
Nguyên nhân gây mất ngủ và cách điều trị?

Nguyên nhân mất ngủ rất đa dạng: lo âu về gia đình, công việc, ưu tư dài ngày, phối hợp với rối loạn thần kinh chức năng, suy nhược thần kinh, bệnh tưởng, làm việc quá sức, lao tâm, lao lực, uống nhiều cà phê, nước chè đặc vào buổi tối hoặc lạm dụng thuốc ngủ, thuốc an thần...
Giấc ngủ là liều thuốc tiên giúp phục hồi sức khoẻ, quan trọng không kém gì ăn uống. Giấc ngủ quý giá như vậy, nên bạn phải bảo vệ và phải học cách ngủ tốt, ngủ sâu.
Nếu bạn có thói quen làm việc quá khuya thì phải từ bỏ thói quen đó, và hãy bắt đầu giấc ngủ trước 10 giờ đêm.
Nếu vẫn phải làm việc vào ban đêm, bạn hãy chỉ nên làm các việc nhẹ, không phải suy nghĩ nhiều.
Nếu vì nguyên nhân khác, bạn hãy tìm và khắc phục nó. Ví như bạn mất ngủ vì phải đi tiểu nhiều lần thì cần phải đi khám (nếu là nam giới có thể do phì đại tiền liệt tuyến).
Để ngủ cho tốt, cho sâu, bạn cũng nên thực hiện nhiều biện pháp, trong đó món ăn bài thuốc có tác dụng phòng và chữa chứng mất ngủ có hiệu quả. Dưới đây là những món ăn bài thuốc phòng, trị chứng mất ngủ.
Điều trị mất ngủ nói chung có 3 biện pháp:
- Thuốc: Có thể sử dụng một số loại thuốc dễ gây ngủ như các loại benzodiazepine, zolpidem... nhưng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, một số loại thảo dược đông y cũng có thể giúp ngủ dễ hơn, như: tim sen, lá vông....
- Thư giãn tâm lý: Sức khoẻ không bị ảnh hưởng gì nếu thỉnh thoảng không ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm. Khi lên giường ngủ chỉ để ngủ và không làm gì khác (đọc sách, xem phim...) nếu không ngủ được sau 10 - 15 phút, có thể đứng dậy đi làm việc khác.
- Vệ sinh giấc ngủ: phòng ngủ thích hợp (thoáng khí, ít ánh sáng, không quá nóng hay quá lạnh...), không ăn thịnh soạn hay thức ăn khó tiêu gần giờ đi ngủ, tránh những kích thích làm khó ngủ (nghe radio quá to, đọc sách hay xem những bộ phim đòi hỏi phải tập trung theo dõi sát sao...), tắm nước ấm khoảng 20 phút trước khi đi ngủ, tránh ngủ nhiều ban ngày, thức dậy đúng giờ mỗi ngày, tập thể dục đều đặn...
Bệnh nhân mất ngủ mãn tính thường sợ buổi tối vì ám ảnh bởi cơn mất ngủ. Thông thường, càng lo sợ, giấc ngủ càng khó đến.
Hãy nghĩ đến giấc ngủ nhẹ nhàng và thanh thản, bạn sẽ có một giấc ngủ bình an!
Xin chúc bạn sớm khỏi bệnh.

Việc ăn nhiều cà chua hay các thực phẩm nhiều gia vị sẽ dễ gây ợ hơi. Tình trạng này càng nặng hơn khi nằm và chính nó là nguyên nhân gây khó ngủ. Việc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ cũng có thể gây gián đoạn giấc ngủ do phải thức dậy đi tiểu nhiều lần.
Ngoài cà phê, rượu, thuốc lá, các yếu tố sau cũng có ảnh hưởng đến giấc ngủ:
- Nhiệt độ, độ ẩm môi trường: Thời tiết mát mẻ giúp ngủ ngon hơn, có thể vì nó phù hợp với tình trạng thân nhiệt giảm khi ngủ sâu (khoảng 4 giờ sau khi bắt đầu ngủ). Môi trường quá ẩm sẽ gây ngột ngạt, quá khô sẽ gây đau họng, khô mũi miệng, khó ngủ.
- Ánh sáng và tiếng ồn: Phòng quá sáng khiến người ta khó ngủ. Tiếng ồn cũng làm giấc ngủ không được sâu.
- Gối, vải trải giường, chăn: Nếu khi ngủ dậy, bạn thường có cảm thấy ê ẩm cả người hay đau lưng thì có thể là do chăn gối được làm từ vật liệu không thích hợp.
Ngoài các yếu tố môi trường, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng, rối loạn giấc ngủ cũng có thể bắt nguồn từ những bệnh tâm thần như nghiện rượu, trầm cảm...Các nghiên cứu gần đây ở Trung tâm Sức khỏe tâm thần TP HCM cho thấy, rối loạn giấc ngủ xuất hiện ở 94% bệnh nhân rối loạn stress sau chấn thương; 84% bệnh nhân tâm thần phân liệt; 83% người nghiện rượu và 72% trường hợp trầm cảm.
Các phương pháp điều trị mất ngủ
1. Thư giãn tâm lý: Sức khỏe sẽ không bị ảnh hưởng gì nếu thỉnh thoảng không ngủ đủ 8 giờ mỗi đêm. Vì vậy, không nên quá lo lắng. Những bệnh nhân mất ngủ mạn tính thường rất sợ buổi tối vì họ nghĩ rằng có thể sẽ không ngủ được và càng lo sợ, giấc ngủ càng khó đến.
Nếu trong ngày có những vấn đề chưa giải quyết xong, hãy gác lại. Không nên vừa nằm chờ giấc ngủ đến vừa nghĩ cách giải quyết vấn đề. Khi lên giường ngủ, không nên làm gì. Nếu không ngủ được, sau 10-15 phút, hãy đứng dậy đi làm một việc khác. 2. Vệ sinh giấc ngủ: Dưới đây là các biện pháp tạo điều kiện cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn mà không cần dùng thuốc. - Thức dậy đúng giờ mỗi ngày. - Dù có mất ngủ cũng chỉ nên nằm trên giường với thời gian bằng thời gian ngủ được trước khi bị mất ngủ. - Không sử dụng các chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá, rượu...) vào buổi chiều. - Tránh ngủ nhiều ban ngày. - Tập thể dục buổi sáng đều đặn (có thể tập những bài nặng). - Tránh những kích thích làm khó ngủ như nghe radio quá to, đọc sách quá hay, xem những phim đòi hỏi phải chú ý theo dõi sát sao... - Trước khi đi ngủ khoảng 20 phút, nên tắm nước ấm. - Tránh những bữa ăn quá thịnh soạn hay khó tiêu gần giờ đi ngủ. - Tập những bài thể dục nhẹ có tính chất thư giãn trước khi ngủ. - Phòng ngủ thoáng khí, ít ánh sáng, không quá nóng hay quá lạnh. 3. Dùng thuốc: Có thể sử dụng benzodiazepine, zolpidem, chloral hydrate... nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có hội chứng lo âu hay trầm cảm đi kèm, nên phối hợp các loại thuốc chống trầm cảm, lo âu. Giải đáp một số câu hỏi về rối loạn giấc ngủ - Ngủ là lúc cơ thể và não bộ ngưng hoạt động để nghỉ ngơi và thư giãn? Sai. Mặc dù đây là lúc nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng nhưng cơ thể và não bộ vẫn duy trì một mức độ hoạt động nào đó. - Nghe nhạc bằng headphone sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn khi đang buồn ngủ trong lúc lái xe? Sai. Trong trường hợp này, âm nhạc chỉ giúp bạn duy trì sự tỉnh táo tạm thời chứ không kéo dài được lâu. Một người buồn ngủ trong khi lái xe có thể gục đầu chợp mắt trong vài giây (một thời gian vừa đủ để gây tai nạn) mà không hề hay biết. - Chứng ngủ rũ là một rối loạn giấc ngủ thể hiện bởi các cơn buồn ngủ không thể cưỡng lại được? Đúng. Những cơn buồn ngủ không thể cưỡng lại được có thể xuất hiện bất cứ nơi đâu và bất kỳ lúc nào trong ngày, dù đêm hôm trước đã ngủ tốt cả về mặt chất lượng lẫn thời gian. - Nguyên nhân chủ yếu của mất ngủ là lo lắng? Sai. Mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau về mặt cơ thể, tinh thần và do stress. - Một nguyên nhân làm ngủ không đủ giấc là “hội chứng chân không yên”? Đúng. “Hội chứng chân không yên” là một tình trạng có cảm giác râm ran như kiến bò trong chân trong khi ngồi hay nằm, đặc biệt là khi ngủ. Hiện tượng này làm bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu và bắt buộc phải cử động chân luôn luôn, dẫn đến khó ngủ hay ngủ không yên. - Nhu cầu ngủ sẽ ít hơn khi già? Sai. Khi già đi, người ta nhận được giấc ngủ ngắn hơn bởi vì khả năng ngủ lâu và ngủ sâu giảm dần. - Vào lúc sáng sớm hay giữa trưa, bạn hay buồn ngủ khi đang làm việc hơn so với buổi tối? Đúng. Đồng hồ sinh học làm chúng ta có 2 giai đoạn buồn ngủ trong ngày, bất chấp ngày trước đó đã ngủ bao nhiêu giờ. Giai đoạn buồn ngủ nhiều là từ giữa đêm đến 7 giờ sáng. Giai đoạn buồn ngủ ít hơn từ 1 đến 3 giờ trưa. Chúng ta sẽ càng buồn ngủ nhiều hơn trong hai giai đoạn này nếu ngủ không đủ giấc vào ngày hôm trước. Sưu tầm.


- Giấc ngủ là tình trạng nghỉ ngơi tự nhiên theo chu kỳ của thể xác và tâm thần. Trong tình trạng này người ta thường nhắm mắt và mất ý thức một phần hay hoàn toàn do đó sẽ giảm các vận động và phản ứng đối với các kích thích bên ngoài.
- Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng là giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.
- Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khoẻ khoắn khi thức dậy... Các khảo sát cho thấy thời gian ngủ giảm dần theo tuổi, thí dụ như bé mới sinh ngủ tới 17 giờ mỗi ngày, trẻ lớn ngủ từ 9 - 10 giờ mỗi đêm, người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, riêng người cao tuổi thường ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm.
2. Biểu hiện và tác hại của mất ngủ
Gọi là mất ngủ khi có một trong số các biểu hiện sau: khó vào hay khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt.
Tác hại của mất ngủ: nếu mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Mất ngủ kéo dài sẽ gây mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung chú ý. Mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đểu ảnh hưởng đến khả năng làm việc/ học tập, dễ gây tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc ...
Ngay cả sự hơi buồn ngủ cũng đủ làm giảm sút khả năng tập trung chú ý và thời gian phản ứng. Một người buồn ngủ trong khi lái xe có thể gục đầu chợp mắt trong vài giây mà không hề hay biết - một thời gian vừa đủ để gây tai nạn.
3. Phân loại mất ngủ và nguyên nhân
• Phân loại: có nhiều loại mất ngủ
- Thoáng qua: mất ngủ dưới 1 tuần
- Ngắn hạn: mất ngủ từ 1-4 tuần
- Mạn tính: mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng
• Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân mất ngủ thoáng qua:
- Stress (34% nữ và 22% nam, Mỹ - 1999)
- Lệch múi giờ sau chuyến bay dài
- Làm ca: 53% công nhân ca đêm ngủ gật ít nhất 1 lần trong tuần
- Sử dụng các chất kích thích não: cà phê, trà, thuốc lá, rượu, các loại thuốc có tính kích thích
- Thói quen của người ngủ cùng: thí dụ như ngáy (42% nam và 31% nữ ngáy vài đêm trong tuần, Mỹ - 2002)
- Các yếu tố môi trường: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, thoáng khí ...
+ Nguyên nhân mất ngủ mạn tính:
- Bệnh lý đa khoa: dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản...
- Ngoài ra, ước tính có khoảng 35 - 50% trường hợp mất ngủ mãn tính có thể liên quan đến bệnh lý tâm thần (qua một nghiên cứu về Mất ngủ năm 2005 ở TP.HCM nhận thấy trong số các trường hợp mất ngủ có 14,5% bị bệnh tâm thần).
Các loại bệnh tâm thần có thể gây mất ngủ:
- Trầm cảm
- Hưng cảm
- Rối loạn lo âu lan toả
- Rối loạn stress sau chấn thương
- Nghiện rượu
- Tâm thần phân liệt
- Bệnh sa sút tâm thần
- Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như: hội chứng chân không yên, chứng ngưng thở khi ngủ, ác mộng ...
4. Điều trị mất ngủ
Đầu tiên cần tìm nguyên nhân để giài quyết.
Điều trị mất ngủ nói chung có 3 biện pháp:
• Thuốc: có thể sử dụng một số loại thuốc dễ gây ngủ như các loại benzodiazepine, zolpidem... nhưng cần chú ý là phải có bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn sử dụng. Một số loại dược thảo đông y cũng có thể giúp ngủ dễ hơn như tim sen, lá vông ...
• Thư giãn tâm lý: Đầu tiên cần nhớ rằng sức khoẻ sẽ không ảnh hưởng gì nếu thỉnh thoảng không ngủ đúng 6 hoặc 8 giờ mỗi ngày. Khi lên giường ngủ thì chỉ để ngủ và không làm gì khác (như đọc sách, xem phim ...), nếu không ngủ được sau 10 - 15 phút thì có thể đứng dậy đi làm một việc khác. Những bệnh nhân mất ngủ mãn tính thường rất sợ buổi tối vì họ nghĩ rằng có thể sẽ không ngủ được và thông thường nếu càng lo sợ thì giấc ngủ càng khó đến, do đó hãy nghĩ đến giấc ngủ một cách nhẹ nhàng và thanh thản thì nó sẽ đến một cách bình yên. Nếu trong ngày có những vấn đề chưa giải quyết xong thì hãy gác lại hoàn toàn chờ đến ngày mai giải quyết chứ không nên vừa nằm chờ giấc ngủ đến vừa nghĩ cách giải quyết vấn đề.
• Vệ sinh giấc ngủ: là các biện pháp không dùng thuốc, tạo điều kiện cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn.
- Phòng ngủ thích hợp (thoáng khí, ít ánh sáng, không quá nóng hay quá lạnh ...)
- Không sử dụng những loại chất kích thích não vào buổi chiều (như cà phê, trà, thuốc lá, rượu, các loại thuốc kích thích...)
- Tránh những bữa ăn quá thịnh soạn hay khó tiêu gần giờ đi ngủ
- Tránh những kích thích làm khó ngủ như nghe radio quá to, đọc sách quá hay hay xem những phim đòi hỏi phải chú ý theo dõi sát sao ...
- Tắm nước ấm khoảng 20 phút trước khi đi ngủ
- Tránh ngủ nhiều ban ngày
- Thức dậy đúng giờ mỗi ngày: dù có mất ngủ cũng chỉ nên nằm trên giường với thời gian bằng thời gian ngủ được trước khi bị mất ngủ. Nếu nằm nán thêm cũng không giải quyết được gì.
- Tập thể dục buổi sáng đều đặn (có thể tập những bài tập nặng)
- Tập những bài tập thể dục nhẹ có tính chất thư giãn trước khi ngủ
Người mất ngủ thoáng qua có thể áp dụng biện pháp thư giãn tâm lý hay vệ sinh giấc ngủ để tự chữa cho mình. Nếu không thành công hay bị mất ngủ nhiều ngày liên tục thì phải đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị thuốc đúng cách. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc về uống vì có thể gây ra hiện tượng quen thuốc.
*Tóm tắt những điều cần nhớ:
1. Mất ngủ là một tình trạng khá phổ biến.
2. Gọi là mất ngủ khi có một trong số các biểu hiện sau: khó vào hay khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt.
3. Mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Mất ngủ kéo dài sẽ gây mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung chú ý. Mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đểu ảnh hưởng đến khả năng làm việc/ học tập, dễ gây tai nạn khi lái xe ...
4. Có 3 loại mất ngủ là thoáng qua (< 1 tuần), ngắn hạn (1-4 tuần) và mãn tính (>1 tháng).
5. Mất ngủ có nhiều nguyên nhân khác nhau như stress, làm ca, sử dụng các chất kích thích não, các yếu tố môi trường, bệnh đa khoa, bệnh tâm thần ...
6. Điều trị cần giải quyết nguyên nhân. Người mất ngủ thoáng qua có thể áp dụng biện pháp thư giãn tâm lý hay vệ sinh giấc ngủ để tự chữa cho mình. Nếu không thành công hay bị mất ngủ nhiều ngày liên tục thì phải đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị thuốc đúng cách.

Có thể phân ra 2 nhóm nguyên nhân gây mất ngủ như sau:
1. Mất ngủ do sinh hoạt
- Do hút thuốc lá, uống nhiều cà phê, do ăn nhiều nặng bụng trong đêm, ăn nhiều chất kích thích...
- Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên, do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.
- Do căng thẳng lo âu nhiều trong học tập, làm việc, trong cuộc sống hàng ngày.
- Do phân bổ giờ giấc ngủ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều.
Ngoài ra, theo sự phát triển tâm sinh lý ở mỗi người, chu kỳ thức ngủ sẽ thay đổi dần theo tuổi tác. Ở người cao tuổi, thời gian ngủ sẽ ít dần, có khuynh hướng ngủ muộn hơn và thức dậy sớm hơn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng của giấc ngủ, sau khi ngủ dậy phải cảm thấy tinh thần sảng khoái, phấn chấn, thích làm việc.
2. Mất ngủ do nguyên nhân thực thể
Do dùng thuốc để điều trị bệnh: Như các thuốc điều trị đau đầu Migrain có chứa cafein, thuốc chống viêm như corticoide, thuốc lợi tiểu v.v...
Do bệnh lý: Các bệnh lý gây mất ngủ như đau đầu do viêm xoang, do tăng huyết áp, đau do viêm loét dạ dày tá tràng, đau do Zona, đau do kích thích thần kinh, đau trong bệnh khớp xương v.v... Việc điều trị phải chú ý vào nguyên nhân gây bệnh.
- Do loạn tâm thần chức năng hoặc thực thể, hoặc do trầm cảm.
Điều trị chứng mất ngủ:
Điều trị chứng mất ngủ chủ yếu là điều trị triệu chứng, kết hợp với điều trị nguyên nhân nếu xác định được nguyên nhân gây mất ngủ. Vấn đề chẩn đoán xác định cũng như chỉ định điều trị nên theo ý kiến của thầy thuốc.
Về nguyên tắc điều trị:
1. Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ
Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần nguyên nhân gây mất ngủ, thí dụ uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc... Sau khi tìm biết được nguyên nhân, người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.
2. Vệ sinh giấc ngủ
Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ v.v...
3. Dùng thuốc ngủ, kết hợp với dùng thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh
Theo y học cổ truyền (YHCT), việc điều trị cũng theo các nguyên tắc như trên, tuy nhiên ngoài thuốc, YHCT còn có các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, dưỡng sinh để giúp cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn.
a. Không dùng thuốc:
Dưỡng sinh: Tập các động tác như thư giãn, thở 4 thì, động tác tam giác, xoa đầu mặt cổ, bấm huyệt (Xoa, day, bấm huyệt Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao).
b. Dùng thuốc:
+ Dùng theo kinh nghiệm:
Để chỉ định điều trị, cần phải có chẩn đoán thật chính xác của các nhà chuyên môn. Tuy nhiên, có một số cây cỏ là rau ăn vừa có thể dùng làm thuốc và không độc. Chẳng hạn như hạt sen, long nhãn, mật ong, đậu xanh, đậu đen, táo tàu... có tác dụng an thần, trị mất ngủ; Một số thức ăn như chuối, các loại hạt quả, đậu phộng (lạc)... giúp điều hòa giấc ngủ.
Các loại cây cỏ như lạc tiên (chùm bao, nhãn lồng) có thể dùng riêng, luộc hoặc hấp và dùng ăn như rau giúp ngủ ngon, hoặc phối hợp với lá dâu tằm, lá vông, tim sen nấu nước uống trị mất ngủ; Trúc diệp (lá tre); Toan táo nhân (hột trái táo ta, táo chua) nấu nước uống thay nước trà, giúp giấc ngủ mau đến, có thể xem là một loại thuốc ngủ.
+ Dùng theo đối chứng lập phương:
- Mất ngủ do làm việc quá sức hoặc suy nghĩ lo âu căng thẳng, kèm theo là biểu hiện hay hốt hoảng, thấp thỏm lo âu, tim hồi hộp, hay quên, chân tay mỏi rũ, ăn uống kém, sắc da không tươi nhuận, cả đêm không ngủ được, hoặc lúc ngủ lúc thức, hay nằm mơ, dễ tỉnh giấc.
Bài thuốc: Củ mài sao vàng 20g; Long nhãn 10g; Hạt sen để cả tim (sao) 20g; Lá dâu 10g; Táo nhân (sao) 10g; Lá vông 10g; Bá tử nhân 10g; Sắc uống mỗi ngày.
- Mất ngủ kèm theo triệu chứng buồn bực, ù tai, đau lưng, uể oải không muốn làm việc, nóng nảy bứt rứt, có cảm giác bốc hỏa lên đầu mặt, đau đầu choáng váng, tâm phiền miệng khát, đêm ra mồ hôi trộm...
Dùng bài thuốc: Đậu đen 20g; Mè đen 10g; Hạt sen để cả tim (sao) 20g; Lá dâu 10g; Lá vông 20g; Vỏ núc nác 6g; Lá dâu tằm 20g; Lạc tiên 10g; Thảo quyết minh 10g.
- Người nhút nhát, hay cáu gắt, hư phiền, ngủ không yên, hay chiêm bao vớ vẩn.
Bài thuốc: Hạt sen 40g; Táo nhân sao đen 40g.
- Mất ngủ kèm theo đầy tức vị quản, ợ hơi, khó chịu hoặc ăn ít, đại tiện không thông hoạt, bụng đau, chân tay bủn rủn.
Bài thuốc: Trần bì 10g; Hương phụ 12g; La bạc tử 10g; Mộc hương 15g; Chỉ thực 10g.
Chúc bạn sớm tìm được cho mình một giấc ngủ ngon.