
Con em được 33 tháng tuổi, nặng 23kg5, cao 103 cm. bé rất hay bị bệnh ho, sỗ mũi, lâu lâu lại lên cơn thở dốc phải xông ventolịn

Vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng cách dùng bơm tiêm không lắp kim hút chất nhờn không nên dùng tay hay khăn nhiều lần sẽ làm mũi trẻ bị loét gây đau rát.
- Bạn có thể nhỏ một ít nước muối vào mũi của trẻ làm nước mũi loãng ra và tự chảy ra ngoài.
- Hít hơi nóng hoặc dầu gió để thông mũi, buổi tối trước khi đi ngủ hãy nhỏ ít giọt dầu gió vào cổ áo của trẻ.
- Dùng thuốc nhỏ mũi làm giảm sung huyết, giảm phù nề ở mũi. Để thuốc có tác dụng tốt, trước khi nhỏ thuốc phải hít một ít nước muối để cho chất dịch trong mũi loãng ra.
- Vệ sinh mũi bằng nước muối, nước mũi đọng lại thành chất keo thường là nguyên nhân của sổ mũi, vì thế, ta nên rửa chất keo này bằng nước muối để các tế bào có lông chuyển có thể họat động bình thường trở lại. Pha nửa muỗng cà phê với khoảng 250 ml nước.
- Uống nhiều nước có thể giúp cuốn trôi đi một số đờm hay nước mũi còn đọng lại trong cổ họng. Sẽ giúp bạn đỡ phải đằng hắng hơn. Nên uống nước ấm có pha chút chanh là tốt nhất.
- Bạn nên thỉnh thoảng cho bé dùng 1 thìa mật ong sẽ giúp phòng ngừa virus cảm cúm và các triệu chứng hắt hơi sổ mũi.
- Giữ ấm cho trẻ đặc biệt là cổ họng, giữ phòng không bị gió lùa nhưng thoáng khí.
Loại thuốc chống ngạt mũi như bạn đề cập ở trên có tác dụng làm co mạch, giảm phù nề, trả lại sự thông thoáng cho mũi nhưng chỉ có tác dụng chữa triệu chứng; không có tác dụng điều trị triệt để căn nguyên gây bệnh. Đặc biệt không được tự ý mua thuốc ở ngoài hiệu thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, nhất là các loại thuốc sau: Các loại thuốc mà trong thành phần ghi có chứa menthol hay tinh dầu bạc hà; Naphazolin: thuốc gây cường giao cảm. Tác dụng tại chỗ thuốc gây co mạch mạnh, kéo dài, làm cho máu không đến được niêm mạc mũi, gây hoại tử; Xylomethazolin: có tác dụng như naphazolin nhưng yếu hơn... Khi trẻ bị sổ mũi thường xuyên như trường hợp con bạn, không nhất thiết phải đưa đị bệnh viện, nhưng phải đưa đến trạm y tế xã để bác sĩ kê đơn cho loại thuốc phù hợp.
Trước khi dùng thuốc, phải tiến hành vệ sinh mũi, thao tác này quan trọng ngang với việc dùng thuốc:

Bệnh suyễn là tình trạng viêm mạn tính của đường dẫn khí. Đường dẫn khí bị viêm kinh niên sẽ trở nên nhạy cảm, tăng đáp ứng. Mỗi khi gặp các tác nhân kích thích sẽ gây ho, khò khè, khó thở và nặng ngực đặc biệt là ban đêm hoặc sáng sớm.
Nếu con bạn có tình trạng viêm đường hô hấp thì mới phải dùng kháng sinh. Hai bác sĩ trên đều kê đơn sai khi cho con bạn dùng kháng sinh loại nặng. Điều đó không nên vì có thể trẻ dùng kháng sinh liều cao sẽ gây kháng thuốc. Bạn có thể cho cháu dùng kháng sinh loại thấp điều trị viêm nhiễm đường hô hấp.
Bác sĩ thứ hai cho thêm thuốc giảm đau và tăng liều thuốc điều trị cho cháu nên hiệu quả điều trị của đơn thuốc thứ 2 tác dụng nhanh hơn. Tuy nhiên trong đơn thuốc chỉ có thuốc Ventolin và Bromhexin mới chính là những thuốc có tác dụng điều trị suyễn, tuy chúng có tác dụng làm giảm triệu chứng ho, khó thở nhanh nhưng chỉ có tác dụng tạm thời, khi hết thuốc thì triệu chứng bệnh lại tái phát.
Cân nhắc kĩ chúng tôi thấy đơn thuốc thứ 1 an toàn và hiệu quả cho bé hơn vì bệnh cấn sự kiên trì nên bạn đừng quá lo lắng cho bé mà muốn cho bé dùng thuốc tác dụng nhanh. Đó là một trong những sai lầm của các bà mẹ khi chăm sóc các bé bị hen suyễn. Bạn nên vệ sinh đường mũi họng cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý và giữ ấm cho bé vào những ngày trời rét như thế này để hạn chế các triệu chứng xuất hiện của bệnh.
Hiện nay trên thị trường có bán sản phẩm Montelukast là một trong các loại thuốc mới chữa bệnh hen suyễn cho trẻ em. Nó chặn lại Leukotriene do các tế bào bị viêm sản xuất và tiết ra. Cũng như nhiều loại thuốc khác, thuốc Montelukast có tác dụng phụ là nhức đầu và để lại vết nhiễm khuẩn ở đường hô hấp. Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn để được hướng dẫn sử dụng thuốc này.
Chúc bạn có pháp đồ điều trị bệnh cho bé sớm khỏi và an toàn và hiệu quả nhất cho bé.