Câu hỏi

30/05/2013 08:27
Xin cho hỏi làm thế nào, ăn gì để có thể nhớ lâu
Danh sách câu trả lời (3)

hức ăn có góp phần cải thiện trí nhớ không? Cần phải ăn những thức ăn gì, ăn bao nhiêu thì vừa đủ? Đây là vấn đề được rất nhiều bà mẹ và các em học sinh quan tâm.
Thức ăn nào là cần thiết?
Tuổi học sinh là giai đoạn phát triển tiềm năng về chiều cao. Do đó, cần phải ăn nhiều hơn người lớn, cả về lượng lẫn chất. Không bỏ qua bữa nào, nhất là bữa ăn sáng, vì bữa chiều hôm trước cách xa ngày hôm sau khoảng 10 tiếng, nếu nhịn ăn thì vào lớp không ngáp cũng ngủ gật, có khi mệt quá đến nỗi bị xỉu! Giai đoạn này, con gái cần đạt 2.500 calo (người nữ lớn chỉ cần 2.000), con trai 2.900 calo (người nam trưởng thành cần khoảng 2.600). Qui ra thức ăn cần nạp các lượng sau đây mỗi ngày:
1. Nhóm ngũ cốc - khoai (qui ra gạo)
Không muốn ăn cơm, có thể thay thế ½ lon gạo
= 1 ổ bánh mì 160g hoặc
= 2 x củ khoai lang 150g hoặc
= 4 x củ khoai tây 150g
1 lon ½
1 lon ½
2. Nhóm dầu, mỡ, bơ (dùng để chiên, xào,...)
1,5 - 2 muỗng canh
1,5 - 2 muỗng canh
3. Nhóm thức ăn giàu đạm (qui ra thịt). Có thể thay thế 60g thịt bằng một trong những thức ăn sau đây:
= 1 trứng gà
= ½ bìa đậu hũ
= 1 ly sữa tươi
= 2-3 hũ yaourt
(Nên ăn 3 - 4 trứng mỗi tuần, mỗi ngày uống ít nhất 1 ly sữa )
240g
275g
4. Nhóm rau lá xanh và rau khác (Nên ăn ½ dưới dạng rau sống, ½ dưới dạng xào, luộc, hoặc trong canh; rau lá càng xanh đậm, rau trái, củ càng đậm màu sắc xanh, đỏ, vàng, cam càng giàu vitamin)
300 - 400g
300 - 400g
5. Nhóm nước mắm, nước chấm
1 - 1,5 muỗng canh
1 - 1,5 muỗng canh
6. Nhóm trái cây tráng miệng. Có thể thay thế chuối
= 300 - 350g đu đủ
= 2 trái cam hay quýt
= 2 trái vú sữa
= ½ trái bưởi
(Vừa sạch miệng, nhuận trường, thêm sinh tố C, lại giúp cho tăng sức đề kháng)
2 - 3 trái chuối vừa
2 - 3 trái chuối vừa
Tốt hơn nữa là...
Có người cho rằng ăn bí rợ sáng dạ vì trong chất đạm của rau trái màu vàng có nhiều acid glutamic - mệnh danh là acid amin của trí thông minh - hãy thử ăn xem sao. (Tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng trong bí rợ chỉ có 1% trọng lượng là chất đạm thôi!) Hoặc thỉnh thoảng ăn óc may ra bổ óc được một chút, học đâu nhớ đó, và có thêm một chút phospholipid (chất béo lân), hay Cholesterol làm nguyên liệu tổng hợp nhiều kích thích: thượng thận, sinh dục,... đang cần có trong giai đoạn phát triển của cơ thể.
Chưa kể có người tin dị đoan chọn ăn những món có đậu để đi thi dễ đậu, nhưng về mặt dinh dưỡng mà nói thì đậu phải đi kèm với ngũ cốc.
Các em cũng không nên uống trà đậm hay cà phê vào buổi tối để thức khuya làm gì, vì các thức uống này rất dễ làm mất ngủ và đến hôm sau các em sẽ mệt phờ, không học được. Tóm lại, không nên hy sinh giấc ngủ ban đêm vì giấc ngủ này rất cần thiết...
Hãy tạo những điều kiện tối ưu để việc học có hiệu quả cao như: ăn, ngủ, sinh hoạt điều độ cả về chân tay lẫn trí óc. Cần có góc học tập đủ ánh sáng (đèn 60 watts), có bàn học vừa tầm mắt (để tránh vẹo cột sống) và một bầu không khí yên tĩnh.
Ngoài ra, nên lánh xa những nơi ồn ào, có khói thuốc hay khói bếp, giữ cho tỉnh trí, tập trung học vào những thời gian tốt nhất trong ngày: buổi sáng, sau giấc ngủ trưa, buổi chiều 1 giờ sau bữa ăn.
Thức ăn nào là cần thiết?
Tuổi học sinh là giai đoạn phát triển tiềm năng về chiều cao. Do đó, cần phải ăn nhiều hơn người lớn, cả về lượng lẫn chất. Không bỏ qua bữa nào, nhất là bữa ăn sáng, vì bữa chiều hôm trước cách xa ngày hôm sau khoảng 10 tiếng, nếu nhịn ăn thì vào lớp không ngáp cũng ngủ gật, có khi mệt quá đến nỗi bị xỉu! Giai đoạn này, con gái cần đạt 2.500 calo (người nữ lớn chỉ cần 2.000), con trai 2.900 calo (người nam trưởng thành cần khoảng 2.600). Qui ra thức ăn cần nạp các lượng sau đây mỗi ngày:
1. Nhóm ngũ cốc - khoai (qui ra gạo)
Không muốn ăn cơm, có thể thay thế ½ lon gạo
= 1 ổ bánh mì 160g hoặc
= 2 x củ khoai lang 150g hoặc
= 4 x củ khoai tây 150g
1 lon ½
1 lon ½
2. Nhóm dầu, mỡ, bơ (dùng để chiên, xào,...)
1,5 - 2 muỗng canh
1,5 - 2 muỗng canh
3. Nhóm thức ăn giàu đạm (qui ra thịt). Có thể thay thế 60g thịt bằng một trong những thức ăn sau đây:
= 1 trứng gà
= ½ bìa đậu hũ
= 1 ly sữa tươi
= 2-3 hũ yaourt
(Nên ăn 3 - 4 trứng mỗi tuần, mỗi ngày uống ít nhất 1 ly sữa )
240g
275g
4. Nhóm rau lá xanh và rau khác (Nên ăn ½ dưới dạng rau sống, ½ dưới dạng xào, luộc, hoặc trong canh; rau lá càng xanh đậm, rau trái, củ càng đậm màu sắc xanh, đỏ, vàng, cam càng giàu vitamin)
300 - 400g
300 - 400g
5. Nhóm nước mắm, nước chấm
1 - 1,5 muỗng canh
1 - 1,5 muỗng canh
6. Nhóm trái cây tráng miệng. Có thể thay thế chuối
= 300 - 350g đu đủ
= 2 trái cam hay quýt
= 2 trái vú sữa
= ½ trái bưởi
(Vừa sạch miệng, nhuận trường, thêm sinh tố C, lại giúp cho tăng sức đề kháng)
2 - 3 trái chuối vừa
2 - 3 trái chuối vừa
Tốt hơn nữa là...
Có người cho rằng ăn bí rợ sáng dạ vì trong chất đạm của rau trái màu vàng có nhiều acid glutamic - mệnh danh là acid amin của trí thông minh - hãy thử ăn xem sao. (Tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng trong bí rợ chỉ có 1% trọng lượng là chất đạm thôi!) Hoặc thỉnh thoảng ăn óc may ra bổ óc được một chút, học đâu nhớ đó, và có thêm một chút phospholipid (chất béo lân), hay Cholesterol làm nguyên liệu tổng hợp nhiều kích thích: thượng thận, sinh dục,... đang cần có trong giai đoạn phát triển của cơ thể.
Chưa kể có người tin dị đoan chọn ăn những món có đậu để đi thi dễ đậu, nhưng về mặt dinh dưỡng mà nói thì đậu phải đi kèm với ngũ cốc.
Các em cũng không nên uống trà đậm hay cà phê vào buổi tối để thức khuya làm gì, vì các thức uống này rất dễ làm mất ngủ và đến hôm sau các em sẽ mệt phờ, không học được. Tóm lại, không nên hy sinh giấc ngủ ban đêm vì giấc ngủ này rất cần thiết...
Hãy tạo những điều kiện tối ưu để việc học có hiệu quả cao như: ăn, ngủ, sinh hoạt điều độ cả về chân tay lẫn trí óc. Cần có góc học tập đủ ánh sáng (đèn 60 watts), có bàn học vừa tầm mắt (để tránh vẹo cột sống) và một bầu không khí yên tĩnh.
Ngoài ra, nên lánh xa những nơi ồn ào, có khói thuốc hay khói bếp, giữ cho tỉnh trí, tập trung học vào những thời gian tốt nhất trong ngày: buổi sáng, sau giấc ngủ trưa, buổi chiều 1 giờ sau bữa ăn.
BS. Nguyễn Lân Đính

bạn có thể ăn tỏi giúp tăng cường trí nhớ

Ăn hải sản giúp nhớ lâu
Các nhà khoa học thuộc Đại học Tohoku (Nhật Bản) cho biết một số loài hải sản như sò, hàu có thể chống được bệnh Alzheimer, loại bệnh suy giảm trí nhớ do các tế bào thần kinh trong não bị chết.
Các chuyên gia cho rằng chất plasmalogen có trong hải sản có thể ngăn chặn hiện tượng các tế bào thần kinh bị chết. Nghiên cứu trên loài chuột cho thấy, những con chuột mắc bệnh Alzheimer nếu được tiêm chất plasmalogen đã tránh được nguy cơ bị suy giảm khả năng nhận biết cũng như suy giảm trí nhớ.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Tohoku (Nhật Bản) cho biết một số loài hải sản như sò, hàu có thể chống được bệnh Alzheimer, loại bệnh suy giảm trí nhớ do các tế bào thần kinh trong não bị chết.
Các chuyên gia cho rằng chất plasmalogen có trong hải sản có thể ngăn chặn hiện tượng các tế bào thần kinh bị chết. Nghiên cứu trên loài chuột cho thấy, những con chuột mắc bệnh Alzheimer nếu được tiêm chất plasmalogen đã tránh được nguy cơ bị suy giảm khả năng nhận biết cũng như suy giảm trí nhớ.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip