
Tư vấn về hơi thở có mùi?

Hôi miệng – một trong những vấn đề không ít người trong chúng ta gặp phải và nó vẫn rất hay gây ra cho chúng ta những lúc phải bối rối. Không thể chỉ trông cậy vào việc đánh răng hàng ngày mà có thể hi vọng vấn đề này có thể chấm dứt hoàn toàn. Một khi hiểu được những nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng khó chịu này, chúng ta sẽ tìm ra được những phương pháp hữu hiệu để trị lại chúng.
Nguyên nhân gây hôi miệng
Sản phẩm từ sữa
Phô mai và các sản phẩm từ sữa khác có chứa lượng protein rất cao, khiến những loại vi khuẩn gây hôi miệng có môi trường thuận lợi phát triển.
Chất cồn
Chất cồn trong bia rượu làm giảm lượng nước bọt tiết ra, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có môi trường phát triển.
Đường
Tiêu thụ nhiều đường không chỉ cung cấp một nguồn thức ăn dồi dào cho vi khuẩn hôi miệng mà còn là khởi đầu cho bệnh sâu răng nữa đấy.
Tỏi
Tỏi có lượng lưu huỳnh cao, chính là một trong những nhân tố gây hôi miệng phổ biến nhất. Khi ăn tỏi, chắc chắn bạn sẽ có một hơi thở khó chịu, thậm chí mùi hôi này còn lưu cả trong mồ hôi của bạn nữa.
Hút thuốc
Hút thuốc sẽ làm khô miệng, khiến cho khoang miệng trở thành môi trường lí tưởng cho các vi khuẩn hoành hành cùng với hơn 4000 loại chất hóa học độc hại.
Điều trị hôi miệng
Nước
Nếu bạn mắc chứng hôi miệng, một hoặc hai ly nước chắc chắn sẽ có tác dụng giảm đáng kể những mùi khó chịu này. Nước có thể giúp cuốn đi những vụn thức ăn còn sót lại trong miệng sau bữa ăn, giúp miệng sạch sẽ, không cho vi khuẩn có điều kiện phát triển.
Chất diệp lục
Khi được tiêu thụ dưới dạng lỏng hay dạng bao nang, chất diệp lục – loại chất giúp cây có màu xanh – chính là một chất khử mùi vô cùng hiệu quả. Nếu việc mua loại chất này không được dễ dàng cho lắm, bạn có thể tìm một nguồn thay thế là cây mùi tây (ngò tây) - một loại rau rất phổ biến.
Kẹo gôm không đường
Kẹo không đường (với đặc tính không chứa đường) sẽ giúp ngăn ngừa những vi khuẩn gây hôi miệng có cơ hội tấn công răng miệng.
Gia vị
Một số loại gia vị từ lâu đã được biết đến với những tính chất giúp hơi thở thơm tho như: Rau thì là biển, cây đinh hương, cây hồi, bạch đậu khấu, bạc hà, rau mùi… chính là những loại gia vị được biết đến với những đặc tính quí báu trong ngăn chặn hơi thở có mùi.
Có nhiều cách làm với những gia vị này, nhưng đơn giản nhất là bạn chỉ cần nhai một nắm mỗi ngày.
Với việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị chứng bệnh “thiếu tế nhị” này, hy vọng bạn có thể tìm lại sự tự tin khi giao tiếp.
Một số Nguồn tin khác mời các bạn tham khảo!
Đề phòng và trị chứng hôi miệng, cần lưu ý những việc sau:
- Vệ sinh răng miệng sau các bữa ăn, kể cả bữa ăn “giữa buổi”, không ăn vặt nhất là các loại bánh, kẹo, kể cả nước ngọt các loại. Bởi vì khi thức ăn tồn đọng trong miệng sẽ được các men tiêu hóa của nước bọt và các loại vi khuẩn trong miệng phân hủy, lên men rất nhanh. Chỉ sau 15 - 20 phút đã có mùi hôi. Cần lưu ý: thức ăn càng ngon, càng giàu chất dinh dưỡng thì càng dễ gây ra mùi hôi (ăn thịt cá dễ bị hôi miệng hơn ăn cơm rau).
Nên uống nước nhiều lần trong ngày, giúp cho cơ thể đủ nước và có tác dụng “rửa trôi” các thức ăn tồn đọng trong miệng, mỗi ngày uống từ 1,5 – 2,5 lít nước.
- Phải điều trị triệt để các bệnh về răng, miệng. Khi cần phải làm răng giả hay bọc (bịt) răng bằng vàng hay bạc cần đến các thầy thuốc nha khoa có kinh nghiệm, có tay nghề tốt để đảm bảo rằng giữa hàm giả và lợi, giữa lớp bọc răng và lợi thật kín, nếu không thì hôi miệng là điều khó tránh.
- Hằng ngày, nhất là đối với người cao tuổi, nên thở sâu (hít vào bằng mũi, thở bằng miệng) nhiều lần (ít nhất là vào buổi sáng, buổi trưa, buổi tối) để không khí trong phổi được lưu thông và thải hết không khí đọng trong phổi.
- Súc miệng và súc họng bằng một trong 2 loại nước sau: Nước muối đẳng trương; Hay có thể dùng hoàng bá 5g, nấu với 100 ml nước (vị hoàng bá có bán ở các hiệu thuốc Đông y, đây là vị thuốc rẻ tiền, dễ dùng và trị được nhiều loại bệnh về răng, miệng và chống hôi miệng rất tốt).
Tầm quan trọng của việc vệ sinh lưỡi
Trong số những người có tới 90% trường hợp do thiếu vệ sinh miệng đầy đủ.
Đối với những người hơi thở có mùi hôi do đau răng, viêm lợi, dùng răng giả.. Các bác sỹ nha khoa có thể giải quyết vấn đề trên cho bạn.
Tuy nhiên, nếu hơi thở của bạn vẫn có mùi hôi sau khi vệ sinh sạch sẽ hay sau lần gặp nha sỹ thì vấn đề vướng mắc ở đây là xử lý vi khuẩn ẩn nấp giữa các kẽ răng, bám dai dẳng ở lợi.
Trong miệng thường có một loại vi khuẩn kỵ khí (vi khuẩn này sống và lớn lên trong sự thiếu oxy) thường ăn các thức ăn còn tồn đọng lại trong miệng và các tế bào chết. Kèm theo các vi sinh vật có hại tấn công vào răng, lợi sinh ra một mùi hôi đặc trưng.
Do đặc điểm bề mặt của lợi được bao phủ bởi các mô nhỏ nhô lên, hay đặc điểm của lưỡi có các tưa lưỡi ở bề mặt ngoài, chính là nơi cư ngụ của vi khuẩn và thường tập chung với số lượng lớn, đặc biệt là ở cuống lưỡi.
Nhưng vi khuẩn không bao giờ tập chung chồng chất ở đầu lưỡi.
Nạo lưỡi
Do những đặc điểm nêu trên, sau khi đánh răng bạn cần phải chải lưỡi bằng cách dùng bàn chải đánh răng bình thường hay một cái thìa đặc biệt để làm sạch lưỡi.
Không chỉ lưỡi là nơi cư ngụ nhiều của vi khuẩn mà chúng còn sống và sinh sản ở giữa các răng. Những chỗ này rất khó vệ sinh sạch sẽ bằng bàn chải đánh răng.
Cách tốt nhất để vệ sinh giữa các răng sạch là dùng cái nạo lưỡi, một dụng cụ rất quan trọng trong vệ sinh miệng.
Tuy nhiên, phần lớn chúng ta hay thờ ơ với việc dùng nạo lưỡi trong nhiều người vẫn chưa nhận thức được sự tồn tại của những con vi khuẩn này.
Các nha sỹ khuyên các bạn nên nạo lưỡi ít nhất một lần/ ngày. Đây là dụng cụ sử dụng hiệu quả cho cả hai việc nạo lưỡi và làm sạch kẽ răng. Vệ sinh sạch lưỡi và kẽ răng góp phần giúp hơi thở thơm tho suốt cả ngày.
Lợi ích của nước bọt
Thông thường thức dậy vào buổi sáng miệng của chúng ta hay có mùi hôi đặc trưng do tuyến nước bọt trong đêm giảm tiết nước bọt khiến cho miệng của chúng ta bị khô và là điều kiện tốt cho các vi khuẩn phát triển rất nhanh tạo nên mùi hôi này.
Nhưng, khi chúng ta nuốt nước bọt sẽ làm trôi hết các vi khuẩn có lợi. Do vậy miệng của chúng ta sẽ có mùi hôi khi miệng bị khô. Ví dụ như những người hút thuốc lá trong miệng sẽ bị khô và có rất nhiều vi khuẩn kỵ khí kể cả họ vệ sinh răng miệng thường xuyên miệng vẫn bị hôi.
Do vậy để tránh tình trạng này, bạn nên dùng các loại dầu chống vi khuẩn và làm sạch khoang miệng bằng các loại nước xúc miệng không cồn.

Bạn thân mến!
Hơi thở có mùi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do ăn các loại thực phẩm như hành, tỏi, pho mát hoặc do thói quen sinh hoạt như hút thuốc, ít vệ sinh răng miệng...
Trong những trường hợp này, bạn có thể dễ dàng khắc phục bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hoặc thói quen sinh hoạt. Nhưng nếu hơi thở của bạn vẫn tiếp tục có mùi khi đã thực hiện các biện pháp trên, có thể bạn phải đi bác sĩ khám gan và thận.
Khi thận có vấn đề sẽ khiến hơi thở có mùi như mùi nước tiểu, còn khi gan bệnh, lại khiến hơi thở có mùi tanh như mùi cá.