chậu do tuổi tác. Đó là khi một cơ quan như bàng quang hay tử cung rơi xuống một vị trí thấp hơn. Nó thường không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng có thể gây khó chịu.
Các biểu hiện phổ biến nhất là áp lực đối với các thành âm đạo, cảm giác đầy ở bụng dưới, khó chịu ở háng hoặc thắt lưng và đau đớn khi quan hệ tình dục.
Có nhiều lựa chọn trong điều trị, từ các bài tập đặc biệt đến phẫu thuật.
Hội chứng tắc tĩnh mạch vùng chậu
Chứng giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân (thường gặp ở vùng đùi) và đôi khi chúng có thể phát triển ở vùng xương chậu. Máu dồn về các tĩnh mạch vùng chậu, làm cho chúng “nở” ra và đau đớn. Điều này được gọi là hội chứng tắc tĩnh mạch vùng chậu. Cơn đau có xu hướng nặng hơn khi ngồi hoặc đứng.
Nằm xuống sẽ giúp giảm đau và cần có sự can thiệp nội khoa trong điều trị hội chứng tắc tĩnh mạch vùng chậu.
Đau vùng chậu mãn tính
Đau vùng chậu mãn tính là tình trạng đau bụng dưới kéo dài ít nhất 6 tháng. Bệnh có thể nghiêm trọng tới mức gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, công việc và các mối quan hệ.
Bước đầu tiên để trở về cuộc sống bình thường là đi khám bác sĩ. Việc điều trị không phải là dễ do nguyên nhân gây đau này đến nay vẫn là 1 bí ẩn. Tuy nhiên, ít nhất bác sĩ sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Viêm màng trong dạ con
Trong một số phụ nữ, nội mạc tử cung phát triển các mô bên ngoài tử cung. Tăng trưởng có thể hình thành trên buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, ruột, và các bộ phận khác của cơ thể. Khi nó đến đủ giai đoạn, những màng trong dạ con này sẽ vỡ ra, tạo thành sẹo. Những sẹo này sẽ gây khó khăn cho quá trình thụ thai. Có những cách để điều trị bệnh này nhưng không thể chữa khỏi.
Tổn thương âm hộ mạn tính
Tổn thương âm hộ mạn tính là dạng đau không có nguyên nhân và không phải do viêm nhiễm. Đau âm hộ thường ảnh hưởng tới vùng quanh âm đạo. Nó có thể gây đau liên tục hoặc định kỳ với cảm giác như bị bỏng, châm chích hay cảm giác như bị giằng xé.
Đi xe đạp hoặc quan hệ tình dục có thể làm cho cơn đau nặng hơn. Tổn thương này được xác định sau khi bác sĩ loại trừ các nguyên nhân gây đau âm hộ.
Lựa chọn điều trị có thể là dùng thuốc hay liệu pháp vật lý trị liệu.

Đau bụng dưới là cảm giác đau vùng bụng, bắt đầu tính từ rốn trở xuống. Đối với chị em trong độ tuổi sinh sản, đau bụng dưới có thể là dấu hiệu của các vấn đề sau:
Đau bụng giai đoạn rụng trứng
Nếu thấy những cơn đau nhói vào giai đoạn giữa 2 kỳ kinh thì cơ thể bạn có thể đang trong giai đoạn rụng trứng. Ở thời điểm này, buồng trứng sẽ giải phóng 1 quả trứng trưởng thành cùng với một số chất dịch và máu mà có thể gây kích ứng niêm mạc của bụng.
Nó không có hại và thường biến mất trong vòng vài giờ.
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
PMS được biết đến với các biểu hiện tính khí thất thường và thèm ăn. Nó cũng có thể gây ra đau bụng, đau lưng, nhức đầu, ngực cương và nổi mụn. Thay đổi nội tiết có thể là nguyên nhân chính. Căng thẳng, ít tập thể dục và thiếu một số vitamin có thể làm cho các triệu chứng nặng hơn.
Nếu hội chứng tiền kinh nguyện ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày thì cần trò chuyện với bác sĩ. Thay đổi lối sống và dùng thuốc giảm đau sẽ giúp giảm thiểu những khó chịu này.
Biểu đồ cho thấy sự thay đổi hormone trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
Co bóp tử cung
Mỗi tháng, lớp nội mạc tử cung sẽ hình thành trong tử cung để tạo nơi trú ẩn ấm áp cho phôi thai hình thành. Nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ bị chết và rời khỏi cơ thể trong giai đoạn kinh nguyệt. Hiện tượng co bóp tử cung là để giúp đẩy các chất thải này ra ngoài. Cảm giác đau từng cơn ở bụng dưới thường diễn ra theo chu kỳ và kéo dài 1-3 ngày đầu có kinh.
Chườm nóng hay thuốc giảm đau sẽ giúp giảm những cơn đau khó chịu này.
Mang thai ngoài tử cung
Đây là một trường hợp khẩn cấp, đe dọa tính mạng, đòi hỏi phải điều trị ngay lập tức. Nó xảy ra khi phôi thai “đậu” lại không đúng vị trí, thường là ở ống dẫn trứng.
Các triệu chứng bao gồm đau vùng chậu dữ dội hay cảm giác chuột rút ở 1 bên thành bụng, chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt.
U nang buồng trứng
Sẽ có 1 nang trứng trưởng thành trong chu kỳ kinh nguyệt và sẽ phóng thích quả trứng đã “chín” này vào giữa 2 kỳ kinh. Tuy nhiên, ở một số người, sẽ có những nang không bao giờ phát triển thành trứng trưởng thành, chỉ luôn chứa dịch lỏng, khi đó nó chính là u nang buồng trứng.
Khi còn nhỏ, u nang này không gây ảnh hưởng gì. Nhưng khi nó lớn lên, nó sẽ có thể gây ra đau vùng chậu, tăng cân và đi tiểu thường xuyên.
U nang buồng trứng có thể được xác định với một khám phụ khoa hay siêu âm.
U xơ tử cung
U xơ tử cung là loại u phát triển trong thành tử cung, xuất phát từ 1 tế bào cơ trơn nhưng nó không phải là ung thư.
U xơ tử cung thường phổ biến ở phụ nữ tuổi 30 - 40 và chúng thường không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở 1 số phụ nữ có thể có hiện tượng đau thắt lưng, đau bụng hoặc ảnh hưởng tới sự mang thai.