Câu hỏi

21/05/2013 11:06
Thời gian để tính ngày nghỉ phép năm và các khoản trợ cấp?
1. Theo điều 75 Bộ luật lao động, cứ năm năm làm việc liên tục, người lao động (NLĐ) được cộng thêm một ngày phép năm. Vậy số năm làm việc được tính từ ngày vào làm việc hay từ ngày được ký hợp đồng lao động (HĐLĐ)? Nếu ngày ký HĐLĐ so với ngày làm việc cách nhau một khoảng thời gian khá lâu, thời gian để tính được áp dụng như thế nào?
2. NLĐ làm việc trên một năm chấm dứt HĐLĐ thì có thể được xét trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc. Vậy thời gian được tính ở đây là kể từ lúc ký HĐLĐ hay từ ngày vào làm việc? Giả sử ngày vào làm việc với ngày ký HĐLĐ cách nhau quá xa thì được tính cụ thể như thế nào?
trancongmin
21/05/2013 11:06
2. NLĐ làm việc trên một năm chấm dứt HĐLĐ thì có thể được xét trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc. Vậy thời gian được tính ở đây là kể từ lúc ký HĐLĐ hay từ ngày vào làm việc? Giả sử ngày vào làm việc với ngày ký HĐLĐ cách nhau quá xa thì được tính cụ thể như thế nào?
Danh sách câu trả lời (1)

Theo quy định tại khoản 1 điều 8 nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9-5-2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về HĐLĐ, “khi ký kết HĐLĐ, hai bên phải thỏa thuận cụ thể ngày có hiệu lực của HĐLĐ và ngày bắt đầu làm việc. Trường hợp NLĐ đi làm ngay sau khi ký kết HĐLĐ thì ngày có hiệu lực là ngày ký kết. Trường hợp NLĐ đã đi làm một thời gian sau đó mới ký HĐLĐ hoặc HĐLĐ miệng thì ngày có hiệu lực là ngày NLĐ bắt đầu làm việc”.
Như vậy, thời gian để tính ngày nghỉ phép năm, trợ cấp mất việc hay trợ cấp thôi việc được tính kể từ ngày có hiệu lực của hợp đồng theo quy định nêu trên.
Ngoài ra theo quy định tại điểm d khoản 3 điều 14 nghị định 44/2003/NĐ-CP, thời gian sau đây cũng được tính là thời gian làm việc cho NLĐ:
- Thời gian thử việc hoặc tập sự (nếu có) tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
- Thời gian doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp hoặc cử đi đào tạo nghề cho NLĐ
- Thời gian NLĐ nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật lao động
- Thời gian chờ việc khi hết hạn tạm hoãn HĐLĐ hoặc NLĐ phải ngừng việc có hưởng lương
- Thời gian học nghề, tập nghề tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
- Thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ do hai bên thỏa thuận
- Thời gian bị xử lý sai về kỷ luật sa thải hoặc về đơn phương chấm dứt HĐLĐ
- Thời gian NLĐ bị tạm đình chỉ công việc theo quy định tại điều 92 của Bộ luật lao động
Như vậy, thời gian để tính ngày nghỉ phép năm, trợ cấp mất việc hay trợ cấp thôi việc được tính kể từ ngày có hiệu lực của hợp đồng theo quy định nêu trên.
Ngoài ra theo quy định tại điểm d khoản 3 điều 14 nghị định 44/2003/NĐ-CP, thời gian sau đây cũng được tính là thời gian làm việc cho NLĐ:
- Thời gian thử việc hoặc tập sự (nếu có) tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
- Thời gian doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp hoặc cử đi đào tạo nghề cho NLĐ
- Thời gian NLĐ nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật lao động
- Thời gian chờ việc khi hết hạn tạm hoãn HĐLĐ hoặc NLĐ phải ngừng việc có hưởng lương
- Thời gian học nghề, tập nghề tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
- Thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ do hai bên thỏa thuận
- Thời gian bị xử lý sai về kỷ luật sa thải hoặc về đơn phương chấm dứt HĐLĐ
- Thời gian NLĐ bị tạm đình chỉ công việc theo quy định tại điều 92 của Bộ luật lao động
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chính sách, chế độ bảo hiểm
Rao vặt Siêu Vip