
Xe Altis của Toyota bị điện giật hay tích điện?
Em mới chạy Altis của Toyota được mấy tháng, nay có hiện tượng mỗi khi đỗ hay dừng, mở cửa bước ra ngoài. Khi đẩy cửa vào bên hông lẫn tay nắm để đóng thì bị giật tê cả tay (DR).
Mỗi lần như vậy giật mình và tê tay như bị điện giật. Mong các bác cho biết nguyên nhân và cách khắc phục. Em xin chân thành cảm ơn các bác. Chúc các bác và chuyên mục năm mới hạnh phúc, an khang thịnh vượng!

Chào bạn,
Không thấy bạn nói rõ là bạn đang sống ở miền nào. Nếu bạn đang sống ở miền Bắc thì rất có thể đó là hiện tượng tích điện. Đây là hiện tượng rất thường gặp khi chạy xe trong thời tiết lạnh và khô, còn mức độ giật mạnh hay nhẹ thì phụ thuộc rất lớn vào cơ địa của từng người.
Cách khắc phục rất đơn giản: lúc xuống xe bạn rút một cái chìa khoá, cầm vào phần kim loại của chìa khoá, càng xa mũi chìa khoá càng tốt.
Sau đó bạn chạm nhẹ phần mũi chìa khoá vào thân xe, nếu thực sự xe bạn tích điện thì bạn sẽ nghe nổ đánh "bép" một cái, tất nhiên là rất kẽ thôi, đồng thời chỗ tiếp xúc giữa chìa khoá và thân xe sẽ loé lên một tia lửa nhỏ màu xanh. Từ lúc này bạn có thể thoải mái sờ mó thân xe mà không sợ bị giật nữa.
Nếu hiện tượng này xảy ra ngay cả vào những ngày mưa ẩm, hoặc bạn đang sống ở phía Nam, thì là xe bạn có vấn đề, cần phải đưa vào hãng.
Thân ái

Không sao đâu bác, đây chỉ là hiện tượng tích điện mà thôi.
Hiên tượng này hay xảy ra vào mùa đông, nó giống như bác cọ xát vào áo len rồi đưa lên đầu, nó sẽ kêu tạch tạch và hút sợi tóc vậy.
Hiện tượng này xảy ra mạnh nếu bác mặc áo len, khi mở của xe mà tay tiếp xúc với lớp sơn vỏ xe sẽ bị, nếu chạm vào kính thì không sao.
Vô tư đi bác, không chết đâu.
Tôi cũng đi Altis 2009 nhưng đâu có thấy tình trạng như của bác.
Chính xác thì tôi không bít nhưng theo tôi có thể xe bác bị chạm (nếu tích điện thì sẽ không mạnh đến nỗi tê cả tay). Muốn bít chính xác bác hãy mang xe lên hãng để test kĩ.
Chúc vợ 2 của bác mau lành bệnh ^^

Bây giờ là mùa xuân, tiết trời ẩm ướt rồi, nên không thể có hiện tuợng tích điện nữa, nhưng bạn có thể ghi nhớ cách này để áp dụng cho các mùa đông khô lạnh các năm sau nhé.
Dùng một chìa khoá xe (nhớ là có chỗ tay cầm bằng nhựa nhé, không có thì lấy miếng ni lông nào bọc lấy chìa khoá) chạm nhẹ vào tay nắm/vỏ xe vài lần, truớc khi dùng tay mở cửa xe, thế là xong! Đơn giản hơn nữa nếu không muốn mang theo chìa khoá (nhiều xe thế hệ mới dùng chìa khoá từ làm bạn ngại tháo rời chi tiết), thì đeo găng tay, vừa chống tĩnh điện, vừa giữ ấm cơ thể, một công đôi việc.
Chúc bạn như ý!

Cái đó là tích điện đó bạn, tại nếu đóng cửa xe bằng cách lấy tay đẩy kính xe thì lát nữa mở cửa đi vô nhà cũng bị giật ah :(.
Xe của tôi cũng bị như vậy.
Nguyên nhân là do thời tiết quá lạnh và hanh khô, khi xe chạy, vỏ xe ma sát với không khí bên ngoài dẫn đến hiện tượng tích điện. Tùy vào cơ địa từng người mà sự cảm nhận điện tích ngoài vỏ xe là khác nhau. Có những người không bị giật nhưng có những người (như tôi chẳng hạn) bị giật tê tay và đôi khi còn nghe thấy tiếng lạch tạch khi mình vừa đỗ xe mà chạm vào cửa ngay.
Thường ở mấy nơi độ ẩm thấp hay bị vậy lắm cách khắc phục của mình là lấy tay nắm cửa trước khi đứng dậy, rồi đứng dậy mà tay vẫn giữ cửa theo mình thấy thì làm vậy giảm số lần giật điện cũng cỡ 80-90% chứ chả chơi :D và hạn chế mặc áo khoác lông.
Kinh nghiệm là mỗi lần mặc áo lông hay mặc 2, 3 lớp thì bị giật điện liên tục :))
Cách khắc phục:
Dùng tay chạm vào phần kính để đóng cửa (tôi vẫn thường làm) hoặc như các tiểu thư nước ngoài, dùng "bottom" đẩy vào cánh cửa để đóng cửa xe. Chúc bạn vui vẻ!

Chào bạn,
Tôi chưa rõ xe hơi giải bài toán tích điện tĩnh thế nào, nhưng tôi nghĩ điện xe hơi chỉ có 12 VDC nên bạn khó có thể bị giật do điện của xe.
Tôi cũng bị tương tự như bạn nhất là khi trời khô và ở nước ngoài. Trước đây tôi cũng mua 1 nút xoá tích điện (static electric remover) ở Nhật để dùng thử nhưng kết quả không triệt để.
Kinh nghiệm là khi còn ngồi trong xe trước khi mở cửa bạn có thể sờ vào 1 chi tiết kim loại nào đó trên xe và khi bước ra thì đừng dùng mặt trong của bàn tay mà nên dùng nắm tay để đóng cửa thì sẽ đỡ hơn nhiều.