Câu hỏi

30/05/2013 01:28
Giao tiếp bằng tín hiệu đèn khi đi đường?
Tôi lái xe được một năm nhưng vẫn chưa hiểu tín hiệu đèn của mấy bác tài đi ngược chiều. Nháy đèn một cái và nháy đèn liên tiếp là sao? Tôi vẫn bỡ ngỡ lúng túng không biết phải làm sao?
nguồn: vnexpress.net
thutrang
30/05/2013 01:28
ducviet
30/05/2013 01:28
thangloi
30/05/2013 01:28
ZiMaNo1
30/05/2013 01:28
zero107
30/05/2013 01:28
nguồn: vnexpress.net
Danh sách câu trả lời (13)

Bực mình nhất là khi đi đường đêm gặp xe đối diện bật pha mà mình nháy mãi không biết xuống cốt.

Chào bạn
Tín hiệu của xe đi ngược chiều đấy là tin hiệu xin đường. Vào đường hẹp hoặc khi đó xe ngược chiều đang vượt xe cung chiều. Vậy bạn phải nhường đường cho xe có tín hiệu trước tránh xảy ra tai nạn.
Tuy nhiên bạn cũng cần học lại luật. Chúc bạn lái xe an toàn
Nguyễn Tuấn Hải
Tín hiệu của xe đi ngược chiều đấy là tin hiệu xin đường. Vào đường hẹp hoặc khi đó xe ngược chiều đang vượt xe cung chiều. Vậy bạn phải nhường đường cho xe có tín hiệu trước tránh xảy ra tai nạn.
Tuy nhiên bạn cũng cần học lại luật. Chúc bạn lái xe an toàn
Nguyễn Tuấn Hải

Đó là người ta muốn bạn "chú ý" tới họ. Bình thường nếu nháy 1 cái, bạn sẽ để ý đường đi của mình và 2 xe qua nhau an toàn hơn. Nếu là nháy liên tục vài cái có thể bạn đang đi lấn đường của họ, hoặc là người ta muốn bạn nhường để họ...lấn đường bạn! Trong vài trường hợp (với xe tải, ben...) là muốn hỏi có Công an phía trước họ không.
Cuối cùng là một người quen nào đó nhận ra và...chào bạn đó!
Phi Long
Cuối cùng là một người quen nào đó nhận ra và...chào bạn đó!
Phi Long

Mang nhiều ý nghĩa
Lái xe trên đường là cả một sự nghệ thuật, khéo léo và giao tiếp. Vì vậy, cách giao tiếp cũng thể hiện trình độ, tính cách và cả bản lĩnh của người lái xe nữa. Trong đó, cách giao tiếp bằng cách nháy đèn tín hiệu là một cách thông dụng nhất.
Tôi sưu tầm được một vài cách sau, xin chia xẻ cùng bạn:
1. Nháy đèn khi muốn vượt xe khác (kết hợp với đèn xi nhan trái).
2. Nháy đèn khi đang vượt xe khác mà có xe ngược chiều từ phí trước để xin đường và để bác tài xe đối điện chú ý.
3. Nháy đèn cảnh báo khi xe đối diện lấn sang phần đường của mình (phòng hờ có bác tài bị ngủ gật ấy mà).
4. Nháy đèn khi lưu thông ban đêm mà xe đối điện đang sử dụng đèn pha gây chói mắt. Điều này cũng thể hiện văn hóa lái xe. Khi lưu thông ban đêm đường ngoại thành có thể sử dụng đèn pha để tăng tầm nhìn. Tuy nhiên, khi thấy có xe đối diện thì phải hạ cốt để không gây chói mắt bác tài bạn, sau khi qua rồi có thể lên lại pha đi tiếp. Nếu quên sẽ bị xe đối diện nhắc nhở bằng cách nháy đèn!
5. Nháy đèn khi đến ngã 4 không có tín hiệu đèn giao thông: Khi lưu thông ban đêm, đường vắng trong nội thành thì tránh dùng còi sẽ gây ồn ào, phiền lòng người xung quanh. Khi đó sẽ sử dụng đèn thay cho còi.
6. Sau cùng, nháy đèn khi đối diện có một chiếc xe cùng loại với mình (ý là bác tài kia cũng có cùng sở thích với mình) và nếu tỏ ra phấm khích, bác tài đó cũng sẽ nháy lại để...chia xẻ với bạn.
Còn cách nháy đèn cũng như cách bấm còi thôi, không phân biệt nhấp nháy như thế nào. Có vài bác tài nhấp nháy đèn rất ...điệu nghệ, nhìn rất thích. Tuy nhiên, nếu nháy đèn mà giữ hơi lâu một tí thì thể hiện bác tài đó đang giận dữ đấy.
Thân chào.
Đăng Khoa
Lái xe trên đường là cả một sự nghệ thuật, khéo léo và giao tiếp. Vì vậy, cách giao tiếp cũng thể hiện trình độ, tính cách và cả bản lĩnh của người lái xe nữa. Trong đó, cách giao tiếp bằng cách nháy đèn tín hiệu là một cách thông dụng nhất.
Tôi sưu tầm được một vài cách sau, xin chia xẻ cùng bạn:
1. Nháy đèn khi muốn vượt xe khác (kết hợp với đèn xi nhan trái).
2. Nháy đèn khi đang vượt xe khác mà có xe ngược chiều từ phí trước để xin đường và để bác tài xe đối điện chú ý.
3. Nháy đèn cảnh báo khi xe đối diện lấn sang phần đường của mình (phòng hờ có bác tài bị ngủ gật ấy mà).
4. Nháy đèn khi lưu thông ban đêm mà xe đối điện đang sử dụng đèn pha gây chói mắt. Điều này cũng thể hiện văn hóa lái xe. Khi lưu thông ban đêm đường ngoại thành có thể sử dụng đèn pha để tăng tầm nhìn. Tuy nhiên, khi thấy có xe đối diện thì phải hạ cốt để không gây chói mắt bác tài bạn, sau khi qua rồi có thể lên lại pha đi tiếp. Nếu quên sẽ bị xe đối diện nhắc nhở bằng cách nháy đèn!
5. Nháy đèn khi đến ngã 4 không có tín hiệu đèn giao thông: Khi lưu thông ban đêm, đường vắng trong nội thành thì tránh dùng còi sẽ gây ồn ào, phiền lòng người xung quanh. Khi đó sẽ sử dụng đèn thay cho còi.
6. Sau cùng, nháy đèn khi đối diện có một chiếc xe cùng loại với mình (ý là bác tài kia cũng có cùng sở thích với mình) và nếu tỏ ra phấm khích, bác tài đó cũng sẽ nháy lại để...chia xẻ với bạn.
Còn cách nháy đèn cũng như cách bấm còi thôi, không phân biệt nhấp nháy như thế nào. Có vài bác tài nhấp nháy đèn rất ...điệu nghệ, nhìn rất thích. Tuy nhiên, nếu nháy đèn mà giữ hơi lâu một tí thì thể hiện bác tài đó đang giận dữ đấy.
Thân chào.
Đăng Khoa

Khi xe ngược chiều nháy đèn bạn hiểu 2 vấn đề như sau:
Thứ 1 khi xe đó qua đường hoặc đang vượt xe khác thì nháy đèn bạn hiểu là xin đường và bạn phải nhường đường cho họ.
Thứ 2 là 1 tín hiệu dành riêng cho anh em tài xế đó là tín hiệu hỏi tình hình đường xá phía trước, nếu họ đi ngược chiều nháy đèn 2 cái bạn hiểu là họ hỏi tình hình đường xá phía trước như thế nào có CSGT không và bạn trả lời bằng cách nháy đèn lại 1 cái tức là đường phía trước ko có vấn đề gì hết còn nháy đèn liên tục là báo cho xe đi ngược chiều biết là phía trước có vấn đề có thể gặp CSGT.
H.A
Thứ 1 khi xe đó qua đường hoặc đang vượt xe khác thì nháy đèn bạn hiểu là xin đường và bạn phải nhường đường cho họ.
Thứ 2 là 1 tín hiệu dành riêng cho anh em tài xế đó là tín hiệu hỏi tình hình đường xá phía trước, nếu họ đi ngược chiều nháy đèn 2 cái bạn hiểu là họ hỏi tình hình đường xá phía trước như thế nào có CSGT không và bạn trả lời bằng cách nháy đèn lại 1 cái tức là đường phía trước ko có vấn đề gì hết còn nháy đèn liên tục là báo cho xe đi ngược chiều biết là phía trước có vấn đề có thể gặp CSGT.
H.A
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ô tô, xe máy, xe đạp
Rao vặt Siêu Vip