Câu hỏi

31/05/2013 20:58
Hỏi về việc khám bệnh dựa theo độ tuổi?
Xin cho biết khám bệnh dựa theo độ tuổi là thế nào vậy?
Xman
31/05/2013 20:58
Danh sách câu trả lời (1)

Dưới đây là một số phép thử test, phương pháp khám bệnh được xem là cần thiết đối với mọi người dựa trên độ tuổi, được trích dẫn từ hướng dẫn về khám chữa bệnh do Bộ Y tế Mỹ công bố đầu năm 2009 vừa qua. Bạn có thể tham khảo, áp dụng để có phương pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp.
1. Độ tuổi từ 18-34
- Khám vú (phụ nữ): Theo Hiệp hội ung thư Mỹ thì có tới 2% phụ nữ mắc bệnh ung thư vú ở nhóm tuổi dưới 34. Để phát hiện nhanh mọi người có thể tự khám hoặc 3 năm/lần đến khám bác sĩ và làm những phép thử test có liên quan.
- Kiểm tra chậu hông (phụ nữ): Mục đích là phát hiện nguy cơ ung thư cổ tử cung thông qua kỹ thuật thử test Pap Smear. Đây là nhóm người dễ mắc bệnh nhất, thủ phạm chính là do virus HPV. Ba năm nên khám một lần, bắt đầu từ tuổi 21.
- Thử máu toàn bộ: Kiểm tra tế bào máu trắng, tế bào máu đỏ, hemoglobin và các thành phần máu khác, chẩn đoán bệnh thiếu máu vì theo thống kê có tới 12% phụ nữ giai đoạn sinh con là mắc bệnh thiếu máu.
- Thử mang thai: áp dụng cho nhóm phụ nữ đang trong gia đoạn sinh đẻ nhất là giai đoạn thụ thai, sinh con.
- Kiểm tra tinh hoàn (nam giới): Rất nhiều trường hợp đàn ông từ 14 tuổi trở ra mắc bệnh ung thư tinh hoàn nên mọi người có thể kiểm tra các dấu hiệu bất thường. Nếu thấy nghi ngờ nên đi khám bác sĩ.
- Kiểm tra huyết áp: Kể cả nhóm người trẻ tuổi cũng cần phải đi kiểm tra huyết áp thường xuyên vì đây là dấu hiệu mắc nhiều loại bệnh nan y như tim mạch, thận và đột quỵ. Tần suất khám 2 năm/lần.
- Tiêm phòng vaccine: Phòng ngừa các loại bệnh như ho gà, quai bị và các loại bệnh lây lan qua đường tình dục (bệnh STD).
- Đo chỉ số cơ thể: Nhằm xác định xem có mắc bệnh dư thừa trọng lượng hay béo phì để điều chỉnh lối sống cho phù hợp.
2. Nhóm 35-49 tuổi
- Chụp tia X vú (phụ nữ): Mục đích là để phát hiện nguy cơ mắc bệnh ung thư vú vì đây là nhóm người có rủi ro mắc bệnh cao. Nếu những người có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc phơi ra môi trường dễ mắc bệnh thì phải quan tâm hơn. Kỹ thuật này nên áp dụng cho nhóm phụ nữ từ 35 trở ra.
- Kiểm tra tuyến giáp (phụ nữ): Bệnh tuyến giáp (giảm năng tuyến giáp) là căn bệnh có thể gây ra nhiều chứng bệnh mang tính dây chuyền như béo phì, đau khớp vô sinh, bệnh tim. Riêng phụ nữ trên 35 tuổi cứ 5 năm đi khám một lần và nếu phát hiện sớm có thể can thiệp và không gây ảnh hưởng đến đứa trẻ tương lai nếu người mẹ vẫn còn trong độ tuổi sinh đẻ.
- Khám huyết áp và trọng lượng cơ thể: Từ tuổi 50 trở ra mọi người nên thường xuyên kiểm tra huyết áp và chỉ số trọng lượng cơ thể (BMI) vì đây là giai đoạn bắt đầu xuất hiện những căn bệnh nan y. Nhờ khám bệnh định kỳ mà người ta phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh và có các biện pháp khắc phục sớm.
- Kiểm tra hàm lượng cholesterol trong máu: Cholesterol hay còn gọi là mỡ máu được xem là một trong số 3 yếu tố nguy hiểm làm tăng bệnh động mạch vành, hai yếu tố kia là khói thuốc là và huyết áp. Những người từ 35 tuổi (nam giới) và 45 (phụ nữ) nên thử máu để biết hàm lượng HDL (cholesterol tốt), LDL (cholesterol xấu) và triglycerides. Cứ 5 năm nên thử máu một lần.
- Thử hàm lượng đường trong máu: Để biết nguy cơ gia tăng bệnh tiểu đường, nhất là những người trên 40 tuổi, có tiền sử mắc bệnh tim mạch, béo phì và trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường.
- Kiểm tra thị lực: Đây là nhóm tuổi thị lực bắt đầu giảm nên đi khám nhãn khoa và tư vấn. Từ 45 tuổi trở ra có thể mắc bệnh glaucoma vì vậy những người mắc chứng cận thị, tiểu đường, có tiền sử gia đình mắc bệnh glaucoma nên đi khám sớm.
3. Nhóm từ 50-60 tuổi
- Chụp tia X vú (phụ nữ): Tần suất khám 2 năm/lần, nếu những người có tiền sử gia đình mắc bệnh thì mỗi năm đi khám một lần. Đặc biệt là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao nên kiểm tra 2 gen RRCA1 và BRCA2 vì đây là hai đột biến gen có liên quan đến bệnh ung thư vú.
- Khám PSA (nam giới): Kỹ thuật này có thể phát hiện nhanh bệnh ung thư tiền liệt tuyến, chủ yếu là biết được hàm lượng kháng thể đặc trưng hay còn gọi là protein gây bệnh ung thư tiền liệt tuyến.
- Một số kỹ thuật thử test khác như soi ruột kết (colonoscopy), kỹ thuật mở kết tràng xích ma, chụp X quang, thử máu phân, thử cholesterol.
4. Nhóm từ 65 tuổi trở ra
- Chụp tia X vú (phụ nữ): Nên kiểm tra mỗi năm một lần để phát hiện ra bệnh nhằm can thiệp kéo dài tuổi thọ.
- Kỹ thuật thử test DXA (phụ nữ): Đây là phương pháp thử test nhằm phát hiện nguy cơ mắc bệnh loãng xương, đo tỷ trọng xương ở vị trí háng, cột sống hoặc trên trán. Nếu tỷ trọng trong giới hạn an toàn thì nên khám 2 năm/lần.
- Thử máu kiểm tra hàm lượng TSH: Phụ nữ từ 65 trở ra cứ 3 năm kiểm tra hàm lượng TSH một lần để biết sức khoẻ chức năng tuyến giáp.
- Thử siêu âm AAA (nam giới): Áp dụng cho nhóm người hút thuốc lá để biết trước rủi ro phình động mạch vùng bụng, đặc biệt là nhóm người từ 65 đến 75 tuổi.
- Kiểm tra thị lực, tính lực cholesterol và nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, đây là căn bệnh thường gặp ở nhóm người trung niên.
- Kiểm tra nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (bệnh sa sút trí tuệ): Trong kỹ thuật này người ta sẽ đưa ra những câu hỏi dựa vào kết quả trả lời để có thể chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh vì đến nay còn rất nhiều bí ẩn có liên quan đến bệnh Alzheimer.
1. Độ tuổi từ 18-34
- Khám vú (phụ nữ): Theo Hiệp hội ung thư Mỹ thì có tới 2% phụ nữ mắc bệnh ung thư vú ở nhóm tuổi dưới 34. Để phát hiện nhanh mọi người có thể tự khám hoặc 3 năm/lần đến khám bác sĩ và làm những phép thử test có liên quan.
- Kiểm tra chậu hông (phụ nữ): Mục đích là phát hiện nguy cơ ung thư cổ tử cung thông qua kỹ thuật thử test Pap Smear. Đây là nhóm người dễ mắc bệnh nhất, thủ phạm chính là do virus HPV. Ba năm nên khám một lần, bắt đầu từ tuổi 21.
- Thử máu toàn bộ: Kiểm tra tế bào máu trắng, tế bào máu đỏ, hemoglobin và các thành phần máu khác, chẩn đoán bệnh thiếu máu vì theo thống kê có tới 12% phụ nữ giai đoạn sinh con là mắc bệnh thiếu máu.
- Thử mang thai: áp dụng cho nhóm phụ nữ đang trong gia đoạn sinh đẻ nhất là giai đoạn thụ thai, sinh con.
- Kiểm tra tinh hoàn (nam giới): Rất nhiều trường hợp đàn ông từ 14 tuổi trở ra mắc bệnh ung thư tinh hoàn nên mọi người có thể kiểm tra các dấu hiệu bất thường. Nếu thấy nghi ngờ nên đi khám bác sĩ.
- Kiểm tra huyết áp: Kể cả nhóm người trẻ tuổi cũng cần phải đi kiểm tra huyết áp thường xuyên vì đây là dấu hiệu mắc nhiều loại bệnh nan y như tim mạch, thận và đột quỵ. Tần suất khám 2 năm/lần.
- Tiêm phòng vaccine: Phòng ngừa các loại bệnh như ho gà, quai bị và các loại bệnh lây lan qua đường tình dục (bệnh STD).
- Đo chỉ số cơ thể: Nhằm xác định xem có mắc bệnh dư thừa trọng lượng hay béo phì để điều chỉnh lối sống cho phù hợp.
2. Nhóm 35-49 tuổi
- Chụp tia X vú (phụ nữ): Mục đích là để phát hiện nguy cơ mắc bệnh ung thư vú vì đây là nhóm người có rủi ro mắc bệnh cao. Nếu những người có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc phơi ra môi trường dễ mắc bệnh thì phải quan tâm hơn. Kỹ thuật này nên áp dụng cho nhóm phụ nữ từ 35 trở ra.
- Kiểm tra tuyến giáp (phụ nữ): Bệnh tuyến giáp (giảm năng tuyến giáp) là căn bệnh có thể gây ra nhiều chứng bệnh mang tính dây chuyền như béo phì, đau khớp vô sinh, bệnh tim. Riêng phụ nữ trên 35 tuổi cứ 5 năm đi khám một lần và nếu phát hiện sớm có thể can thiệp và không gây ảnh hưởng đến đứa trẻ tương lai nếu người mẹ vẫn còn trong độ tuổi sinh đẻ.
- Khám huyết áp và trọng lượng cơ thể: Từ tuổi 50 trở ra mọi người nên thường xuyên kiểm tra huyết áp và chỉ số trọng lượng cơ thể (BMI) vì đây là giai đoạn bắt đầu xuất hiện những căn bệnh nan y. Nhờ khám bệnh định kỳ mà người ta phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh và có các biện pháp khắc phục sớm.
- Kiểm tra hàm lượng cholesterol trong máu: Cholesterol hay còn gọi là mỡ máu được xem là một trong số 3 yếu tố nguy hiểm làm tăng bệnh động mạch vành, hai yếu tố kia là khói thuốc là và huyết áp. Những người từ 35 tuổi (nam giới) và 45 (phụ nữ) nên thử máu để biết hàm lượng HDL (cholesterol tốt), LDL (cholesterol xấu) và triglycerides. Cứ 5 năm nên thử máu một lần.
- Thử hàm lượng đường trong máu: Để biết nguy cơ gia tăng bệnh tiểu đường, nhất là những người trên 40 tuổi, có tiền sử mắc bệnh tim mạch, béo phì và trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường.
- Kiểm tra thị lực: Đây là nhóm tuổi thị lực bắt đầu giảm nên đi khám nhãn khoa và tư vấn. Từ 45 tuổi trở ra có thể mắc bệnh glaucoma vì vậy những người mắc chứng cận thị, tiểu đường, có tiền sử gia đình mắc bệnh glaucoma nên đi khám sớm.
3. Nhóm từ 50-60 tuổi
- Chụp tia X vú (phụ nữ): Tần suất khám 2 năm/lần, nếu những người có tiền sử gia đình mắc bệnh thì mỗi năm đi khám một lần. Đặc biệt là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao nên kiểm tra 2 gen RRCA1 và BRCA2 vì đây là hai đột biến gen có liên quan đến bệnh ung thư vú.
- Khám PSA (nam giới): Kỹ thuật này có thể phát hiện nhanh bệnh ung thư tiền liệt tuyến, chủ yếu là biết được hàm lượng kháng thể đặc trưng hay còn gọi là protein gây bệnh ung thư tiền liệt tuyến.
- Một số kỹ thuật thử test khác như soi ruột kết (colonoscopy), kỹ thuật mở kết tràng xích ma, chụp X quang, thử máu phân, thử cholesterol.
4. Nhóm từ 65 tuổi trở ra
- Chụp tia X vú (phụ nữ): Nên kiểm tra mỗi năm một lần để phát hiện ra bệnh nhằm can thiệp kéo dài tuổi thọ.
- Kỹ thuật thử test DXA (phụ nữ): Đây là phương pháp thử test nhằm phát hiện nguy cơ mắc bệnh loãng xương, đo tỷ trọng xương ở vị trí háng, cột sống hoặc trên trán. Nếu tỷ trọng trong giới hạn an toàn thì nên khám 2 năm/lần.
- Thử máu kiểm tra hàm lượng TSH: Phụ nữ từ 65 trở ra cứ 3 năm kiểm tra hàm lượng TSH một lần để biết sức khoẻ chức năng tuyến giáp.
- Thử siêu âm AAA (nam giới): Áp dụng cho nhóm người hút thuốc lá để biết trước rủi ro phình động mạch vùng bụng, đặc biệt là nhóm người từ 65 đến 75 tuổi.
- Kiểm tra thị lực, tính lực cholesterol và nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, đây là căn bệnh thường gặp ở nhóm người trung niên.
- Kiểm tra nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (bệnh sa sút trí tuệ): Trong kỹ thuật này người ta sẽ đưa ra những câu hỏi dựa vào kết quả trả lời để có thể chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh vì đến nay còn rất nhiều bí ẩn có liên quan đến bệnh Alzheimer.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe
Rao vặt Siêu Vip