Câu hỏi

21/05/2013 07:49
Trao đổi thêm về tình huống luật DN của thuanhm
Doanh nghiệp Tư nhân (DNTN) nói một cách đơn giản là doanh nghiệp một chủ (nước ngoài gọi là “Sole Proprietorship"), do cá nhân sở hữu, không có tư cách pháp nhân và chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (đối lại với tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn của các công ty TNHH hay công ty cổ phần). DNTN không có tư cách pháp nhân bởi lẽ DNTN không có sự độc lập về tài sản (như trường hợp công ty TNHH hay công ty cổ phần, tài sản của công ty độc lập với tài sản của thành viên / cổ đông). Nói cách khác, không có sự tách biệt giữa tài sản của doanh nghiệp và tài sản của người chủ doanh nghiệp. Do vậy, không phải là làm thủ tục sang tên các tài sản đưa vào kinh doanh (đơn giản là các tài sản đó chính là tài sản của chủ DNTN).
Bạn có thể xem thêm Luật Doanh nghiệp 2005 (từ Điều 141 – 145) về một số nội dung liên quan đến DNTN. Về vốn, do không có sự độc lập hay tách bạch về tài sản nên vốn đầu tư của chủ DNTN do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ DNTN có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. Vì thế, cũng không đặt ra vấn đề định giá hay chấp thuận về tài sản mà chủ doanh nghiệp đưa vào kinh doanh.
Bàn thêm, do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên DNTN hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ DNTN tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác. Nhưng mặt khác, do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ DNTN cao, chủ DNTN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
viethoang
21/05/2013 07:49
Bạn có thể xem thêm Luật Doanh nghiệp 2005 (từ Điều 141 – 145) về một số nội dung liên quan đến DNTN. Về vốn, do không có sự độc lập hay tách bạch về tài sản nên vốn đầu tư của chủ DNTN do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ DNTN có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. Vì thế, cũng không đặt ra vấn đề định giá hay chấp thuận về tài sản mà chủ doanh nghiệp đưa vào kinh doanh.
Bàn thêm, do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên DNTN hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ DNTN tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác. Nhưng mặt khác, do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ DNTN cao, chủ DNTN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
Danh sách câu trả lời (1)

Mình xin được thay mặt anh Đức để trả lời câu hỏi này của bạn.
Như anh Đức đã trình bày ở phần trên, đối với DNTN không có sự tách bạch về tài sản của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp .Hay có thể nôm na rằng DNTN là một vỏ bọc pháp lý để một cá nhân (chủ DNTN) tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách độc lập. Do DNTN không có tư cách pháp nhân nên chủ doanh nghiệp tư nhân là người chịu toàn bộ trách nhiệm (một cách vô hạng) đối với hoạt động của DN, trong đó bao gồm cả trách nhiệm đối với các khoản vay ngân hàng như bạn đề cập. Nghĩa là tuy DNTN là chủ thể trong quan hệ tín dụng với NH nhưng đối tượng chịu trách nhiệm đối với khoản vay đó là chủ doanh nghiệp. Cho nên khi NH áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay như cầm cố, thế chấp tài sản... thì tài sản của chủ ND (quyền sử dụng đất, nhà xưởng...) là đối tượng để thực hiện biện pháp bảo đảm nay.
Còn đối với việc chứng minh số vốn ghi trong GĐKKD của DNTN khi vay NH, mình nghĩ rằng đây là việc làm không cần thiết và có lẽ NH cho vay cũng không yêu cầu thủ tục này. Vì ngay cả đối với các DN là pháp nhân như CTy TNHH, CTy CP thì số vốn ghi trong GĐKKD cũng chỉ là vốn đầu tư ban đầu và tài sản của DN sẽ thay đổi trong suốt quá trình hoạt động của DN. Về nguyên tắc, việc cấp tín dụng của NH là dựa trên tính hiệu quả của phương án sử dụng vốn vay và các biện pháp bảo đảm tiền vay, cho nên thông thường một hồ sơ vay vốn tại NH của DNTN sẽ bao gồm: (trích http://www.agribanksaigon.com.vn/information.asp?infor_id=188 )
Thủ tục vay vốn đối với pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh:
- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp (nếu lần đầu tiên vay vốn);
- Kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong kỳ;
- Giấy đề nghị vay vốn (Mau01C) ;
- Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống;
- Các chứng từ có liên quan (xuất trình khi vay vốn);
- Giấy tờ về sở hữu, quản lý, sử dụng tài sản dùng làm thế chấp, cầm cố, bảo lãnh (trong trường hợp phải thực hiện bảo đảm tiền vay).
Vài điều trao đổi cùng bạn.
Như anh Đức đã trình bày ở phần trên, đối với DNTN không có sự tách bạch về tài sản của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp .Hay có thể nôm na rằng DNTN là một vỏ bọc pháp lý để một cá nhân (chủ DNTN) tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách độc lập. Do DNTN không có tư cách pháp nhân nên chủ doanh nghiệp tư nhân là người chịu toàn bộ trách nhiệm (một cách vô hạng) đối với hoạt động của DN, trong đó bao gồm cả trách nhiệm đối với các khoản vay ngân hàng như bạn đề cập. Nghĩa là tuy DNTN là chủ thể trong quan hệ tín dụng với NH nhưng đối tượng chịu trách nhiệm đối với khoản vay đó là chủ doanh nghiệp. Cho nên khi NH áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay như cầm cố, thế chấp tài sản... thì tài sản của chủ ND (quyền sử dụng đất, nhà xưởng...) là đối tượng để thực hiện biện pháp bảo đảm nay.
Còn đối với việc chứng minh số vốn ghi trong GĐKKD của DNTN khi vay NH, mình nghĩ rằng đây là việc làm không cần thiết và có lẽ NH cho vay cũng không yêu cầu thủ tục này. Vì ngay cả đối với các DN là pháp nhân như CTy TNHH, CTy CP thì số vốn ghi trong GĐKKD cũng chỉ là vốn đầu tư ban đầu và tài sản của DN sẽ thay đổi trong suốt quá trình hoạt động của DN. Về nguyên tắc, việc cấp tín dụng của NH là dựa trên tính hiệu quả của phương án sử dụng vốn vay và các biện pháp bảo đảm tiền vay, cho nên thông thường một hồ sơ vay vốn tại NH của DNTN sẽ bao gồm: (trích http://www.agribanksaigon.com.vn/information.asp?infor_id=188 )
Thủ tục vay vốn đối với pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh:
- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp (nếu lần đầu tiên vay vốn);
- Kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong kỳ;
- Giấy đề nghị vay vốn (Mau01C) ;
- Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống;
- Các chứng từ có liên quan (xuất trình khi vay vốn);
- Giấy tờ về sở hữu, quản lý, sử dụng tài sản dùng làm thế chấp, cầm cố, bảo lãnh (trong trường hợp phải thực hiện bảo đảm tiền vay).
Vài điều trao đổi cùng bạn.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip