Câu hỏi

28/11/2013 21:30
Có ai biết chỗ chỉ mình lấy bò bía ngọt về bán
Mình dang thất nghiệp muốn tìm chổ sản xuất bánh bo bía ngọt dể lấy về bán dạo
sometime
28/11/2013 21:30
kjss292003
28/11/2013 21:30
Danh sách câu trả lời (2)

anh ta muốn bán bò bía ngọt mừ.tự nhiên chỉ bò bía mặn ![[[-x]](/images/wys/yahoo_shame.gif)
![[[-x]](/images/wys/yahoo_shame.gif)

Mình không biết chỗ nào lấy buôn nhưng mà có cái này hy vọng giúp đc bạn
Bò bía là một món ăn của người Hoa nhưng tương tự một số món ăn chơi khác, bán rong vỉa hè Sài Gòn đã dần dà đều do người Việt làm bán và miền Bắc, Trung, Nam của VN... ở đâu cũng có món ăn này. Tuy nhiên hương vị những cuốn bò bía do người Hoa đứng bán ở vùng Chợ Lớn, Sài Gòn thực sự vẫn có khác biệt với bò bía do người Việt làm. Mọi chuyện chính là ở khâu nước chấm .Với hai loại tương ngọt và tương đỏ do chính người Hoa làm theo lối thủ công, thường là chỉ để dùng bán quán kiểu truyền thống gia đình, đều có hương vị rất đặc trưng hơn là hàng sản xuất công nghiệp. Có ai đó đã đưa ra nhận xét là có một số ngành nghề, người Hoa chỉ truyền lại trong gia đình - không truyền lại ngay cả con dâu - những gì gọi bí quyết sinh tử làm cho sản phẩm, món ăn của họ nổi bật. Điều này cũng đúng thôi, cạnh tranh mà.
http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/dataimages/original/images416923_BO_BIA_2-web.jpgBò bía và nước chấm - ảnh TC
Món bò bía, ngon dở có đến 60% là do nước chấm quyết định. Cẩm Tuyết nhớ lúc mình mười hai, mười ba tuổi gì đó... Nhà mình ở trước mặt nhà thờ Huyện Sĩ, Sài Gòn... Vào mỗi buổi chiều, cứ y bon chừng bốn giờ kém năm, kém bảy phút là mình nghe những âm thanh lắc cắc đều đặn của ông bán gỏi khô bò đang khua cây kéo thép trong tay thay cho lời rao hàng và theo sau chừng vài chục thước là cái xe của ông bán bò bía. Rồi y như rằng ngoắc ông khô bò vào là ông bò bía cũng xớ rớ xề theo hoặc ngược lại đứng chờ cuốn vài cái bò bía thì ông khô bò thế nào cũng lắc lắc chai dấm lên sao cho mình ngửi được cái mùi chua chua "dễ ghét" đến ứa nước miếng kia. Không biết "nợ nần tiền kiếp" dây mơ rễ má gì mà cho đến bây giờ hai món ăn chơi bình dân này cứ cặp kè nhau ở mọi ngó ngách đường phố hay hàng quán lụp xụp, từ nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi cũ (nay là công viên Lê Văn Tám) ra bến tàu Bạch Đằng... của Sài Gòn, đâu có khô bò là đấy có bò bía đã làm thành một ấn tượng khá thú vị dưới mắt nhiều du khách nước ngoài về những món ăn vỉa hè Sài Gòn.
Có nhiều người đã lẫn lộn món bò bía với gỏi cuốn và bì cuốn. Bò bía luôn được cuốn với với 5 loại thực phẩm chính là lạp xưởng, trứng vịt, tép khô, củ sắn cắt sợi và xà lách. Và thao tác cuốn thành cuốn bò bía cần một kỹ năng nhỏ làm sao cho những lát lạp xưởng mỏng như tờ giấy đó nằm sát lớp bánh tráng ngoài cùng với lớp tôm khô ẩn hiện thật hấp dẫn. Sau cùng, đây không phải là món ăn nguội dù bên ngoài cuốn bò bía luôn... lạnh ngắt. Người ta luôn giữ nóng phần củ sắn xào hoặc xào lại cho nóng khi cuốn thành cuốn bò bía, khi đến tay người ăn dù để qua 5 ,7 phút sau... khi cắn vào cuốn bò bía thực khách vẫn phải thấy phần củ sắn còn nóng ấm. Đó là chi tiết "đắt" nhất của món ăn này. Và những buổi chiều tuổi thơ của Cẩm Tuyết đã qua nhiều lần đứng chắp tay sau lưng nhìn ông già Tàu cuốn bò bía đến độ thuộc lòng bài bản, để có lần mình hỏi ông ta: Như vậy nếu muốn cuốn cho cả trăm người ăn thì làm sao cho nóng? "Sư phụ" trả lời: "Hấy da, cuốn lến lâu, ăn lến ló. Hổng nóng cái củ sắn lớ hổng kêu là pò pía!". Nhưng khi mình hỏi thêm làm sao nấu tương ngọt giống như vầy thì ổng vừa đẩy cái cơ ngơi bò bía chạy te te đi vừa nói lại: "Hà, cái lày của ông già tía để lại cho ngộ, hổng chỉ lâu, hổng chỉ lâu!".
BÒ BÍA
VẬT LIỆU : Phân lượng này chỉ có tính ước lệ, tùy các bạn muốn cuốn ít cuốn bò bía thì cứ dùng nhiều hơn.
- 2 cây lạp xưởng.
- 2 hột vịt.
- 1/2 kg củ sắn nước.
- Bánh tráng dẻo chừng 15cm đường kính.
- 50gr tôm khô hoặc tép khô.
- Xà lách, hành ta, dầu chiên.
- Đậu phụng rang, hành phi, cà rốt, củ cải trắng, tương ớt, tương ngọt, ớt xào.
THỰC HÀNH :Chuẩn bị các vật liệu trước rồi cuốn thành bò bía là xong thành phẩm
1. Củ sắn cắt lát mỏng rồi cắt lại thành sợi. Xào chín củ sắn với 2 muỗng súp dầu phi hành băm cho thơm. Không nêm mặn, nếu thích chỉ rắc vào 1/2 muỗng cà tiêu bột phê.
* Nếu muốn món ăn nóng sốt thì xào đến đâu cuốn đến đó hoặc giữ chảo củ sắn đã xào sơ cho dòn trên bếp, khi cuốn thì mở lửa lại, để nhỏ lửa và đảo sơ cho món xào nóng lại.
2. Lạp xưởng tùy chất lượng và sở thích để sơ chế. Có loại lạp xưởng sau khi chiên hoặc nướng mà cắt mỏng sẽ khó cắt, dễ bể nát. Thông thường là luộc hoặc hấp lạp xưởng. Nếu luộc sẽ loại được ít nhiều chất béo nhưng hấp thì lạp xưởng đậm đà hơn. Luộc sau khi nước sôi khoảng 5 phút, còn hấp thì canh chừng cho đến khi lạp xưởng nở phồng, để nguội, dùng dao mỏng cắt chéo thành lát thật mỏng.
3. Hột vịt đánh tan, dùng chảo đáy phẳng, có chảo không dính càng tốt, tráng mỏng từng cái trứng một, không cần phải tráng cùng một lúc hết cả hai trứng, để nguội, cắt sợi nhỏ chừng thân đũa, ngắn chừng 3 - 4cm.
4. Tôm khô ngâm nước cho mềm, để ráo, giã nhỏ mịn; có thể dùng dùng máy cắt có loại dao hình chữ S để cắt nhuyễn tôm khô sau khi ngâm nước cho mềm. Những người bán bò bía bình dân trên những xe đẩy ở Sài Gòn thay vì tôm khô, họ dùng loại khuyết hay tép khô rất nhỏ, chỉ nhỉnh hơn đầu tăm chút đỉnh (xem hình minh hoạ). Nếu dùng tép khô, thì lấy từng chén một, trụng rửa với ít nước sôi, vẩy thật ráo, cho vào chảo, sao nhỏ lửa với 1 -2 muỗng cà phê dầu ăn cho khô lại là được
5. Xà lách để nguyên lá, ít lá húng cay rửa sạch, ngâm qua thuốc tím pha loãng 5%, vẩy ráo.
6. Cuốn bò bía: Dùng bánh tráng dẻo, loại bánh mỏng, tròn, đường kính chừng 20cm. Chuẩn bị một khay phẳng. Trong trường hợp chỉ có bánh tráng khô thì chuẩn bị một khăn vải sạch, dày như loại khăn lông mỏng để lau mặt, lớn cỡ hai gang tay là vừa, thấm ướt khăn nhưng không ướt sủng, trải khăn lên khay và các bạn sẽ đặt từng cái bánh tráng lên khăn, vuốt cho bánh tráng ướt mềm rồi cuốn. Nhưng có bánh ngon, dẻo, mềm thì không cần làm ướt. Trải một lá xà lách ngắt ngắn chừng 10cm lên giữa cái bánh tráng với vài lá húng cay, trải dài ít củ sắn xào, vài sợi trứng tráng, lên lớp xà lách, rồi cuốn chặït tay hai lần bánh tráng - cuốn bò bía to nhỏ tùy vào lượng củ sắn cho ít nhiều - xong rồi đặt lèn vào chừng 3 lát lạp xưởng dọc theo chiều dài của cuốn rồi gấp hai đầu bánh dư vào xong mới lăn tiếp cuốn bò bía nửa vòng nửa rồi lại rắc ít tôm khô dọc theo chiều dài cuốn bò bía, sau cùng mới cuốn hết làn bánh tráng cho chắc tay. Như vậy sau khi hoàn tất cuốn bò bía sẽ dài chừng 10cm với lớp lạp xưởng và tôm khô nằm trong lớp bánh tráng ngoài cùng, thấy rất rõ và đẹp mắt.
7. Nước chấm: Pha 1 phần tương ngọt (tương đen hoặc nâu)+ 1/2 tương ớt đỏ (lọai đóng chai) hoặc thay thế tương ớt bằng ít ớt tươi băm nhuyễn và xào lại với chút dầu ăn nếu thích ăn cay
- Phụ gia thường dùng cho thêm vào nước chấm theo cách ăn của nhiều người Việt là: một ít đậu phụng rang vàng đải vỏ giã dập; hành tím cắt mỏng phi vàng, ít sợi cà rốt, củ cải trắng ngâm với dấm đường. Trong khi đa số người Hoa bán bò bía chỉ dùng tương ngọt và tương đỏ rồi thêm ít đậu phụng rang. Nhiều bà nội trợ VN khi dùng các loại tương đóng chai hay nấu lại với chút xíu nước rồi nêm lại với muối đường, bột ngọt...cho đến khi vừa ý.
ST
Bò bía là một món ăn của người Hoa nhưng tương tự một số món ăn chơi khác, bán rong vỉa hè Sài Gòn đã dần dà đều do người Việt làm bán và miền Bắc, Trung, Nam của VN... ở đâu cũng có món ăn này. Tuy nhiên hương vị những cuốn bò bía do người Hoa đứng bán ở vùng Chợ Lớn, Sài Gòn thực sự vẫn có khác biệt với bò bía do người Việt làm. Mọi chuyện chính là ở khâu nước chấm .Với hai loại tương ngọt và tương đỏ do chính người Hoa làm theo lối thủ công, thường là chỉ để dùng bán quán kiểu truyền thống gia đình, đều có hương vị rất đặc trưng hơn là hàng sản xuất công nghiệp. Có ai đó đã đưa ra nhận xét là có một số ngành nghề, người Hoa chỉ truyền lại trong gia đình - không truyền lại ngay cả con dâu - những gì gọi bí quyết sinh tử làm cho sản phẩm, món ăn của họ nổi bật. Điều này cũng đúng thôi, cạnh tranh mà.
http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/dataimages/original/images416923_BO_BIA_2-web.jpgBò bía và nước chấm - ảnh TC
Món bò bía, ngon dở có đến 60% là do nước chấm quyết định. Cẩm Tuyết nhớ lúc mình mười hai, mười ba tuổi gì đó... Nhà mình ở trước mặt nhà thờ Huyện Sĩ, Sài Gòn... Vào mỗi buổi chiều, cứ y bon chừng bốn giờ kém năm, kém bảy phút là mình nghe những âm thanh lắc cắc đều đặn của ông bán gỏi khô bò đang khua cây kéo thép trong tay thay cho lời rao hàng và theo sau chừng vài chục thước là cái xe của ông bán bò bía. Rồi y như rằng ngoắc ông khô bò vào là ông bò bía cũng xớ rớ xề theo hoặc ngược lại đứng chờ cuốn vài cái bò bía thì ông khô bò thế nào cũng lắc lắc chai dấm lên sao cho mình ngửi được cái mùi chua chua "dễ ghét" đến ứa nước miếng kia. Không biết "nợ nần tiền kiếp" dây mơ rễ má gì mà cho đến bây giờ hai món ăn chơi bình dân này cứ cặp kè nhau ở mọi ngó ngách đường phố hay hàng quán lụp xụp, từ nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi cũ (nay là công viên Lê Văn Tám) ra bến tàu Bạch Đằng... của Sài Gòn, đâu có khô bò là đấy có bò bía đã làm thành một ấn tượng khá thú vị dưới mắt nhiều du khách nước ngoài về những món ăn vỉa hè Sài Gòn.
Có nhiều người đã lẫn lộn món bò bía với gỏi cuốn và bì cuốn. Bò bía luôn được cuốn với với 5 loại thực phẩm chính là lạp xưởng, trứng vịt, tép khô, củ sắn cắt sợi và xà lách. Và thao tác cuốn thành cuốn bò bía cần một kỹ năng nhỏ làm sao cho những lát lạp xưởng mỏng như tờ giấy đó nằm sát lớp bánh tráng ngoài cùng với lớp tôm khô ẩn hiện thật hấp dẫn. Sau cùng, đây không phải là món ăn nguội dù bên ngoài cuốn bò bía luôn... lạnh ngắt. Người ta luôn giữ nóng phần củ sắn xào hoặc xào lại cho nóng khi cuốn thành cuốn bò bía, khi đến tay người ăn dù để qua 5 ,7 phút sau... khi cắn vào cuốn bò bía thực khách vẫn phải thấy phần củ sắn còn nóng ấm. Đó là chi tiết "đắt" nhất của món ăn này. Và những buổi chiều tuổi thơ của Cẩm Tuyết đã qua nhiều lần đứng chắp tay sau lưng nhìn ông già Tàu cuốn bò bía đến độ thuộc lòng bài bản, để có lần mình hỏi ông ta: Như vậy nếu muốn cuốn cho cả trăm người ăn thì làm sao cho nóng? "Sư phụ" trả lời: "Hấy da, cuốn lến lâu, ăn lến ló. Hổng nóng cái củ sắn lớ hổng kêu là pò pía!". Nhưng khi mình hỏi thêm làm sao nấu tương ngọt giống như vầy thì ổng vừa đẩy cái cơ ngơi bò bía chạy te te đi vừa nói lại: "Hà, cái lày của ông già tía để lại cho ngộ, hổng chỉ lâu, hổng chỉ lâu!".
BÒ BÍA
VẬT LIỆU : Phân lượng này chỉ có tính ước lệ, tùy các bạn muốn cuốn ít cuốn bò bía thì cứ dùng nhiều hơn.
- 2 cây lạp xưởng.
- 2 hột vịt.
- 1/2 kg củ sắn nước.
- Bánh tráng dẻo chừng 15cm đường kính.
- 50gr tôm khô hoặc tép khô.
- Xà lách, hành ta, dầu chiên.
- Đậu phụng rang, hành phi, cà rốt, củ cải trắng, tương ớt, tương ngọt, ớt xào.
THỰC HÀNH :Chuẩn bị các vật liệu trước rồi cuốn thành bò bía là xong thành phẩm
1. Củ sắn cắt lát mỏng rồi cắt lại thành sợi. Xào chín củ sắn với 2 muỗng súp dầu phi hành băm cho thơm. Không nêm mặn, nếu thích chỉ rắc vào 1/2 muỗng cà tiêu bột phê.
* Nếu muốn món ăn nóng sốt thì xào đến đâu cuốn đến đó hoặc giữ chảo củ sắn đã xào sơ cho dòn trên bếp, khi cuốn thì mở lửa lại, để nhỏ lửa và đảo sơ cho món xào nóng lại.
2. Lạp xưởng tùy chất lượng và sở thích để sơ chế. Có loại lạp xưởng sau khi chiên hoặc nướng mà cắt mỏng sẽ khó cắt, dễ bể nát. Thông thường là luộc hoặc hấp lạp xưởng. Nếu luộc sẽ loại được ít nhiều chất béo nhưng hấp thì lạp xưởng đậm đà hơn. Luộc sau khi nước sôi khoảng 5 phút, còn hấp thì canh chừng cho đến khi lạp xưởng nở phồng, để nguội, dùng dao mỏng cắt chéo thành lát thật mỏng.
3. Hột vịt đánh tan, dùng chảo đáy phẳng, có chảo không dính càng tốt, tráng mỏng từng cái trứng một, không cần phải tráng cùng một lúc hết cả hai trứng, để nguội, cắt sợi nhỏ chừng thân đũa, ngắn chừng 3 - 4cm.
4. Tôm khô ngâm nước cho mềm, để ráo, giã nhỏ mịn; có thể dùng dùng máy cắt có loại dao hình chữ S để cắt nhuyễn tôm khô sau khi ngâm nước cho mềm. Những người bán bò bía bình dân trên những xe đẩy ở Sài Gòn thay vì tôm khô, họ dùng loại khuyết hay tép khô rất nhỏ, chỉ nhỉnh hơn đầu tăm chút đỉnh (xem hình minh hoạ). Nếu dùng tép khô, thì lấy từng chén một, trụng rửa với ít nước sôi, vẩy thật ráo, cho vào chảo, sao nhỏ lửa với 1 -2 muỗng cà phê dầu ăn cho khô lại là được
5. Xà lách để nguyên lá, ít lá húng cay rửa sạch, ngâm qua thuốc tím pha loãng 5%, vẩy ráo.
6. Cuốn bò bía: Dùng bánh tráng dẻo, loại bánh mỏng, tròn, đường kính chừng 20cm. Chuẩn bị một khay phẳng. Trong trường hợp chỉ có bánh tráng khô thì chuẩn bị một khăn vải sạch, dày như loại khăn lông mỏng để lau mặt, lớn cỡ hai gang tay là vừa, thấm ướt khăn nhưng không ướt sủng, trải khăn lên khay và các bạn sẽ đặt từng cái bánh tráng lên khăn, vuốt cho bánh tráng ướt mềm rồi cuốn. Nhưng có bánh ngon, dẻo, mềm thì không cần làm ướt. Trải một lá xà lách ngắt ngắn chừng 10cm lên giữa cái bánh tráng với vài lá húng cay, trải dài ít củ sắn xào, vài sợi trứng tráng, lên lớp xà lách, rồi cuốn chặït tay hai lần bánh tráng - cuốn bò bía to nhỏ tùy vào lượng củ sắn cho ít nhiều - xong rồi đặt lèn vào chừng 3 lát lạp xưởng dọc theo chiều dài của cuốn rồi gấp hai đầu bánh dư vào xong mới lăn tiếp cuốn bò bía nửa vòng nửa rồi lại rắc ít tôm khô dọc theo chiều dài cuốn bò bía, sau cùng mới cuốn hết làn bánh tráng cho chắc tay. Như vậy sau khi hoàn tất cuốn bò bía sẽ dài chừng 10cm với lớp lạp xưởng và tôm khô nằm trong lớp bánh tráng ngoài cùng, thấy rất rõ và đẹp mắt.
7. Nước chấm: Pha 1 phần tương ngọt (tương đen hoặc nâu)+ 1/2 tương ớt đỏ (lọai đóng chai) hoặc thay thế tương ớt bằng ít ớt tươi băm nhuyễn và xào lại với chút dầu ăn nếu thích ăn cay
- Phụ gia thường dùng cho thêm vào nước chấm theo cách ăn của nhiều người Việt là: một ít đậu phụng rang vàng đải vỏ giã dập; hành tím cắt mỏng phi vàng, ít sợi cà rốt, củ cải trắng ngâm với dấm đường. Trong khi đa số người Hoa bán bò bía chỉ dùng tương ngọt và tương đỏ rồi thêm ít đậu phụng rang. Nhiều bà nội trợ VN khi dùng các loại tương đóng chai hay nấu lại với chút xíu nước rồi nêm lại với muối đường, bột ngọt...cho đến khi vừa ý.
ST
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip