
Bệnh trĩ là gì?cách chữa và phòng chống bện trĩ?

Tôi cũng đang bị như bạn khoảng 5 năm rồi nhưng chưa điều trị gì cả. có người bạn đã lấy cho tôi một thang thuốc nam nhưng tôi chưa về lấy uống đc. nếu dùng thuốc đó mà khỏi tôi sẽ giới thiệu cho bạn

Bệnh trĩ là do sự căng dãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng - hậu môn gây viêm sưng, hoặc xuất huyết. Bệnh trĩ thường xảy ra ở người bị táo bón kinh niên, công việc ít đi lại, phụ nữ mang thai. Người bị bệnh trĩ mới đầu chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút. Lâu dần, sẽ đi ngoài ra máu và đau rát nhiều hơn. Bệnh trĩ ở cấp độ nặng, người bệnh có thể sờ được bên ngoài hậu môn gọi là sa búi trĩ, gây cảm giác vướng víu, khó chịu và dễ làm tổn thương dẫn đến xuất huyết nặng, gây viêm sưng, hay nhiễm trùng búi trĩ.
Nếu bạn bị táo bón hoặc đi cầu phân cứng, thường gây nứt kẽ hậu môn, gây viêm ngứa thì cách đơn giản nhất để khỏi ngứa hậu môn là trị hết táo bón, ngâm hậu môn bằng nước muối ấm khoảng 10 phút mỗi ngày, tuyệt đối không vệ sinh hậu môn bằng xà phòng.
Để trị bệnh trĩ tận gốc và ngăn ngừa tái phát, thuốc trị bệnh trĩ thường tập trung tác động chính trên tĩnh mạch trĩ với các tác động: làm bền thành mạch, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm đau, cầm máu và phải có tính nhuận tràng mạnh giúp trị táo bón.
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ khác nhau. Đầu tiên phải kể đến phương pháp nội khoa. Đây là điều trị đầu tay, khởi nguồn cho mọi phương pháp điều trị khác. Muốn điều trị triệt để bệnh trĩ, cần phải triệt tiêu hoàn toàn búi trĩ . Tây y sẽ dùng các thủ thuật, hay bằng phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc bằng phẫu thuật Longgo cho kết quả khá khả quan như: thời gian nằm viện ngắn, giảm đau nhiều sau mổ. Tuy nhiên, loại bỏ búi trĩ bằng phương pháp này, thường rất đau và có thể xảy ra một số biến chứng như: nhiễm trùng hậu môn, hẹp hậu môn…
Để tránh mắc chứng bệnh "khó nói" này, bạn nên uống một ly nước vào buổi sáng, tập thói quen hằng ngày đều đặn đi đại tiện vào một giờ nhất định; tập thể dục vừa phải, đầy đủ, thư giãn cơ bụng (yoga); hoặc tập cho cơ bụng mạnh hơn: tập thể dục bụng cho thon người, đi bộ, bơi lội. Về ăn uống, nên ăn đủ chất xơ như trái cây, rau củ, uống nhiều nước. Nên giảm dùng đồ cay nóng như rượu bia, cà phê, các thức ăn gây táo bón.
Ngoài ra, để khắc phục tình trạng ngứa hậu môn, bạn nên ngâm hậu môn bằng nước muối ấm khoảng 10 phút mỗi ngày một lần (tốt nhất là sau khi đi cầu). Sau đi cầu, bạn nên vệ sinh bằng nước sạch, tránh dùng xà phòng hoặc giấy vệ sinh. Bạn nên đi đến các chuyên khoa hậu môn trực tràng để có chẩn đoán chính xác. Nếu xác định bệnh trĩ thì sẽ có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, từ điều trị nội khoa, ngoại khoa hay y học cổ truyền, thuốc nam.
Chúc bạn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Khối trĩ thực chất không phải là tổ chức bệnh lý mà là đám rối động tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Khối này có thể nằm ở phía trên đường lược (trĩ nội) hoặc bắt nguồn từ khoang cạnh hậu môn dưới da (trĩ ngoại). Bệnh nhân bị bệnh trĩ sẽ có những bất thường ở tổ chức này: cương tụ, giãn thành búi, gây đau, chảy máu hoặc sa ra ngoài.
Viêm đại tràng và táo bón lâu ngày là các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu. Ngoài ra, nguy cơ bị bệnh trĩ cũng tăng cao ở những người đứng, ngồi lâu, thường xuyên cưỡi ngựa, đi xe đạp, xe máy đường dài, ăn nhiều chất kích thích, ít chất xơ...
Điều trị bệnh trĩ
Người ta chỉ điều trị khi trĩ gây những rối loạn ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh.
1. Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:
- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống:
+ Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.
+ Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.
+ Uống nước đầy đủ.
+ Ăn nhiều chất xơ.
-Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…
-Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …
2. Điều trị nội khoa:
- Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
- Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.
- Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.
3. Điều trị bằng thủ thuật:
a-Chích xơ: Chích xơ được chỉ định trong trĩ độ 1 và trĩ độ 2
b-Thắt trĩ bằng vòng cao su: Thắt trĩ bằng vòng cao su được chỉ định điều trị trĩ nội độ 1 và 2
c-Quang đông hồng ngoại: Quang đông hồng ngoại được chỉ định với trĩ nội độ 1 và độ 2
d- Phẫu thuật cắt trĩ : Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc, Phẫu thuật cắt từng búi trĩ, PT Longo, Khâu treo trĩ bằng tay, Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler...
* Trĩ nội:
- Độ 1: chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt.
- Độ 2: làm đông bằng nhiệt, thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.
- Độ 3: thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.
- Độ 4: cắt trĩ.
- Trĩ sa nghẹt: dùng thuốc điều trị nội khoa và ngâm nước ấm cho đến khi búi trĩ hết phù nề, tại chỗ ổn định, sau đó mới mổ cắt trĩ.
* Trĩ ngoại: Trĩ ngoại không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Phẫu thuật điều trị tắc mạch trong cấp cứu là rạch lấy cục máu đông. Ngay sau mổ bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và hết đau ngay.
Vậy bạn cần biết chính xác là bạn bị trĩ ngoại hay trĩ nội và hãy đến Bệnh viện khám và điều trị theo chỉ định của Bác sĩ.
Chúc bạn mau khỏi!