
Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung?

Bình thường thai sẽ làm tổ ở trong buồng tử cung. Tất cả những yếu tố ngăn cản hay làm chậm trễ sự di chuyển của trứng từ nơi thụ tinh vào đến buồng tử cung đều có thể gây nên thai ngoài tử cung. Như vậy thai ngoài tử cung là khi trứng thụ tinh làm tổ và phát triển ở vị trí ngoài buồng tử cung. Trong 90% các trường hợp thai ngoài tử cung thì thai đóng ở vòi trứng, ở một số ít trường hợp còn lại, thai có thể đóng ở buồng trứng (1%), ở cổ tử cung (0,5%) hay trong ổ bụng.
Nguyên nhân có thể do viêm nhiễm vòi trứng làm cho lòng vòi trứng bị hẹp, thường gặp do trực khuẩn lao. Đối với trực khuẩn lậu thường gây vô sinh hơn là thai ngoài tử cung vì làm cho vòi trứng bị bít kín hoàn toàn. Một số bệnh phụ khoa như khối u phần phụ, dị dạng bẩm sinh vòi trứng,... cũng có thể gây thai ngoài tử cung.
Triệu chứng thường gặp nhất là trễ kinh, rong huyết, đau âm ỉ vùng dưới rốn, có khi đau nhói, âm đạo có thể có một ít máu đen. Cần phát hiện sớm lúc thai ngoài tử cung chưa vỡ, điều trị rất có hiệu quả. Trong trường hợp thai ngoài tử cung đã vỡ, người bệnh cảm thấy đau bụng dữ dội như dao đâm, da xanh xao và có thể choáng vì mất máu cấp tính, vật vã, khó thở, khát nước..., nếu không đến bệnh viện kịp có thể tử vong.
Tất cả các trường hợp thai ngoài tử cung đều phải phẫu thuật lấy khối thai nằm ngoài tử cung ra. Có khoảng 30% trường hợp có thai lại bình thường sau đó, tỷ lệ tái phát thai ngoài tử cung lần có thai sau là 10%, và 50% trường hợp vô sinh sau khi đã được mổ thai ngoài tử cung.
Để phòng ngừa thai ngoài tử cung phải giữ vệ sinh phụ nữ tốt, hạn chế nạo phá thai, phòng ngừa viêm nhiễm sinh dục, khám thai và theo dõi thai đúng lịch hẹn.

Dấu hiệu cảnh báo thai ngoài tử cung
1. Bụng (xương chậu) bị đau. Cơn đau xuất hiện đột ngột, dai dẳng và nghiêm trọng. Có thể cảm nhận cơn đau ở một bên hoặc lan tỏa trên toàn bụng bầu (khung xương chậu). Thỉnh thoảng, cơn đau còn kèm theo cả nôn. Cơn đau dữ dội hơn khi bạn chuyển động hoặc bị ho.
Các triệu chứng bình thường trong thai kỳ như mệt mỏi, buồn nôn, căng đau ngực vẫn cùng tồn tại.
2. Ra máu âm đạo. Nếu chưa biết chính xác về việc có thai, thai phụ thường nhầm sự ra máu này với ngày đầu của kỳ kinh nguyệt. Máu có màu đỏ hoặc nâu đỏ, giống như màu máu bị khô, với cấp độ từ ít đến nhiều.
3. Cơn đau ở vai. Cơn đau xuất hiện ở vai, đặc biệt là khi nằm xuống. Nguyên nhân là do sự ra máu, cơn đau ở bụng đã ảnh hưởng đến dây thần kinh, gây đau vai.
Nếu ống dẫn trứng bị vỡ, thai phụ xuất hiện những dấu hiệu như bị shock, bao gồm: yếu ớt, xanh tái, hoa mắt, chóng mặt hoặc bị hôn mê.Lưu ý: Việc chẩn đoán dấu hiệu thai ngoài tử cung giúp thai phụ biết cách đi khám sớm. Tuy nhiên để kết luận có mang thai ngoài tử cung thật hay không, thai phụ cần làm một số xét nghiệm khác. Thông thường, nếu được phát hiện sớm, thai phụ sẽ giảm tình trạng mất máu do thai vỡ, giảm nguy cơ bị choáng và tử vong, tăng cơ hội giữ lại vòi trứng, tạo điều kiện cho việc có thai lại.
Phòng ngừa thai ngoài tử cung
Tốt nhất, phụ nữ nên hạn chế nạo phá thai, giữ vệ sinh vùng kín tốt. Nên đi khám phụ khoa theo định kỳ và đi khám khi có triệu trứng nghi ngờ viêm nhiễm sinh dục.
Thai phụ nên đi khám thai sớm khi bị đau bụng hay ra máu, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mang thai. Nhóm thai phụ có tiền sử mang thai ngoài tử cung hay bị viêm nhiễm vùng kín càng phải chú ý.
Chúc bạn mạnh khoẻ!

Dấu hiệu cảnh báo thai ngoài tử cung
1. Bụng (xương chậu) bị đau. Cơn đau xuất hiện đột ngột, dai dẳng và nghiêm trọng. Có thể cảm nhận cơn đau ở một bên hoặc lan tỏa trên toàn bụng bầu (khung xương chậu). Thỉnh thoảng, cơn đau còn kèm theo cả nôn. Cơn đau dữ dội hơn khi bạn chuyển động hoặc bị ho.
Các triệu chứng bình thường trong thai kỳ như mệt mỏi, buồn nôn, căng đau ngực vẫn cùng tồn tại.
2. Ra máu âm đạo. Nếu chưa biết chính xác về việc có thai, thai phụ thường nhầm sự ra máu này với ngày đầu của kỳ kinh nguyệt. Máu có màu đỏ hoặc nâu đỏ, giống như màu máu bị khô, với cấp độ từ ít đến nhiều.
3. Cơn đau ở vai. Cơn đau xuất hiện ở vai, đặc biệt là khi nằm xuống. Nguyên nhân là do sự ra máu, cơn đau ở bụng đã ảnh hưởng đến dây thần kinh, gây đau vai.
Nếu ống dẫn trứng bị vỡ, thai phụ xuất hiện những dấu hiệu như bị shock, bao gồm: yếu ớt, xanh tái, hoa mắt, chóng mặt hoặc bị hôn mê.Lưu ý: Việc chẩn đoán dấu hiệu thai ngoài tử cung giúp thai phụ biết cách đi khám sớm. Tuy nhiên để kết luận có mang thai ngoài tử cung thật hay không, thai phụ cần làm một số xét nghiệm khác. Thông thường, nếu được phát hiện sớm, thai phụ sẽ giảm tình trạng mất máu do thai vỡ, giảm nguy cơ bị choáng và tử vong, tăng cơ hội giữ lại vòi trứng, tạo điều kiện cho việc có thai lại.
Phòng ngừa thai ngoài tử cung
Tốt nhất, phụ nữ nên hạn chế nạo phá thai, giữ vệ sinh vùng kín tốt. Nên đi khám phụ khoa theo định kỳ và đi khám khi có triệu trứng nghi ngờ viêm nhiễm sinh dục.
Thai phụ nên đi khám thai sớm khi bị đau bụng hay ra máu, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mang thai. Nhóm thai phụ có tiền sử mang thai ngoài tử cung hay bị viêm nhiễm vùng kín càng phải chú ý.
Chúc bạn mạnh khoẻ!