
Trời nóng ăn gì tốt nhất?

Trời nóng ăn các món ăn trên cũng rất tốt, ngoài ra một số thức uống cũng giúp thanh nhiệt giải độc
1.Sắn dây quất
Nguyên liệu: Hai thìa súp bột sắn dây, bốn quả quất, bốn thìa cà phê đường, 100 gr đá viên.
Thực hiện: Cho 100 ml nước vào bột sắn dây quấy tan. Rửa sạch hai quả quất, bổ làm đôi, vắt bỏ hạt lấy nước cốt rồi cho vào nước bột sắn quấy thật đều. Đường tán nhuyễn, cho vào hỗn hợp trên quấy liên tục đến khi tất cả đều hoà tan. Lấy thêm một quả quất, thái thành những lát thật mỏng. Quả quất còn lại tỉa múi.
Thưởng thức: Cho nước bột sắn ra ly đá, cho vài lát quất vào. Gắn quả quất tỉa trên miệng ly. Có thể thay thế quất bằng quýt. Bột sắn dây rất dễ đặc lại, vì thế khi uống nhớ quấy liên tục để bột sắn hoà tan, uống mới ngon. Món này giúp thanh nhiệt, giải độc và làm ra mồ hôi.
2. Chè xanh chanh
Nguyên liệu: 250 gr trà xanh, 100 gr đá viên, một quả chanh, bốn thìa cà phê đường.
Thực hiện: Đun sôi 200 ml nước. Chanh nắn qua lại cho mềm hoặc ngâm với nước ấm rồi bổ làm đôi, cắt ra một lát mỏng. Phần còn lại vắt lấy nước, bỏ hạt.
Chè xanh rửa thật sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 5 phút, để ráo rồi vò sơ cho giập, bỏ vào ấm tích lớn, cho nước sôi vào để khoảng 30 phút, chắt lấy nước, để nguội. Kế tiếp cho đường, nước cốt chanh, đá vào bình lắc liên tục để hỗn hợp hoà tan đều.
Thưởng thức: Cho ra ly, trang trí với một lát chanh mỏng nơi miệng ly. Nếu thích vị đắng, chát hơn, bạn có thể chọn lá chè già. Không nên nấu vì sẽ khiến trà có màu đỏ nâu, không sánh vàng. Món này có tác dụng giải nhiệt, giải độc cơ thể tốt.
3. Nước trái cây
Nước chanh, cà rốt: Táo tây 1 trái gọt bỏ vỏ, cắt hạt lựu rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng 1 củ cà rốt, thêm 1 muỗng canh nước chanh vắt vào và khuấy đều, thêm một ít đường cho dễ uống. Món này dùng lạnh sẽ rất ngon, không chỉ thế còn có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, cải thiện thị lực, thích hợp với trường hợp mắt bị mệt mỏi.
Nước thơm, lê: 1/2 trái thơm gọt bỏ vỏ và mắt, thêm nước vào xay nhuyễn cùng 1 trái lê gọt vỏ, thêm chút đường hoặc mật ong vào khuấy đều với một ít muối. Món này bổ sung nước và muối khoáng, sinh tố cho cơ thể, bảo vệ làn da luôn mát mẻ trước nhiệt độ cao.
Trong mùa nóng nực những thức uống giải nhiệt này sẽ có tác dụng rất tốt cho cơ thể chống lại mệt mỏi của thời tiết. Bạn nên chăm chỉ làm mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình nhé.

Nắng nóng, oi bức… là dấu hiệu cho biết thời tiết đang chuyển mùa. Khi thời tiết có sự biến chuyển thì nhịp sinh học cơ thể cũng thay đổi theo, bài viết này đưa ra những món ăn phù hợp khi trời nóng đang đến.
Vật liệu: cá chép (500 - 700g), trần bì (vỏ quít) 5g, thảo quả 5g, bột năng, muối, đường, giấm, dầu ăn với mỗi thứ vừa đủ.
Chế biến: cá chép giết mổ, bỏ nội tạng, rửa sạch, sau khi chiên, chứa trong đĩa; vỏ quít và thảo quả sắc lấy nước cốt, lấy nước cốt cùng các gia vị làm xốt, rưới lên cá chép thì hoàn tất.
Tác dụng: cá chép chứa nhiều đạm được cơ thể hấp thu, có công hiệu kiện tỳ lợi thấp, hạ khí thông sữa, phối hợp vỏ quít và thảo quả hành khí kiện tỳ, táo thấp hóa đàm càng hiệu quả.
Cũng có thể nhét vỏ quít, thảo quả vào bụng cá, thêm nước dùng, gia vị, đưa vào lò hấp nửa giờ. Khi dùng loại bỏ dược liệu, dùng canh ăn cá.
Vật liệu: ngũ vị tử 10g, câu kỷ tử 15g, gà mái 0,5kg, hành, gừng, muối, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ.
Chế biến: gà giết mổ bỏ lông và nội tạng, rửa sạch, ngũ vị tử nhét vào bụng gà, thêm nước để tần (tiềm), thêm hành, gừng, khi gần chín them câu kỷ tử, tiềm tiếp đến thịt nhừ, bỏ muối và bột nêm gia vị.
Tác dụng: gà ngũ vị tử là món ngon bổ khí. Người suy nhược mất sức, hồi hộp mất ngủ và người rối loạn chức năng gan chọn dùng.
Gỏi sứa dưa leo
Vật liệu: sứa 100g, dưa leo (dưa chuột) 100g, muối, bột nêm, dầu mè, giấm với mỗi thứ vừa đủ.
Chế biến: sứa thái sợi, trụng qua nước sôi, để ráo, dưa leo thái sợi, trụng qua nước sôi, để ráo, chứa trong tô, cùng sứa thêm muối, bột nêm, dầu mè, giấm trộn đều thì hoàn tất.
Tác dụng: gỏi sứa dưa leo thanh mát khoái khẩu, khai vị tiêu thử, thanh nhiệt hóa đàm, tiêu tích nhuận trường, kiêm chữa tiểu không thông.
Món ăn này tính hàn, người tỳ vị hư hàn không nên dùng.
Gỏi mạch đông dưa leo
Vật liệu: mạch đông 6g, dưa leo 250g, muối, bột nêm, dầu mè, giấm với mỗi thứ vừa đủ.
Chế biến: mạch đông hấp chín, thêm nước, cho vào lò hấp 15 phút, sử dụng sau. Dưa leo thái sợi, cho vào tô thêm ít muối, kèm ít nước, 10 phút sau chắt bỏ nước, thêm mạch đông, muối, bột nêm, dầu mè, giấm trộn đều thì hoàn tất.
Tác dụng: gỏi mạch đông dưa leo là món ngon thanh nhiệt, giải thử ngày hè, dưỡng nhan làm đẹp.
Người có tuổi vượt cân, người bệnh đái tháo đường chọn dùng.
Gỏi khổ qua
Vật liệu: khổ qua (mướp đắng) 250g, tỏi 3 - 4 tép, dầu mè, muối, bột nêm, giấm với mỗi thứ vừa đủ.
Chế biến: khổ qua bỏ hột, thái sợi, trụng nước sôi 3 - 4 phút, để ráo, chờ nguội, tép tỏi thái nhuyễn, thêm dầu mè, bột nêm, muối, giấm trộn đều.
Tác dụng: gỏi khổ qua công hiệu thanh nhiệt, giải thử. Chuyên gia nghiên cứu cho rằng khổ qua có chứa protein tựa như insulin, nên có tác dụng hạ đường huyết thấy rõ và công hiệu nâng cao chức năng miễn dịch cơ thể. Người bệnh đái tháo đường nên chọn dùng.
Nấm rơm xào tỏi
Vật liệu: nấm rơm tươi 250g, tỏi 4 - 5 tép, muối, bột nêm, tỏi, dầu ăn với mỗi thứ vừa đủ.
Chế biến: nấm rơm tươi rửa sạch thái lát, tỏi thái lát, bắc chảo lên bếp đổ dầu, khi nóng them tỏi, cho nấm rơm tươi đảo đều, nêm nếm.