Câu hỏi

30/05/2013 07:07
Nguyên nhân sữa vón cục, cách bảo quản thế nào?
Tư vấn cho em?
TungZiMa
30/05/2013 07:07
Danh sách câu trả lời (1)

Trong thời gian qua, liên tiếp những thông tin về sữa bột vón cục, thậm chí xảy ra ở ngay cả các loại sữa cao cấp đã có mặt lâu năm tại thị trường, đã gây hoang mang cho các bậc phụ huynh khi chọn mua loại thực phẩm thiết yếu dành cho trẻ em này.
Thực chất, đây không phải là hiện tượng lạ, do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng nguyên nhân thường gặp nhất là bất cẩn trong bảo quản, vận chuyển sữa.
Nguyên nhân
Sữa bột có thể bị vón cục là do sơ suất trong quy trình sản xuất. Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra bởi vì, việc sản xuất sữa bột, nhất là sữa cao cấp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường trải qua một quy trình khép kín, đã được lập trình trước, được kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu đến đóng gói… Rời khỏi quy trình sản xuất, sữa phải qua nhiều khâu kiểm tra, kiểm nghiệm của nhà sản xuất, cơ quan chức năng. Nếu có sai sót trong quy trình sản xuất thì hiện tượng vón cục ở sữa bột sẽ xảy ra đồng loạt ở nhiều hộp sữa, thậm chí là cả lô sản xuất.
Hiện tượng vón cục ở sữa thường gặp nhất là do nguyên nhân bảo quản và vận chuyển. Hộp sữa được làm từ kim loại, rất khó bị chọc thủng, côn trùng cắn… như hộp sữa nước. Tuy nhiên, trên hộp sữa có nhiều mối hàn như giữa thành hộp và đáy hộp… Những mối hàn này có thể bị bong ra khi hộp sữa bị rơi mạnh xuống đất trong quá trình vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi bán rồi về các gia đình. Việc quăng quật cũng có thể làm mối hàn bị bong ra. Mối hàn bong ra, dù là rất nhỏ, mắt thường có thể không thể nhìn thấy được, thì không khí có thể lọt vào hộp sữa, làm biến chất sữa, gây hiện tượng vón cục.
Sữa cũng có thể bị vón cục khi được người tiêu dùng bảo quản không tốt. Theo khuyến cáo, hộp sữa sau khi đã được mở ra cần phải được bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo, tránh bị ánh nắng chiếu vào. Khi hộp sữa đã được mở, hạn sử dụng ghi trên nắp hộp không còn ý nghĩa nữa và hộp sữa đó chỉ có thể được sử dụng trong thời gian ngắn sau đó. Nhiều người lấy sữa ra pha cho con rồi quên không đậy nắp hộp hoặc đậy không kín hoặc thậm chí còn để nước dính vào thìa định lượng rồi để lại vào lon sữa. Tất cả những bất cẩn trên có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, khiến sữa biến chất nhanh mà biểu hiện đầu tiên, hay gặp là hiện tượng vón cục. Hiện tượng vón cục này càng dễ gặp đối với điều kiện không khí có độ ẩm cao ở Miền Bắc nước ta.
Vì vậy, trước liên tiếp những khiếu nại liên quan đến hiện tượng vón cục sữa bột trẻ em, người tiêu dùng không nên quá hoang mang. Bên cạnh việc lựa chọn những hãng sữa uy tín, những nhà cung cấp lớn…, các bậc phụ huynh nên bảo vệ sức khỏe của con em mình bằng việc bảo quản sữa đúng cách.
Cách bảo quản
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, sữa sau khi mở, chỉ nên dùng trong vòng 01 tháng trở lại. Những bậc phụ huynh thường xuyên mua những hộp sữa 900g trở lên nên chia một lượng nhỏ bột sữa trong hộp lớn ra hộp sữa nhỏ; sau đó, sử dụng bột sữa trong hộp sữa nhỏ trước. Người sử dụng thường xuyên mở ra mở vào lấy sữa và khi pha sữa lại để bột sữa gần ly nước ấm nóng có khả năng bốc hơi nước, bình nước, phích nước… khiến sữa bị ẩm nhanh chóng, làm hư hại các vi chất trong sữa. Với lượng sữa còn lại trong hộp lớn, người sử dụng nên đậy nắp kín, tránh mở ra mở vào gây ẩm bột sữa. Không nên để lon sữa trong tủ lạnh hay để gần bếp, gần cửa sổ, dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Để yên tâm hơn, nên chọn sữa có date sử dụng còn dài.
Ngay khi mở hộp sữa phải chú ý quan sát màu sắc của bột sữa cũng như hương vị của nó. Sữa bột ngon khi mở nắp ra sẽ tỏa mùi thơm mát dễ chịu, bột sữa mềm mịn và có màu vàng nhạt. Sữa bột kém chất lượng sẽ không thể cho được những điều này, có thể là mùi hương không dễ chịu, bột bị vón cục và có màu lạ.
Có thể áp dụng cách kiểm tra sữa kỹ hơn như sau: cho một thìa sữa bột ra cốc và đổ nước nguội vào. Sữa bột tốt sẽ nổi lơ lửng, không tan nếu chưa khuấy lên. Trong khi sữa bột kém chất lượng hoặc giả lại lắng xuống đáy và tan nhanh mặc dù chưa hề khuấy. Hoặc cho một thìa sữa bột ra cốc rồi đổ nước sôi vào. Sữa bột tốt sẽ nổi lơ lửng và vón lại nếu chưa khuấy lên. Trong khi sữa bột giả thì tan ngay và không còn màu sắc tự nhiên của sữa.
Thực chất, đây không phải là hiện tượng lạ, do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng nguyên nhân thường gặp nhất là bất cẩn trong bảo quản, vận chuyển sữa.
Nguyên nhân
Sữa bột có thể bị vón cục là do sơ suất trong quy trình sản xuất. Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra bởi vì, việc sản xuất sữa bột, nhất là sữa cao cấp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường trải qua một quy trình khép kín, đã được lập trình trước, được kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu đến đóng gói… Rời khỏi quy trình sản xuất, sữa phải qua nhiều khâu kiểm tra, kiểm nghiệm của nhà sản xuất, cơ quan chức năng. Nếu có sai sót trong quy trình sản xuất thì hiện tượng vón cục ở sữa bột sẽ xảy ra đồng loạt ở nhiều hộp sữa, thậm chí là cả lô sản xuất.
Hiện tượng vón cục ở sữa thường gặp nhất là do nguyên nhân bảo quản và vận chuyển. Hộp sữa được làm từ kim loại, rất khó bị chọc thủng, côn trùng cắn… như hộp sữa nước. Tuy nhiên, trên hộp sữa có nhiều mối hàn như giữa thành hộp và đáy hộp… Những mối hàn này có thể bị bong ra khi hộp sữa bị rơi mạnh xuống đất trong quá trình vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi bán rồi về các gia đình. Việc quăng quật cũng có thể làm mối hàn bị bong ra. Mối hàn bong ra, dù là rất nhỏ, mắt thường có thể không thể nhìn thấy được, thì không khí có thể lọt vào hộp sữa, làm biến chất sữa, gây hiện tượng vón cục.
Sữa cũng có thể bị vón cục khi được người tiêu dùng bảo quản không tốt. Theo khuyến cáo, hộp sữa sau khi đã được mở ra cần phải được bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo, tránh bị ánh nắng chiếu vào. Khi hộp sữa đã được mở, hạn sử dụng ghi trên nắp hộp không còn ý nghĩa nữa và hộp sữa đó chỉ có thể được sử dụng trong thời gian ngắn sau đó. Nhiều người lấy sữa ra pha cho con rồi quên không đậy nắp hộp hoặc đậy không kín hoặc thậm chí còn để nước dính vào thìa định lượng rồi để lại vào lon sữa. Tất cả những bất cẩn trên có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, khiến sữa biến chất nhanh mà biểu hiện đầu tiên, hay gặp là hiện tượng vón cục. Hiện tượng vón cục này càng dễ gặp đối với điều kiện không khí có độ ẩm cao ở Miền Bắc nước ta.
Vì vậy, trước liên tiếp những khiếu nại liên quan đến hiện tượng vón cục sữa bột trẻ em, người tiêu dùng không nên quá hoang mang. Bên cạnh việc lựa chọn những hãng sữa uy tín, những nhà cung cấp lớn…, các bậc phụ huynh nên bảo vệ sức khỏe của con em mình bằng việc bảo quản sữa đúng cách.
Cách bảo quản
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, sữa sau khi mở, chỉ nên dùng trong vòng 01 tháng trở lại. Những bậc phụ huynh thường xuyên mua những hộp sữa 900g trở lên nên chia một lượng nhỏ bột sữa trong hộp lớn ra hộp sữa nhỏ; sau đó, sử dụng bột sữa trong hộp sữa nhỏ trước. Người sử dụng thường xuyên mở ra mở vào lấy sữa và khi pha sữa lại để bột sữa gần ly nước ấm nóng có khả năng bốc hơi nước, bình nước, phích nước… khiến sữa bị ẩm nhanh chóng, làm hư hại các vi chất trong sữa. Với lượng sữa còn lại trong hộp lớn, người sử dụng nên đậy nắp kín, tránh mở ra mở vào gây ẩm bột sữa. Không nên để lon sữa trong tủ lạnh hay để gần bếp, gần cửa sổ, dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Để yên tâm hơn, nên chọn sữa có date sử dụng còn dài.
Ngay khi mở hộp sữa phải chú ý quan sát màu sắc của bột sữa cũng như hương vị của nó. Sữa bột ngon khi mở nắp ra sẽ tỏa mùi thơm mát dễ chịu, bột sữa mềm mịn và có màu vàng nhạt. Sữa bột kém chất lượng sẽ không thể cho được những điều này, có thể là mùi hương không dễ chịu, bột bị vón cục và có màu lạ.
Có thể áp dụng cách kiểm tra sữa kỹ hơn như sau: cho một thìa sữa bột ra cốc và đổ nước nguội vào. Sữa bột tốt sẽ nổi lơ lửng, không tan nếu chưa khuấy lên. Trong khi sữa bột kém chất lượng hoặc giả lại lắng xuống đáy và tan nhanh mặc dù chưa hề khuấy. Hoặc cho một thìa sữa bột ra cốc rồi đổ nước sôi vào. Sữa bột tốt sẽ nổi lơ lửng và vón lại nếu chưa khuấy lên. Trong khi sữa bột giả thì tan ngay và không còn màu sắc tự nhiên của sữa.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ăn uống
Rao vặt Siêu Vip