Câu hỏi

30/05/2013 08:34
Nếu vết thương tiếp xúc với dịch cơ thể của người nhiễm hiv như máu, tinh dịch, nước tiểu đã khô thì có bị lây?
Cho em hỏi, nếu vết thương tiếp xúc với dịch cơ thể của người nhiễm hiv như máu, tinh dịch, nước tiểu, nước bọt nhưng các chất dịch này đều đã khô thì có bị lây nhiễm hay không?. Xin chân thành cảm ơn .
m0zjlla
30/05/2013 08:34
Danh sách câu trả lời (1)

Bạn thân mến!
Như chúng ta đã biết HIV là vi rút gây ra sự suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Vi rút HIV có nhiều nhất ở trong máu, trong tinh dịch và dịch âm đạo, HIV có ở trong nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi, dịch não tuỷ và sữa mẹ của người nhiễm HIV. HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường.
HIV không thể sống trong không khí, nước hoặc thức ăn vì vi rút này rất yếu và chỉ có thể sống trong các dịch cơ thể. HIV rất dễ chết khi ở ngoài cơ thể, HIV có thể sống trong xác bệnh nhân AIDS trong vòng 24h, riêng đối với các dịch tiết, giọt máu khô đọng ở kim tiêm chúng có thể sống từ 2->7 ngày.
HIV chỉ lây truyền khi chất dịch cơ thể của người bị nhiễm HIV vào cơ thể của người khác. Nếu khi có vết thương hở mà tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của người nhiễm HIV thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm HIV.
Để biết mình có bị lây nhiễm HIV hay không, thì người đó cần phải xét nghiệm máu:
* Lần 1 sau thời gian 3 tháng kể từ thời điểm có nguy cơ lây nhiễm.
* Xét nghiệm HIV lại lần 2, cách lần một 3 tháng (chú ý: khi chờ đợi trong thời gian làm xét nghiệm không được để xảy ra thêm nguy cơ mới nữa).
Địa điểm: Tại các Bệnh viện, Trung tâm y tế hoặc các điểm xét nghiệm HIV tự nguyện miễn phí tại địa phương bạn đang sinh sống..
Để tránh lây HIV, đặc biệt là người chăm sóc trực tiếp người bệnh phải tuân thủ các nguyên tắc dự phòng như sau:
* Phải coi mọi máu và dịch đều có nguy cơ lây nhiễm HIV.
* Về nguyên tắc, tránh không được tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch của người bệnh. Khi tiến hành các thao tác có liên quan đến máu và dịch đều phải đeo găng tay.
* Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi thay chiếu, chăn, quần áo hoặc sau khi tiếp xúc với dịch tiết của cơ thể người bệnh.
* Băng kín các vết thương xuất tiết.
* Nếu người bệnh bị chảy máu cần nhanh chóng rửa sạch bằng các chất tiệt trùng như nước Javen, trong khi lau rửa vết máu phải mang găng tay, nếu không có găng tay thì phải dùng túi nilon, luôn nhớ sau đó phải rửa tay bằng xà phòng.
* Mang găng tay hoặc lót bằng giấy, túi nilon khi mang các đồ bẩn.
* Giữ giường chiếu, quần áo luôn sạch sẽ.
* Khi giặt quần áo hoặc ga giường có dính máu hoặc các chất dịch tiết khác của cơ thể cần chú ý:
+ Ngâm bằng nước Javen trong thời gian 20` rồi đi găng để giặt.
+ Giặt riêng rẽ với quần áo của người khác trong gia đình.
+ Giặt bằng xà phòng , vắt khô , gấp và là như bình thường.
+ Không dùng chung các vật đâm qua da, không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tăm răng và tất cả các vật sắc nhọn có thể gây chảy máu.
Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn.
Như chúng ta đã biết HIV là vi rút gây ra sự suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Vi rút HIV có nhiều nhất ở trong máu, trong tinh dịch và dịch âm đạo, HIV có ở trong nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi, dịch não tuỷ và sữa mẹ của người nhiễm HIV. HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường.
HIV không thể sống trong không khí, nước hoặc thức ăn vì vi rút này rất yếu và chỉ có thể sống trong các dịch cơ thể. HIV rất dễ chết khi ở ngoài cơ thể, HIV có thể sống trong xác bệnh nhân AIDS trong vòng 24h, riêng đối với các dịch tiết, giọt máu khô đọng ở kim tiêm chúng có thể sống từ 2->7 ngày.
HIV chỉ lây truyền khi chất dịch cơ thể của người bị nhiễm HIV vào cơ thể của người khác. Nếu khi có vết thương hở mà tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của người nhiễm HIV thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm HIV.
Để biết mình có bị lây nhiễm HIV hay không, thì người đó cần phải xét nghiệm máu:
* Lần 1 sau thời gian 3 tháng kể từ thời điểm có nguy cơ lây nhiễm.
* Xét nghiệm HIV lại lần 2, cách lần một 3 tháng (chú ý: khi chờ đợi trong thời gian làm xét nghiệm không được để xảy ra thêm nguy cơ mới nữa).
Địa điểm: Tại các Bệnh viện, Trung tâm y tế hoặc các điểm xét nghiệm HIV tự nguyện miễn phí tại địa phương bạn đang sinh sống..
Để tránh lây HIV, đặc biệt là người chăm sóc trực tiếp người bệnh phải tuân thủ các nguyên tắc dự phòng như sau:
* Phải coi mọi máu và dịch đều có nguy cơ lây nhiễm HIV.
* Về nguyên tắc, tránh không được tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch của người bệnh. Khi tiến hành các thao tác có liên quan đến máu và dịch đều phải đeo găng tay.
* Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi thay chiếu, chăn, quần áo hoặc sau khi tiếp xúc với dịch tiết của cơ thể người bệnh.
* Băng kín các vết thương xuất tiết.
* Nếu người bệnh bị chảy máu cần nhanh chóng rửa sạch bằng các chất tiệt trùng như nước Javen, trong khi lau rửa vết máu phải mang găng tay, nếu không có găng tay thì phải dùng túi nilon, luôn nhớ sau đó phải rửa tay bằng xà phòng.
* Mang găng tay hoặc lót bằng giấy, túi nilon khi mang các đồ bẩn.
* Giữ giường chiếu, quần áo luôn sạch sẽ.
* Khi giặt quần áo hoặc ga giường có dính máu hoặc các chất dịch tiết khác của cơ thể cần chú ý:
+ Ngâm bằng nước Javen trong thời gian 20` rồi đi găng để giặt.
+ Giặt riêng rẽ với quần áo của người khác trong gia đình.
+ Giặt bằng xà phòng , vắt khô , gấp và là như bình thường.
+ Không dùng chung các vật đâm qua da, không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tăm răng và tất cả các vật sắc nhọn có thể gây chảy máu.
Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip