
Hạt Methi - thực phẩm cho bệnh Cholesterol trong máu cao?
Em có nghe nói là hạt Methi chữa được bệnh Cholesterol trong máu cao. Thông tin này có đúng không và hạt Methi là gì vậy ah?

Thks các bác, em đọc muốn hoa cả mắt luôn.
Có cách sử dụng nào đơn giản hơn hok các bác.... Có thể bảo quản lâu được hok...

Các chuyên gia cảnh báo bệnh này càng ngày càng phát triển mạnh đó. Cholesterol cao dẫn đến các bệnh về tim mạch, tiểu đường... Có được hạt này chữa bệnh thì chắc ai có bệnh cũng đỡ lo lắng hơn.

Cây Methi (còn được gọi là cây fenugreek, cỏ cà ri, cỏ Hy Lạp) có tên khoa học là Trigonela foenum graecum, thuộc họ đậu. Những bộ phận trên cây Methi thường được dùng làm thuốc gồm hạt và lá.
Cây Methi được trồng nhiều và được sử dụng làm thuốc, thực phẩm hơn 4000 năm qua tại các nước.

Đái tháo đường là một vấn đề y tế đáng báo động vì ảnh hưởng đến sức khỏe của con người trên toàn thế giới
Bệnh tiểu đường nếu không tích cực chữa trị bệnh có thể dẫn đến các tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, đột quỵ, mù lòa, tổn thương thần kinh, và trong những tình huống xấu nhất có thể dẫn đến hoại tử tế bào và phải cắt bỏ. Nhưng may thay hiện nay các khoa học gia trên nhiều nước tiên tiến đã nghiên cứu và chiết xuất được một số hoạt chất có trong hạt Methi, đây là một trong số ít dược thảo được WHO và nhiều quốc gia công nhận là có hoạt tính giúp hạ lượng đường trong máu rất tốt.
Các nghiên cứu thực hiện trên những người tình nguyện viên đều ghi nhận tác dụng hạ đường huyết rất hữu hiệu nhất là ở những bệnh nhân bị tiểu đường không tùy thuộc vào insulin, còn gọi là tiểu đường týp 2. Các kết quả đáng khích lệ này đã được Tiến sĩ Manoj Bhat, nhà khoa học tại NCCS khi ông nghiên cứu về “Hiệu quả hạ đường huyết của hạt Methi” được công bố trên tạp chí “Phytotherapy Research” và “The British Journal of Pharmacology”.Đó cũng là một bước đột phá và mang lại tin vui cho hàng trăm triệu người bệnh tiểu đường týp 2 trên thế giới.
Các nghiên cứu còn cho thấy rằng ngoài tác dụng hạ đường trong máu, hạt Methi còn làm giảm được một số triệu chứng của người tiểu đường như khát nước, đi tiểu nhiều lần, yếu mệt và sụt cân. Hiện nay trên thế giới sử dụng hạt Methi rất nhiều như một loại thực phẩm hoặc gia vị vì hạt Methi mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó được bán ở nhiều cửa hàng thực phẩm trên nhiều nước và được xem là không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày. Các bà nội trợ cũng nên chú ý đến loại thảo dược này và nên có một ít hạt Methi trong bếp ăn của mình.
Ở Ấn độ, mọi gia đình đều sử dụng hạt Methi như một loại gia vị để làm thơm các món ăn. Dùng riêng hoặc hoặc trộn với bột cà ri. Họ còn dùng nó để chế biến bánh mì và các loại bánh nướng. Người Switzeland dùng làm hương liệu chế biến phomai. Người dân Mỹ dùng hạt để chế biến thực phẩm và làm gia vị cho các món canh hoặc súp. Đọt non của cây được băm nhỏ, trộn chung vào các món salad. Lá được hấp chín rồi ăn như rau. Hạt màu vàng có vị hơi đắng, gần như cần tây. Trong ẩm thực, tốt nhất là rang hạt cho khô trước khi dùng để làm mất vị đắng (tuy nhiên nếu rang quá độ, hạt sẽ mất ngon). Hạt cũng có thể cho nẩy mầm để làm rau mầm như giá đậu, mù tạt và ăn như salad.
Tên khoa học của Methi là Trigonella faenum graecum L., thuộc họ Đậu. Theo các tài liệu nghiên cứu trong hạt Methi có chứa protein 26,2%, lipit không no 5,8%, khoáng tố 3% gồm sắt, calci, phospho, manhe, kali, natri, kẽm, đồng, mangan, vitamin gồm có vitamin C, acid folic, thiamin, riboflavin, niacin, chất xơ 3% và 44,2% là đường. Trong hạt còn có alcaloit trigonellin, choline, saponin, chất dầu, flavonoit và chất nhày. Đây đều là những chất có ích cho cơ thể. Theo y học cổ truyền hạt Methi có vị đắng tính ấm, có tác dụng ôn thận, tán hàn, chỉ thống, được dùng trị tạng thận hư yếu, đường huyết cao, đau dạ dày, đau ruột, chân sưng, đi lại khó khăn do ẩm thấp, suy yếu sinh lý và thiếu sữa sau sanh.
- Ngoài vai trò như cứu tinh cho người tiểu đường, hạt Methi còn được ưa chuộng do nhiều lợi ích mà nó mang lại như: chữa rối loạn tiêu hóa, dạ dày, chống thiếu máu, hạ sốt, chống nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm họng, ho, viêm phổi, viêm xoang, khó thở, nhiều đờm, Mỗi ngày uống 4 tách trà hạt Methi, các triệu chứng trên sẽ được cải thiện rõ rệt.
- Chữa hơi thở và cơ thể có mùi hôi: Theo một nhà dinh dưỡng học nổi tiếng ở Anh là Lelord Kordel cho rằng chất dầu đặc biệt có trong hạt Methi đã giúp cơ thể sạch sẽ và làm cho cơ thể có mùi thơm, ở những người thường xuyên uống trà này. Chất dầu thấm sâu vào các đường và các nếp nhăn trên các màng nhày và ngấm vào các tế bào đồng thời làm cho các tuyến nhờn và bã mồ hôi được tẩy sạch do đó giúp cho các tế bào trở nên trẻ hóa và tinh sạch hơn, hơi thở thơm tho hơn.
- Trị gàu: ngâm 2 muỗng hạt trong nước và để qua đêm. Đến sáng hôm sau lấy hạt đã ngâm mềm đem nghiền nát thành một khối dẻo rồi bôi lên da đầu sau đó để yên trong 1 giờ rưỡi. Sau đó gội đầu thật sạch, gàu sẽ được điều trị tốt.
- Chữa sưng tấy và phỏng lửa: Nghiền lá rồi đắp như cao dán lên ngay chỗ sưng đau bên trong hoặc bên ngoài hoặc đắp lên chỗ phỏng, nó có tác dụng làm êm dịu và làm mát.
- Ngoài ra các nghiên cứu gần đây còn chứng minh hạt Methi còn có tác dụng bảo vệ tế bào gan chống lại các tác nhân gây hại cho gan như rượu, hóa chất, thực phẩm và giúp điều trị sạn thận rất tốt.
bạn liên hệ 1900599974 để được tư vấn trực tiếp
hoặc soạn tin: AZH - cau hoi gửi 8785

Hạt Methi Chữa Bệnh Tiểu Đường
Việc sử dụng cây cỏ thiên nhiên để phòng và chữa bệnh hiện nay đang là xu hướng toàn cầu vừa ít tốn kém mà hiệu quả cũng không phải nhỏ. Hạt methi có thể giúp giảm nồng độ đường và cholesterol trong máu.
Giảm cholesterol
Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ hạt methi giúp giảm mức cholesterol trong máu. Một nghiên cứu tại Medical College (Ấn Độ) đã tiến hành đo nồng độ cholesterol trong máu của 60 người (không dùng bất cứ thuốc hạ cholesterol nào). Sau đó, những người tham gia chỉ được ăn một chén xúp có chứa khoảng 20 g hạt methi trước hai bữa ăn trưa và ăn tối hàng ngày. Sau 4 tuần tiêu thụ đã thấy mức cholesterol của họ bắt đầu giảm với tỷ lệ được ghi nhận 14%. Điều này chính là do hạt methi làm giảm mức độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) một cách đáng kể. Hạt methi còn chứa 25% galactomannan, đây là một loại chất xơ hòa tan tự nhiên, nhờ đó ăn hạt methi mỗi ngày còn giúp ngăn chặn các bệnh tim mạch, huyết áp, cải thiện hệ tuần hoàn.
Hạ thấp glucose trong máu
Những người bị bệnh tiểu đường type 2, nếu mỗi ngày dùng 20 - 25 g hạt methi sẽ giúp hạ thấp lượng glucose trong máu. Theo một nghiên cứu từ các chuyên gia Ấn Độ khi họ cho thêm hạt methi vào khẩu phần ăn của các bệnh nhân thuộc tiểu đường type 1, sau đó ghi nhận đường trong nước tiểu đã giảm được 54%. Kết quả này có được chính nhờ hai chất, một là galactomannan giúp làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu, hai là acid amin 4-hydroxyisoleucin kích thích sự tiết insulin nhờ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Như vậy hạt methi rất hữu ích cho cả hai nhóm tiểu đường type 1 và 2.
Ngoài các kết quả nghiên cứu trên, hạt methi còn có tác dụng tốt trên hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết, phòng ngừa chứng ung thư ruột kết, giúp phụ nữ có thai dễ sinh, tăng tiết sữa, bảo vệ da và tóc, điều kinh, giảm các triệu chứng nóng bừng mặt, bứt rứt và đau rát âm đạo ở giai đoạn tiền mãn kinh.
Cách dùng
Cách dùng rất đơn giản, mỗi ngày khoảng 15 - 20 g hạt, rang hạt cho thơm, tán thành bột, pha nước uống, hoặc lấy hạt sống chưa rang, ngâm trong ly có chứa 200 ml nước lạnh, để qua một đêm cho hạt nở ra, sáng dậy uống hết nước trong ly, bỏ xác. Hạt có mùi thơm như vị rau cần tây, dễ uống. Hạt methi được xếp vào nhóm gia vị nên không có độc tính, tuy nhiên nếu dùng quá liều sẽ có cảm giác khó chịu ở bụng, dạ dày, phụ nữ có thai gần đến ngày sinh không nên dùng vì có thể gây sẩy thai.
Hiện nay, loại hạt này được bán ở cửa hàng thực phẩm tại nhiều nước trên thế giới (ảnh), ở nước ta cũng có trồng nhưng chưa thu hoạch được nhiều, chủ yếu là nhập từ Ấn Độ.
Thông tin về cholesterol
Cholesterol là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, sợi thần kinh và nhiều nội tiết tố trong cơ thể. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, gan cũng phải dùng cholesterol sản xuất ra mật phục vụ hoạt động tiêu hóa. Cholesterol vào cơ thể từ những thức ăn hàng ngày có trong thịt mỡ, trứng, bơ, pho mát... chiếm 20% nhu cầu cholesterol trong cơ thể. Bên cạnh đó cholesterol do gan tạo ra chiếm 80%. Gan có khả năng tổng hợp cholesterol từ những chất khác như đường, bột, đạm. Có thể nói cơ thể con người không thể tồn tại nếu không có cholesterol, nhưng sự gia tăng quá mức của cholesterol và đường trong máu lại chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, và nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm khác.
Nồng độ cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình vữa xơ động mạch và dần dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim, não bộ và các cơ quan khác của cơ thể. Khi động mạch vành bị hẹp sẽ làm giảm dòng máu tới nuôi cơ tim gây ra cơn đau thắt ngực. Nếu một cục máu đông hình thành trong một động mạch bị tắc nghẽn có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột tử, các kết quả nghiên cứu cho thấy 97% cơn đau tim có nguyên nhân do xơ vữa động mạch. Nếu đó là động mạch dẫn lên não thì một cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não có thể xảy ra, còn nếu động mạch dẫn đến thận sẽ dẫn đến chứng tăng huyết áp do thận.
Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy nếu làm giảm lượng cholesterol thừa trong máu sẽ giúp giảm hơn 30% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch (nhiều nguy cơ từ chế độ dinh dưỡng ít rau, nhiều đạm, thịt...). Các loài thảo dược và thực phẩm thiên nhiên có tác dụng làm giảm lượng cholesterol có hại và làm tăng lượng cholesterol có lợi trong máu là các loại rau, củ, quả, hạt là các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan (có khả năng làm giảm sự hấp thu cholesterol qua màng ruột). Trong các loại thực phẩm này có thể kể đến hạt methi. Trong những năm gần đây nhiều nước trên thế giới bắt đầu biết sử dụng hạt methi (một loại hạt được thu hoạch từ cây cỏ cà ri, fenugreek seeds) như một loại gia vị dùng chế biến trong các bữa ăn hàng ngày nhưng mục đích chính là để phòng và chữa bệnh mặc dù nó đã được sử dụng hàng nhiều thế kỷ qua tại các quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan…