Câu hỏi

30/05/2013 01:28
Phanh như thế nào cho an toàn?
Tôi lái xe hơn một năm, đang dùng Innova G. Trên đường cao tốc hoặc đèo núi, nhiều người khuyên cách phanh khác nhau rà phanh nhẹ, rồi mạnh dần; phanh kiểu mớm nhả... Xin hỏi kinh nghiệm sử dụng phanh như thế nào là hợp lý?
Hiện tại các loại xe đã có hỗ trợ ABS, EDB... thì cách phanh có khác đi nhiều không?
Xin cảm ơn!
dohuongtra
30/05/2013 01:28
Mr_XjnhZaj
30/05/2013 01:28
thutrang
30/05/2013 01:28
Handoivodoi
30/05/2013 01:28
phukequach
30/05/2013 01:28
Hiện tại các loại xe đã có hỗ trợ ABS, EDB... thì cách phanh có khác đi nhiều không?
Xin cảm ơn!
Danh sách câu trả lời (11)

Đúng là cách phanh nào cũng tốt cả. Chỉ là sử dụng cách phanh đúng trường hợp, đúng thời điểm mà thôi.
Theo tôi, khi đã quen cái xe như quen... bà xã, cảm nhận phanh trong từng tình huống sẽ khác nhau:
- Đạp phanh nhẹ rồi mạnh dần: thường áp dụng khi chở vợ và các con nhỏ, khách VIP, các Sếp chẳng hạn. Và đấy là đi 1 tốc độ vừa phải, đường tốt. Ít ai chở các đối tượng này mà cứ phóng ầm ầm cả, dễ bị khiển trách lắm.
- Đạp phanh kiểu mớm nhả: khi lái với tốc độ cao, đi đúng làn và cần giảm tốc độ với 1 khoảng cách đã định trước. Như vậy sẽ rất an toàn, xe không bị rê trượt. Tuy nhiên, với 1 quãng đường dài mà cứ phanh kiểu đấy, kiểu gì cũng có đồng chí trên xe bị say.
- Đạp thắng hết cỡ, phanh đột ngột: Đương nhiên đây là những tình huống đặc biệt trên đường mà hầu như ai cũng đạp phanh theo phản xạ, tuy nhiên việc giữ cân bằng xe tùy thuộc vào xe cao hay thấp, trọng tâm xe như thế nào, cảm nhận và xử lý vô lăng của người lái. Và chắc chắn, các Cascaduer hay mấy ông tay lái lụa mới thích dùng kiểu phanh này để thể hiện đẳng cấp lái xe.
Dù gì đi nữa, hãy luôn luôn tỉnh táo và quan sát đường thật tốt. Nếu không cần thiết phải chạy quá nhanh so với tốc độ cho phép của đoạn đường, thì cứ tà tà mà đi cho lành, vừa tập phanh và cũng đỡ phải phanh nhiều. Lâu ngày, bạn sẽ quen dần với việc sử dụng phanh một cách hợp lý nhất.
Chúc bạn lái xe an toàn!
Nguyễn Tài Xế
Theo tôi, khi đã quen cái xe như quen... bà xã, cảm nhận phanh trong từng tình huống sẽ khác nhau:
- Đạp phanh nhẹ rồi mạnh dần: thường áp dụng khi chở vợ và các con nhỏ, khách VIP, các Sếp chẳng hạn. Và đấy là đi 1 tốc độ vừa phải, đường tốt. Ít ai chở các đối tượng này mà cứ phóng ầm ầm cả, dễ bị khiển trách lắm.
- Đạp phanh kiểu mớm nhả: khi lái với tốc độ cao, đi đúng làn và cần giảm tốc độ với 1 khoảng cách đã định trước. Như vậy sẽ rất an toàn, xe không bị rê trượt. Tuy nhiên, với 1 quãng đường dài mà cứ phanh kiểu đấy, kiểu gì cũng có đồng chí trên xe bị say.
- Đạp thắng hết cỡ, phanh đột ngột: Đương nhiên đây là những tình huống đặc biệt trên đường mà hầu như ai cũng đạp phanh theo phản xạ, tuy nhiên việc giữ cân bằng xe tùy thuộc vào xe cao hay thấp, trọng tâm xe như thế nào, cảm nhận và xử lý vô lăng của người lái. Và chắc chắn, các Cascaduer hay mấy ông tay lái lụa mới thích dùng kiểu phanh này để thể hiện đẳng cấp lái xe.
Dù gì đi nữa, hãy luôn luôn tỉnh táo và quan sát đường thật tốt. Nếu không cần thiết phải chạy quá nhanh so với tốc độ cho phép của đoạn đường, thì cứ tà tà mà đi cho lành, vừa tập phanh và cũng đỡ phải phanh nhiều. Lâu ngày, bạn sẽ quen dần với việc sử dụng phanh một cách hợp lý nhất.
Chúc bạn lái xe an toàn!
Nguyễn Tài Xế

Bây giờ các xe đều đã có những công nghệ an toàn cho phanh nên việc của người lái chỉ là đạp phanh còn lại là do máy tính sẽ làm thay cho bạn. Nói chung ngoại trừ trường hợp khẩn cấp thì không nên đạp phanh đột ngột và hết mức. Nhất là không đạp phanh khi đánh lái gấp vì như thế sẽ làm xe bị trượt, văng hoặc lật xe. Cách đạp phan an toàn là rà phanh rồi mạnh dần, ngoài ra người ngồi trên xe không bị cảm giác hẫng nên không bị say.
Vu Huy Bac
Vu Huy Bac

Như bạn có thể thấy trên phim ảnh hoặc đời thường một chiếc xe phanh thật gấp khi đang chạy ở tốc độ cao, bốn bánh xe trượt trên mặt đường, chiếc xe không thể điều khiển được cứ thế trôi đi... bạn sẽ đồng ý rằng phanh gấp thật nguy hiểm.
Để chống lại việc bánh xe trượt trên mặt đường, người ta đã sáng tạo ra hệ thống phanh chống bó cứng ABS. Hệ thống này hoạt động dựa trên tốc độ tương đối giữa má phanh - đĩa phanh và lực kéo của đĩa phanh đối với má phanh. Khi phanh hoạt động, má phanh ép mạnh vào đĩa phanh làm giảm tốc độ quay của bánh xe và tốc độ tương đối giữa má phanh và đĩa phanh cũng giảm dần (khi tốc độ này bằng không có nghĩa là má phanh đã bó cứng lấy đĩa phanh). Khi lực kéo của đĩa phanh lên má phanh thắng lực lò xo của cơ cấu giảm áp, cơ cấu này sẽ mở một van nhỏ làm giảm áp lực dầu phanh và làm cho má phanh hơi nhả ra để bánh xe tiếp tục lăn. Cùng lúc đó, vì má phanh nhả nên lò xo của cơ cấu giảm áp lại đóng van xả lại và áp lực dầu trong xilanh dầu của phanh lại tăng lên ép mà phanh vào đĩa phanh. Vì chất lỏng hầu như không chịu nén nên các quá trình trên xảy ra cực nhanh và bánh xe chỉ bị ghì trên mặt đường chứ không bị trượt. Vì vậy tăng tính an toàn cho xe lên rất nhiều.
Qua cách hoạt động của phanh ABS như tôi lược tả ở trên, bạn có thể thấy là cách phanh dồn, đạp phanh liên tiếp… là một kinh nghiệm cực hay khi xe của bạn không có những hệ thống hỗ trợ như ABS. Vì khi ấy người lái xe đã thực hiện động tác phanh-nhả-phanh giống như hệ thống ABS vậy.
Còn khi chạy đường đồi núi thì bạn nên chú ý lúc xuống dốc, nhất là những dốc dài và quanh co. Đối với xe số sàn thì lúc bạn lên đến đỉnh dốc mà xe bạn đang ở số nào thì lúc bắt đầu xuống bạn hãy để nguyên số đó và đừng đạp ga mà để cho xe trôi tự nhiên. Nếu tốc độ xe chậm quá thì bạn lên số (nhưng vẫn không đạp ga nhé). Nếu xe chạy nhanh quá thì bạn dùng phanh, xuống số và nhả côn từ từ cùng với nhả phanh. Kiểm soát được tốc độ xe thì bạn sẽ không bao giờ phải phanh gấp cả. Xe số tự động cũng có những thấp để lên và xuông dốc.
Lúc chạy ở đường cao tốc mà cần giảm tốc độ thì bạn đừng cắt côn, cứ bỏ ga-rà phanh tăng lực đạp phanh dần lên cho đến khi xe chậm hẳn lại. Lúc đó bạn hãy đạp côn và chuyển số cho phù hợp.
Một vài trao đổi nhỏ. Chúc bạn lái xe an toàn.
Trần Tiên
Để chống lại việc bánh xe trượt trên mặt đường, người ta đã sáng tạo ra hệ thống phanh chống bó cứng ABS. Hệ thống này hoạt động dựa trên tốc độ tương đối giữa má phanh - đĩa phanh và lực kéo của đĩa phanh đối với má phanh. Khi phanh hoạt động, má phanh ép mạnh vào đĩa phanh làm giảm tốc độ quay của bánh xe và tốc độ tương đối giữa má phanh và đĩa phanh cũng giảm dần (khi tốc độ này bằng không có nghĩa là má phanh đã bó cứng lấy đĩa phanh). Khi lực kéo của đĩa phanh lên má phanh thắng lực lò xo của cơ cấu giảm áp, cơ cấu này sẽ mở một van nhỏ làm giảm áp lực dầu phanh và làm cho má phanh hơi nhả ra để bánh xe tiếp tục lăn. Cùng lúc đó, vì má phanh nhả nên lò xo của cơ cấu giảm áp lại đóng van xả lại và áp lực dầu trong xilanh dầu của phanh lại tăng lên ép mà phanh vào đĩa phanh. Vì chất lỏng hầu như không chịu nén nên các quá trình trên xảy ra cực nhanh và bánh xe chỉ bị ghì trên mặt đường chứ không bị trượt. Vì vậy tăng tính an toàn cho xe lên rất nhiều.
Qua cách hoạt động của phanh ABS như tôi lược tả ở trên, bạn có thể thấy là cách phanh dồn, đạp phanh liên tiếp… là một kinh nghiệm cực hay khi xe của bạn không có những hệ thống hỗ trợ như ABS. Vì khi ấy người lái xe đã thực hiện động tác phanh-nhả-phanh giống như hệ thống ABS vậy.
Còn khi chạy đường đồi núi thì bạn nên chú ý lúc xuống dốc, nhất là những dốc dài và quanh co. Đối với xe số sàn thì lúc bạn lên đến đỉnh dốc mà xe bạn đang ở số nào thì lúc bắt đầu xuống bạn hãy để nguyên số đó và đừng đạp ga mà để cho xe trôi tự nhiên. Nếu tốc độ xe chậm quá thì bạn lên số (nhưng vẫn không đạp ga nhé). Nếu xe chạy nhanh quá thì bạn dùng phanh, xuống số và nhả côn từ từ cùng với nhả phanh. Kiểm soát được tốc độ xe thì bạn sẽ không bao giờ phải phanh gấp cả. Xe số tự động cũng có những thấp để lên và xuông dốc.
Lúc chạy ở đường cao tốc mà cần giảm tốc độ thì bạn đừng cắt côn, cứ bỏ ga-rà phanh tăng lực đạp phanh dần lên cho đến khi xe chậm hẳn lại. Lúc đó bạn hãy đạp côn và chuyển số cho phù hợp.
Một vài trao đổi nhỏ. Chúc bạn lái xe an toàn.
Trần Tiên

Tôi thấy thuật ngữ bảo ABS (anti-lock brake system), còn bạn Hoanghac thì bảo ABS (Antilock Brake Sensor). Không biết ai đúng mong các bạn chỉ giúp; xin cảm ơn.
Thanh Lam
Thanh Lam

Theo tiếng Anh nó sẽ là viết tắt của Anti-lock Breaking System - Hệ thống chống bó phanh, (hoặc Anti-Lock Brake System như thuật ngữ của VnExpress ở chuyên mục ôtô ấy).
Chính xác nhất là nó của tiếng Đức: Antiblockiersystem, thuật ngữ được hình thành bởi hãng Robert Bosch GmbH, thuộc tâp đoàn BOSCH hiện nay.
Như vậy thắc mắc của bạn là đúng. Nó là 1 HỆ THỐNG chứ không phải là 1 cái CẢM BIẾN để phục vụ chống bó phanh. Nếu quan tâm về công nghệ này, bạn tham khảo thêm các tài liệu của hãng BOSCH: www.bosch.com
Thân chào!
Nguyễn Tài Xế
Chính xác nhất là nó của tiếng Đức: Antiblockiersystem, thuật ngữ được hình thành bởi hãng Robert Bosch GmbH, thuộc tâp đoàn BOSCH hiện nay.
Như vậy thắc mắc của bạn là đúng. Nó là 1 HỆ THỐNG chứ không phải là 1 cái CẢM BIẾN để phục vụ chống bó phanh. Nếu quan tâm về công nghệ này, bạn tham khảo thêm các tài liệu của hãng BOSCH: www.bosch.com
Thân chào!
Nguyễn Tài Xế
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ô tô, xe máy, xe đạp
Rao vặt Siêu Vip