
Xin thử tài các chuyên gia tâm lí ?
![[:(]](/images/wys/yahoo_sad.gif)
![[:(]](/images/wys/yahoo_sad.gif)
![[:(]](/images/wys/yahoo_sad.gif)

Chọn cách chia tay nhẹ nhàng là điều cần thiết để bạn giảm thiểu tổn thương cho người cũ và giữ mối quan hệ ở trạng thái chấp nhận được.
Bạn đã nhận ra những dấu hiệu của một cuộc chia ly và đi đến quyết định quan trọng: kết thúc mối quan hệ. Sự thật là tình yêu không phải lúc nào cũng tốt đẹp. Tuy nhiên, chọn cách chia tay nhẹ nhàng là điều cần thiết để bạn giảm thiểu tổn thương cho người cũ và giữ mối quan hệ ở trạng thái chấp nhận được. Một sự chuẩn bị vừa đủ và cách ứng xử tế nhị là không bao giờ thừa.
Chuẩn bị trước những điều sẽ nói
Một khi bạn đã bắt đầu cuộc nói nói chuyện chia tay một cách nghiêm túc, mỗi từ ngữ đưa ra đều mang sức nặng của sự căng thẳng. Vì thế, hãy chuẩn bị trước những điều sẽ nói và ghi nhớ chúng. Việc này giúp bạn lựa chọn từ ngữ phù hợp hơn, quen với áp lực, từ đó tránh được việc phát ngôn tùy hứng khiến người cũ rơi vào suy sụp.
Chọn bối cảnh phù hợp
Một vài điều kiện ngoại cảnh mang lại cảm giác thân mật gần gũi, một số khác gây tác động ngược lại. Điều bạn cần làm là chọn một bối cảnh trung lập. Đừng biến địa diểm yêu thích của người cũ thành kỉ niệm đầy nước mắt. Một khi bạn đã tìm ra nơi phù hợp, hãy tập trung vào thời gian. Đừng chọn những thời điểm nhạy cảm, khi người cũ đang chuẩn bị cho một kì thi tuyển, một cuộc họp quan trọng,...
Trung thực
Nói ra sự thật là việc nên làm trước câu hỏi “tại sao?”. Không cần thiết bạn phải nói ra tất cả những thiếu sót của người cũ. Càng không nên thêm những ngôn từ mang sắc thái mỉa mai, nhạo báng. Nếu phải nói ra, hãy chọn cách tiếp cận nhẹ nhàng.
Không trách móc
Chia tay không phải lỗi của riêng ai. Đay nghiến trách móc người cũ sẽ khiến bạn mãi mang tiếng một kẻ thô thiển và ngốc nghếch. Thay vì căn vặn và đổ lỗi, hãy thêm vào những câu kiểu: “Em không làm gì sai cả. Tất cả là do anh”. Lý do tốt nhất nên tập trung đưa ra khi chia tay: “Chúng ta không hợp nhau”.
Đồng cảm
Chia tay không phải chuyện quá khó khăn đối với bạn bởi bạn đã dự định và suy nghĩ nhiều về nó. Tuy nhiên, người kia sẽ gần như chắc chắn chịu cú sốc lớn. Hãy tự đặt mình vào vị trí của người ấy để hiểu rõ tâm trạng và giúp người cũ vượt qua cú sốc một cách nhẹ nhàng hơn. Sự đồng cảm cũng giúp bạn dễ dự đoán những câu người ấy sẽ căn vặn và có những chuẩn bị hợp lý.
Không cãi vã
Cuộc nói chuyện có thể đẩy hai người tới cãi vã. Nếu người ấy tỏ ra mất bình tĩnh, đừng để bạn rơi vào trạng thái tương tự. Việc người ấy phát điên có thể sẽ dẫn tới những hệ quả không mong muốn: buộc tội, mỉa mai, nhục mạ,... bạn. Đừng bị kích động! Hãy bình thản lắng nghe, thở sâu, im lặng và đừng cố bắt người ấy bình tĩnh. Không khí sẽ sớm được xoa dịu.
Giữ khoảng cách
Từ lúc nói lời chia tay, tốt nhất hãy giữ khoảng cách với người cũ càng xa càng tốt (nên tránh những nơi dễ gặp lại nhau nếu bạn không muốn cả hai chạm mặt nhau một cách khó chịu). Người cũ sẽ có khoảng thời gian cần thiết để xóa đi hình ảnh của bạn trong cuộc sống hằng ngày và làm quen với sự thiếu vắng. Tuy nhiên, vẫn nên giữ một chút liên lạc ở mức vừa phải. Hãy nhớ: không nên để người ấy hiểu nhầm rằng bạn muốn quay lại..
Đừng nói về mối quan hệ mới giữa hai người
Chỉ thời gian mới có thể trả lời liệu hai người có thể vẫn là bạn hay không. Lặp đi lặp lại đề nghị: “Chúng ta vẫn có thể là bạn” khi vừa chia tay chẳng khác gì cứa vào vết thương lòng của người ấy.

Không ai nghĩ sẽ có lúc mình phải chia tay người yêu, lúc này nên nói gì đây?
Đến lúc tình cảm không còn nữa và bạn buộc phải nói lên câu này, thì những điều sau đây ít nhiều giúp bạn chia tay một cách nhẹ nhàng và thanh thản.
1. Những lý do rõ ràng
Đừng để cô ấy phải tự hỏi rằng mình đã có gì sai, mà hãy để cô ấy biết rõ lý do vì sao bạn muốn chia tay. Điều này sẽ tạo cho cô ấy cơ hội tự đánh giá lại những gì cô ấy đã làm để mất đi tình yêu của bạn cũng như có thể giúp cô ấy có kinh nghiệm trong mối quan hệ tiếp theo.
2. Nơi để nói lời chia tay
Thường thì khi nói ra câu này, người bị chia tay sẽ đau khổ. Do đó, hãy chọn một nơi riêng tư, kín đáo để nói chuyện. Tránh những nơi mà hai bạn đã từng có những kỷ niệm vui vẻ, hạnh phúc bên nhau hay ở nơi đông người. Cho dù bạn cực kỳ chán ghét, nhưng việc chia tay ở nơi đông người là cả một sự 'mất mặt', sẽ tạo tiền đề cho sự thù hận, dĩ nhiên sẽ không có lợi cho bạn chút nào.
3. Cách nói lời chia tay
Có lẽ bạn cũng không muốn làm mất đi 'cái tôi' của người bị chia tay, do đó lời lẽ đưa ra những lý do chia tay là rất quan trọng. Hãy chân thành. Đừng quanh co nói 'tại, vì, bởi'… Thẳng thắn nêu lên lý do vì sao không thể tiếp tục mối quan hệ nữa và nhẹ nhàng xin lỗi. Điều này sẽ giúp cô ấy không cảm thấy có gì mờ ám và dẫn đến cảm giác bị xúc phạm. Có thể cô ấy sẽ biết ơn bạn vì đã chỉ ra những gì dẫn đến tình thế hiện tại, và cô ấy sẽ cải thiện hơn trong mối quan hệ tiếp theo.
4. Thời gian sau chia tay
Lần gặp đầu tiên sau khi chia tay thường không được thoải mái, trừ khi bạn kiểm soát được cảm xúc của mình. Nếu hai bạn chia tay trong tình huống dứt khoát, nói thẳng thì chắc chắn là không ai trong hai bạn muốn liên lạc nhau rồi. Với tình huống chia tay để kiểm nghiệm lại tình cảm của mình thì tốt hơn bạn để một hai tuần rồi hãy gọi điện hoặc gặp lại cô ấy và sau đó thưa dần nếu trong bạn thật sự không còn tình yêu nữa. Trong những lần gặp này, bạn tuyệt đối không nên đề cập đến việc quay lại, thay vào đó là hãy để cho cô ấy biết bạn đang gặp gỡ một người khác chẳng hạn.
5. Sự ngăn cách thử nghiệm
Nếu bạn không chắc là muốn chia tay mãi mãi, thì hãy thống nhất với cô ấy hãy tạm xa nhau một thời gian để kiểm nghiệm lại tình cảm của cả hai.
Dù cho bạn làm gì hay nói gì khi chia tay, bạn cũng nên chân thật với bản thân và với người ấy. Hãy chọn cách chia tay sao cho đúng với câu nói: 'Điều gì bạn không muốn người khác làm với mình, thì đừng làm với người khác'.