Câu hỏi

31/05/2013 18:37
Tiểu đường có thể gây mù lòa?
Tôi nghe nói tiểu đường có thể gây mù lòa, có thật như vậy không? Giải đáp giùm tôi với?
mrfriendly
31/05/2013 18:37
Danh sách câu trả lời (6)

Căn bệnh liên đới đầu tiên mà bệnh nhân tiểu đường có thể mắc phải đó chính là tổn thương võng mạc. 50% những bệnh nhân bị tổn thương võng mạc có thể dẫn dẫn đến mù lòa.
Tổn thương võng mạc thường kéo dài nhiều năm. Khi các mạch máu vỡ ra và thành sẹo, võng mạc sẽ bị co kéo và bong tróc khỏi đáy mắt. Bong võng mạc nhiều sẽ gây mù lòa nếu không được phát hiện sớm và điều trị bằng laser quang đông.
Căn bệnh nguy hiểm thứ hai mà tiểu đường gây ra là đục thủy tinh thể. Căn bệnh này ở người tiểu đường cao gấp 6 lần ở nhóm người bình thường, bệnh thường gặp ở những người bị tiểu đường còn trẻ. Bệnh tiến triển rất nhanh, nếu đã mắc thì việc đục toàn bộ diễn ra chỉ trong khoảng từ 1-3 tháng.
Căn bệnh nguy hiểm thứ ba mà tiểu đường gây ra cho mắt người đó là bệnh glaucoma (hay còn gọi là cườm nước). Căn bệnh này làm tăng nhãn áp khiến người bệnh có cảm giác đau nhức mắt dữ dội, có thể gây giảm thị lực, thậm chí mù lòa.
“Để phòng ngừa, phát hiện sớm và kiểm soát biến chứng mắt do tiểu đường, người bệnh nên cố gắng giữ đường huyết và huyết áp ổn định thật tốt.
Người mắc bệnh tiểu đường nên khám mắt tối thiểu mỗi năm một lần. Bác sĩ nhãn khoa sẽ khám thị lực, đo thị trường, soi đáy mắt để có quyết định điều trị thích hợp. Chụp võng mạc huỳnh quang cũng giúp xác định tình trạng võng mạc của người bệnh.” Bác sĩ Nguyễn Thế Hưng, bệnh viện Mắt Sài Gòn- Hà Nội cho biết.
Ông Hưng cho biết thêm, nếu người mắc bệnh tiểu đường có thai, nên khám nhãn khoa mỗi 3 tháng một lần. Nếu bạn dự định có thai, nên đề nghị bác sĩ nhãn khoa khám đáy mắt cho bạn trước.
Người bị tiểu đường nên đi khám ngay nếu thấy có những dấu hiệu sau:
Nhìn mờ hay nhìn thấy hai hình; có triệu chứng ruồi bay trước mắt, nhìn hay bị chói; Có các đốm đen hay quầng tối khi nhìn vào mặt phẳng trắng (ví dụ bức tường). Ấn nhẹ vào mắt gây cảm giác đau; Giảm hay mất thị lực đột ngột .
Tổn thương võng mạc thường kéo dài nhiều năm. Khi các mạch máu vỡ ra và thành sẹo, võng mạc sẽ bị co kéo và bong tróc khỏi đáy mắt. Bong võng mạc nhiều sẽ gây mù lòa nếu không được phát hiện sớm và điều trị bằng laser quang đông.
Căn bệnh nguy hiểm thứ hai mà tiểu đường gây ra là đục thủy tinh thể. Căn bệnh này ở người tiểu đường cao gấp 6 lần ở nhóm người bình thường, bệnh thường gặp ở những người bị tiểu đường còn trẻ. Bệnh tiến triển rất nhanh, nếu đã mắc thì việc đục toàn bộ diễn ra chỉ trong khoảng từ 1-3 tháng.
Căn bệnh nguy hiểm thứ ba mà tiểu đường gây ra cho mắt người đó là bệnh glaucoma (hay còn gọi là cườm nước). Căn bệnh này làm tăng nhãn áp khiến người bệnh có cảm giác đau nhức mắt dữ dội, có thể gây giảm thị lực, thậm chí mù lòa.
“Để phòng ngừa, phát hiện sớm và kiểm soát biến chứng mắt do tiểu đường, người bệnh nên cố gắng giữ đường huyết và huyết áp ổn định thật tốt.
Người mắc bệnh tiểu đường nên khám mắt tối thiểu mỗi năm một lần. Bác sĩ nhãn khoa sẽ khám thị lực, đo thị trường, soi đáy mắt để có quyết định điều trị thích hợp. Chụp võng mạc huỳnh quang cũng giúp xác định tình trạng võng mạc của người bệnh.” Bác sĩ Nguyễn Thế Hưng, bệnh viện Mắt Sài Gòn- Hà Nội cho biết.
Ông Hưng cho biết thêm, nếu người mắc bệnh tiểu đường có thai, nên khám nhãn khoa mỗi 3 tháng một lần. Nếu bạn dự định có thai, nên đề nghị bác sĩ nhãn khoa khám đáy mắt cho bạn trước.
Người bị tiểu đường nên đi khám ngay nếu thấy có những dấu hiệu sau:
Nhìn mờ hay nhìn thấy hai hình; có triệu chứng ruồi bay trước mắt, nhìn hay bị chói; Có các đốm đen hay quầng tối khi nhìn vào mặt phẳng trắng (ví dụ bức tường). Ấn nhẹ vào mắt gây cảm giác đau; Giảm hay mất thị lực đột ngột .
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip