Câu hỏi

19/05/2013 18:19
Làm thế nào tôi thoát được tình cảnh gia đình như hiện nay?
Tôi lấy chồng đến nay được 1 năm, tôi 26t, còn chồng tôi 27t. hiện nay tôi đang mang thai, 3 tháng, song sinh. từ ngày lấy chồng tôi buồn, khóc thì nhiều mà vui, cười thì ít. về mặt công việc, Giám đốc tôi không hài lòng khi chúng tôi lấy nhau (chúng tôi cùng cơ quan), thậm chí đâm bị thóc chọc bị gạo. Càng ngày tình hình công việc của tôi càng tệ, sếp ghét ra mặt, và đến nỗi gần đây tôi bị ông ấy chửi là: "chó", " không có công an ở đây tao đánh mày"... tôi vô cùng mệt mỏi. Với sự động viên của chồng tôi, tôi xin nghỉ việc. Về mặt gia đình, bố mẹ chồng tôi ly dị. từ nhỏ, chồng tôi chỉ ở với mẹ. Mọi vấn đề đều mẹ quyết định. Từ ngày cưới đến nay, tôi luôn gặp vấn đề với mẹ chồng tôi, bà xét nét từng tí, những việc tôi chưa làm thì không nói, nhưng những việc đã làm, bà khăng khăng là tôi không làm, lười. Khi bà nghe điều gì đó từ ngoài, là bà về mắng mình nặng nề, không cần biết họ nói đúng hay sai. chồng mình thì không hề bênh mình, nói đỡ cho mình cũng như lúc riêng tư không động viên, an ủi. Dạo nay tôi nghỉ việc ở nhà, bà luôn nói về chuyện công việc, bảo tôi đi xin việc, trong khi tôi đang mang thai. Chẳng hiểu lý do vì sao, chồng tôi bỗng nhiên dạo này không gần gũi tôi như trước, thậm chí hôm qua anh rất bực bội với tôi và nói muốn được tự do. Tôi rất buồn. Tối qua tôi sang phòng khác ngủ và nghĩ về cuộc sống, thời gian đã qua, thấy buồn quá. Tôi làm sao bây giờ?
whiteroses
19/05/2013 18:19
Danh sách câu trả lời (1)

Bạn thân mến,
Theo các chuyên gia tâm lý thì khoảng ba đến năm năm đầu cuộc sống hôn nhân sẽ vô cùng khó khăn. Và nếu tính theo đó thì em đang ở giai đoạn khó khăn nhất: Ngay năm đầu tiên. Những khó khăn ấy thông thường sẽ là về kinh tế, về cách giao tiếp với gia đình chồng, về những nhận biết lẫn nhau một cách gần gũi hơn giữa hai vợ chồng… Chỉ có riêng một khó khăn cũng là điều khủng khiếp, ở đây hình như em gặp cả ba vấn đề cùng một lúc. Chắc chắn là mọi chuyện càng đè nén lên tâm trạng của em, của chồng em gấp bội phần. Linh Ly xin chia sẻ với em điều đó.
Thật đáng tiếc là em và chồng không lường trước những khó khăn để có em bé trong một điều kiện thuận lợi hơn: khi công việc, kinh tế hai vợ chồng đã ổn thỏa, khi tâm lý được ổn định và nhẹ nhàng. Bởi thời kỳ mang thai, nhất là ba tháng đầu cũng là thời kỳ khó khăn nhất với một người phụ nữ. Thế mà em cùng lúc phải gánh vác mọi áp lực về tinh thần.
Giờ đây, điều quan trọng nhất là em hãy tìm cách giải thoát chính tinh thần của mình khỏi những áp lực căng thẳng, để cho bé ra đời có được những nụ cười hồn nhiên, tươi tắn. Làm được điều đó chị biết rằng rất khó, nó phải cần đến nhiều ý chí, nghị lực và cả kinh nghiệm sống để có thể biết chọn lựa điều gì cần, điều gì không cần trong suy nghĩ của mình. Nhưng em hãy cố gắng lên. Lúc này em hãy tự động viên mình: Vì con trước hết đã.
Chuyện mẹ chồng nàng dâu mâu thuẫn, âu cũng là điều đã quá bình thường. Hoàn cảnh của mẹ chồng và chồng em khiến bà yêu thương con hơn bất kỳ ai hết và chồng em nghe lời mẹ hơn bất kỳ ai hết, đó cũng là điều bình thường. Vậy thì điều quan trọng là “sự xen vào” của em giữa thế giới hai con người đó phải nhẹ nhàng và khéo léo. Hãy im lặng chấp nhận mọi điều mẹ nói rồi từ từ tìm cách giải thích với mẹ, vận đồng chồng sau.
Chuyện chồng em không dám bênh vực em trước mắt mẹ cũng là điều dễ hiểu, em hãy thông cảm cho anh ấy: đã bao năm mẹ anh ấy nuôi anh ấy một mình. Có lẽ ngay từ nhỏ, anh đã từng thủ thỉ với mẹ, với chính mình: mẹ là tất cả. Vậy thì làm sao bây giờ vì một người phụ nữ khác anh lại chống mẹ mình. Và liệu nếu anh làm như thế thì mối quan hệ ba người có tốt hơn khồng? Em hãy suy nghĩ kỹ về điều ấy thử xem?
Trong tâm trạng bênh em thì không được, cãi mẹ không xong, bức bối về công việc… chồng em có lẽ đang rơi vào sự khủng hoảng tinh thần, không giải quyết được vấn đề nào cả. Câu nói: “Muốn có tự do của anh ấy” là thể hiện tâm trạng ấy đấy.
Ai cũng “muốn được” nhiều hơn là “cho đi” thì mọi chuyện càng rắc rối hơn. Vậy nên Linh Ly khuyên em hãy gỡ rối từ từ, bắt đầu từ chồng Muốn anh ấy giúp em thì em hãy giúp anh ấy trước hết: Hãy chọn lựa một thái độ cư xử để đừng gây thêm áp lực cho anh ấy, chia sẻ với anh ấy những khó khăn của anh ấy trong việc “đứng giữa hai người phụ nữ mà mình yêu thương”. Hãy tìm mọi cách gần gũi mẹ chồng hơn, để cho bà hiểu rằng bà có thêm một đứa con chứ hoàn toàn không mất con trai. Hãy giải thích cho bà hiểu rằng lúc này nếu em có đi kiếm công việc thì cũng không thuận lợi cho công việc và sức khỏe của em. Thêm vào đó, không một nơi làm việc nào muốn nhận một phụ nữ đang thời kỳ thai sản vào làm việc.
Để giải tỏa chính tâm lý của mình, em hãy tìm những gì có thể học, có thể làm trong lúc này để có cơ hội đi ra ngoài, tiếp xúc với mọi người và chuẩn bị tốt hơn cho việc làm mẹ, làm vợ. Một lớp học nữ công gia chánh nào đó của Nhà văn hóa Phụ nữ có thể là một ý hay cho em. Em cũng có thể tìm kiếm các lớp học dành cho các bà mẹ tương lai ở các bệnh viện phụ sản hay Nhà văn hóa. Chị nghĩ rằng việc em xếp tay ngồi yên trong nhà 5-6 tháng nữa và gặm nhấm những khó khăn của mình là một việc vô cùng bất lợi cho sức khỏe của em và cháu bé.
Tất cả những gì chị muốn nói với em bây giờ là: hãy tập trung sức lực của một người ẹm đề lựa chọn những suy nghĩ, hành động tốt nhất cho con của mình. Mọi việc không thể giải quyết một sớm một chiều thì em hãy sử dụng sức mạnh tinh thần của em đề bảo vê cho tinh thần của cháu bé: tiếp nhận mọi thứ vào trong tình cảm, tâm trạng của mình một cách chọn lựa nhất. Khi em thấy nhẹ nhàng, điều ấy cũng có thề ảnh hưởng đến những người xung quanh đó. Em sắp làm mẹ mà. Đó là điều vĩ đại nhất và đàng nâng niu nhất. Và em còn phải mạnh mẽ gấp đôi vì em sẽ có đến hai cháu. Trước mắt có thể sẽ còn nhiều khó khăn. Mong em giữ gìn sức lực để vượt qua, đề nuôi và dạy con cho thật tốt.
Chúc em sớm bình an,
Thân mến
Theo các chuyên gia tâm lý thì khoảng ba đến năm năm đầu cuộc sống hôn nhân sẽ vô cùng khó khăn. Và nếu tính theo đó thì em đang ở giai đoạn khó khăn nhất: Ngay năm đầu tiên. Những khó khăn ấy thông thường sẽ là về kinh tế, về cách giao tiếp với gia đình chồng, về những nhận biết lẫn nhau một cách gần gũi hơn giữa hai vợ chồng… Chỉ có riêng một khó khăn cũng là điều khủng khiếp, ở đây hình như em gặp cả ba vấn đề cùng một lúc. Chắc chắn là mọi chuyện càng đè nén lên tâm trạng của em, của chồng em gấp bội phần. Linh Ly xin chia sẻ với em điều đó.
Thật đáng tiếc là em và chồng không lường trước những khó khăn để có em bé trong một điều kiện thuận lợi hơn: khi công việc, kinh tế hai vợ chồng đã ổn thỏa, khi tâm lý được ổn định và nhẹ nhàng. Bởi thời kỳ mang thai, nhất là ba tháng đầu cũng là thời kỳ khó khăn nhất với một người phụ nữ. Thế mà em cùng lúc phải gánh vác mọi áp lực về tinh thần.
Giờ đây, điều quan trọng nhất là em hãy tìm cách giải thoát chính tinh thần của mình khỏi những áp lực căng thẳng, để cho bé ra đời có được những nụ cười hồn nhiên, tươi tắn. Làm được điều đó chị biết rằng rất khó, nó phải cần đến nhiều ý chí, nghị lực và cả kinh nghiệm sống để có thể biết chọn lựa điều gì cần, điều gì không cần trong suy nghĩ của mình. Nhưng em hãy cố gắng lên. Lúc này em hãy tự động viên mình: Vì con trước hết đã.
Chuyện mẹ chồng nàng dâu mâu thuẫn, âu cũng là điều đã quá bình thường. Hoàn cảnh của mẹ chồng và chồng em khiến bà yêu thương con hơn bất kỳ ai hết và chồng em nghe lời mẹ hơn bất kỳ ai hết, đó cũng là điều bình thường. Vậy thì điều quan trọng là “sự xen vào” của em giữa thế giới hai con người đó phải nhẹ nhàng và khéo léo. Hãy im lặng chấp nhận mọi điều mẹ nói rồi từ từ tìm cách giải thích với mẹ, vận đồng chồng sau.
Chuyện chồng em không dám bênh vực em trước mắt mẹ cũng là điều dễ hiểu, em hãy thông cảm cho anh ấy: đã bao năm mẹ anh ấy nuôi anh ấy một mình. Có lẽ ngay từ nhỏ, anh đã từng thủ thỉ với mẹ, với chính mình: mẹ là tất cả. Vậy thì làm sao bây giờ vì một người phụ nữ khác anh lại chống mẹ mình. Và liệu nếu anh làm như thế thì mối quan hệ ba người có tốt hơn khồng? Em hãy suy nghĩ kỹ về điều ấy thử xem?
Trong tâm trạng bênh em thì không được, cãi mẹ không xong, bức bối về công việc… chồng em có lẽ đang rơi vào sự khủng hoảng tinh thần, không giải quyết được vấn đề nào cả. Câu nói: “Muốn có tự do của anh ấy” là thể hiện tâm trạng ấy đấy.
Ai cũng “muốn được” nhiều hơn là “cho đi” thì mọi chuyện càng rắc rối hơn. Vậy nên Linh Ly khuyên em hãy gỡ rối từ từ, bắt đầu từ chồng Muốn anh ấy giúp em thì em hãy giúp anh ấy trước hết: Hãy chọn lựa một thái độ cư xử để đừng gây thêm áp lực cho anh ấy, chia sẻ với anh ấy những khó khăn của anh ấy trong việc “đứng giữa hai người phụ nữ mà mình yêu thương”. Hãy tìm mọi cách gần gũi mẹ chồng hơn, để cho bà hiểu rằng bà có thêm một đứa con chứ hoàn toàn không mất con trai. Hãy giải thích cho bà hiểu rằng lúc này nếu em có đi kiếm công việc thì cũng không thuận lợi cho công việc và sức khỏe của em. Thêm vào đó, không một nơi làm việc nào muốn nhận một phụ nữ đang thời kỳ thai sản vào làm việc.
Để giải tỏa chính tâm lý của mình, em hãy tìm những gì có thể học, có thể làm trong lúc này để có cơ hội đi ra ngoài, tiếp xúc với mọi người và chuẩn bị tốt hơn cho việc làm mẹ, làm vợ. Một lớp học nữ công gia chánh nào đó của Nhà văn hóa Phụ nữ có thể là một ý hay cho em. Em cũng có thể tìm kiếm các lớp học dành cho các bà mẹ tương lai ở các bệnh viện phụ sản hay Nhà văn hóa. Chị nghĩ rằng việc em xếp tay ngồi yên trong nhà 5-6 tháng nữa và gặm nhấm những khó khăn của mình là một việc vô cùng bất lợi cho sức khỏe của em và cháu bé.
Tất cả những gì chị muốn nói với em bây giờ là: hãy tập trung sức lực của một người ẹm đề lựa chọn những suy nghĩ, hành động tốt nhất cho con của mình. Mọi việc không thể giải quyết một sớm một chiều thì em hãy sử dụng sức mạnh tinh thần của em đề bảo vê cho tinh thần của cháu bé: tiếp nhận mọi thứ vào trong tình cảm, tâm trạng của mình một cách chọn lựa nhất. Khi em thấy nhẹ nhàng, điều ấy cũng có thề ảnh hưởng đến những người xung quanh đó. Em sắp làm mẹ mà. Đó là điều vĩ đại nhất và đàng nâng niu nhất. Và em còn phải mạnh mẽ gấp đôi vì em sẽ có đến hai cháu. Trước mắt có thể sẽ còn nhiều khó khăn. Mong em giữ gìn sức lực để vượt qua, đề nuôi và dạy con cho thật tốt.
Chúc em sớm bình an,
Thân mến
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Gia đình và mối quan hệ
Rao vặt Siêu Vip