Câu hỏi

30/05/2013 00:16
Xin cho biết về hệ thống trợ lá?
Danh sách câu trả lời (1)

- Bạn có thể đọc các tài liệu:
1. Cấu tạo gầm xe con cuả Nguyễn Khắc Trai 2003 nhà xuất bản GTVT, viết cho ô tô con,
2. Cấu tạo gầm ô tô tải và ô tô buýt cuả Nguyễn Khắc Trai 2007 nhà xuất bản GTVT, viết cho ô tô tải và ô tô buýt,
- Một vài kiến thức cơ bản về trợ lực lái:
1. Công dụng:
+ Trợ lực của hệ thống lái có tác dụng làm giảm nhẹ cường độ lao động của người lái, giảm mệt mỏi cho người lái khi xe hoạt động trên đường dài.
+ Làm êm quá trình va đập của bánh xe trên nền, hạn chế rung động truyền lên vành lái và giúp cho quá trình chuyển hướng trên nền đường xấu thuận lợi hơn,
+ Nâng cao an toàn chuyển động khi có sự cố đột xuất ở bánh xe, tạo điều kiện cho xe có thể giữ nguyên hướng chuyển động ban đầu.
2. Cấu trúc cơ bản
Hệ thống trợ lực lái ngày nay sử dụng là hệ thống trợ lực thủy lực bao gồm:
+ Nguồn năng lượng trợ lực là động cơ của ô tô thông qua bơm dầu tạo áp suất cao,
+ Van phân phối dầu là nơi tiếp nhận tín hiệu điều khiển từ vành lái và cấp dầu có áp suất cao theo sự quay của vành lái. Van bao gồm 4 cửa V1, V2, V3, V4.
+ Xy lanh lực là nơi tiếp nhận áp lực dầu hỗ trợ lực của người lái.
3. Nguyên lý làm việc
Trên hệ thống thủy lực (hình vẽ), bơm thủy lực tạo áp suất cao cung cấp dầu cho mạch theo vòng kín: dầu luân chuyển về bình chứa và quay lại bơm.
Khi thực hiện quay vòng về một phía: dầu từ bơm đi qua van V1 vào một phía của xy lanh lực, đẩy pittông dịch chuyển, dầu ở phía bên kia của xy lanh lực qua van V4 về bình chứa. Bơm hút dầu từ bình chứa cấp trở lại cho xy lanh lực thực hiện một vòng luân chuyển kín. Khi đó V2, V3 ngắt mạch dầu, còn V1, V4 mở thông đường dầu.
Khi thực hiện quay vòng về phía ngược lại: dầu từ bơm đi qua van V2 vào một phía của xy lanh lực, pittông bị dịch chuyển ngược lại, dầu ở phía bên kia của xy lanh lực qua van V3 về bình chứa. Khi đó V1, V4 ngắt mạch dầu, còn V2, V3 mở thông đường dầu.
Như vậy quá trình dầu có thể tác động vào hai mặt của pittông tùy thuộc vào việc đóng mở các cặp van. Các đường dầu được mô tả trên hình vẽ: màu xanh là đường dầu khi đánh vành lái về 1 phía, đường đỏ là đường dầu khi đánh vành lái về phía ngược lại, các đường chấm chấm là đường dầu trở về bình chứa.
Khi không thực hiện quay vòng, ô tô chuyển động thẳng, dầu không luân chuyển qua các van. Các van V1,V2, V3, V4 đều đóng.
Hình ảnh
4. Kết cấu thực tế:
+ Các van làm việc nhờ tín hiệu tác động từ vành lái, và được bố trí chung trong một cụm “van phân phối” hay “van điều khiển”,
+ Kết cấu cụ thể còn thêm nhiều chi tiết bổ trợ khác.
1. Cấu tạo gầm xe con cuả Nguyễn Khắc Trai 2003 nhà xuất bản GTVT, viết cho ô tô con,
2. Cấu tạo gầm ô tô tải và ô tô buýt cuả Nguyễn Khắc Trai 2007 nhà xuất bản GTVT, viết cho ô tô tải và ô tô buýt,
- Một vài kiến thức cơ bản về trợ lực lái:
1. Công dụng:
+ Trợ lực của hệ thống lái có tác dụng làm giảm nhẹ cường độ lao động của người lái, giảm mệt mỏi cho người lái khi xe hoạt động trên đường dài.
+ Làm êm quá trình va đập của bánh xe trên nền, hạn chế rung động truyền lên vành lái và giúp cho quá trình chuyển hướng trên nền đường xấu thuận lợi hơn,
+ Nâng cao an toàn chuyển động khi có sự cố đột xuất ở bánh xe, tạo điều kiện cho xe có thể giữ nguyên hướng chuyển động ban đầu.
2. Cấu trúc cơ bản
Hệ thống trợ lực lái ngày nay sử dụng là hệ thống trợ lực thủy lực bao gồm:
+ Nguồn năng lượng trợ lực là động cơ của ô tô thông qua bơm dầu tạo áp suất cao,
+ Van phân phối dầu là nơi tiếp nhận tín hiệu điều khiển từ vành lái và cấp dầu có áp suất cao theo sự quay của vành lái. Van bao gồm 4 cửa V1, V2, V3, V4.
+ Xy lanh lực là nơi tiếp nhận áp lực dầu hỗ trợ lực của người lái.
3. Nguyên lý làm việc
Trên hệ thống thủy lực (hình vẽ), bơm thủy lực tạo áp suất cao cung cấp dầu cho mạch theo vòng kín: dầu luân chuyển về bình chứa và quay lại bơm.
Khi thực hiện quay vòng về một phía: dầu từ bơm đi qua van V1 vào một phía của xy lanh lực, đẩy pittông dịch chuyển, dầu ở phía bên kia của xy lanh lực qua van V4 về bình chứa. Bơm hút dầu từ bình chứa cấp trở lại cho xy lanh lực thực hiện một vòng luân chuyển kín. Khi đó V2, V3 ngắt mạch dầu, còn V1, V4 mở thông đường dầu.
Khi thực hiện quay vòng về phía ngược lại: dầu từ bơm đi qua van V2 vào một phía của xy lanh lực, pittông bị dịch chuyển ngược lại, dầu ở phía bên kia của xy lanh lực qua van V3 về bình chứa. Khi đó V1, V4 ngắt mạch dầu, còn V2, V3 mở thông đường dầu.
Như vậy quá trình dầu có thể tác động vào hai mặt của pittông tùy thuộc vào việc đóng mở các cặp van. Các đường dầu được mô tả trên hình vẽ: màu xanh là đường dầu khi đánh vành lái về 1 phía, đường đỏ là đường dầu khi đánh vành lái về phía ngược lại, các đường chấm chấm là đường dầu trở về bình chứa.
Khi không thực hiện quay vòng, ô tô chuyển động thẳng, dầu không luân chuyển qua các van. Các van V1,V2, V3, V4 đều đóng.
Hình ảnh
4. Kết cấu thực tế:
+ Các van làm việc nhờ tín hiệu tác động từ vành lái, và được bố trí chung trong một cụm “van phân phối” hay “van điều khiển”,
+ Kết cấu cụ thể còn thêm nhiều chi tiết bổ trợ khác.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ô tô, xe máy, xe đạp
Rao vặt Siêu Vip