Câu hỏi

30/05/2013 06:52
Sỏi tiết niệu có nên ăn rau chân vịt?
Tôi bị sỏi đường tiết niệu và thường ăn nhiều rau chân vịt vì thấy ngon, có người nói ăn vậy bệnh sẽ nặng lên. Xin hỏi, có đúng như vậy không??
quyen112
30/05/2013 06:52
Danh sách câu trả lời (1)

Sỏi đường tiết niệu có loại là muối canxi oxalat hay gặp ở người Việt chúng ta. Bình thường người lớn mỗi ngày thải chừng 12-40mg muối của axit oxalic do thức ăn cung cấp bị dư thừa. Nếu ăn thức ăn có chứa nhiều chất muối này thì nồng độ canxi và axit oxalic trong nước tiểu sẽ đậm đặc hay bão hòa, từ đó có thể tạo sỏi mới hoặc làm cho bệnh sỏi cũ phát triển nặng thêm.
Theo một nghiên cứu: rau chân vịt có hàm lượng muối của axit oxalic cao, khi ăn nhiều cơ thể bài tiết axit oxalic trong nước tiểu tăng rõ rệt, cao nhất là sau khi ăn 2-4 giờ và sau 8 giờ vẫn ở mức cao hơn người không ăn rau chừng 20-25mg. Người bị sỏi đường niệu, lượng canxi và oxalic trong nước tiểu của họ đã ở trạng thái quá bão hòa rồi, nếu ăn nhiều rau chân vịt, nồng độ các chất này càng đậm đặc sẽ làm bệnh tăng nặng hơn. Vì vậy, lời khuyên đối với bạn là không nên ăn nhiều rau chân vịt. Đối với người không bị bệnh sỏi tiết niệu, khi ăn rau này cần uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu, hạ thấp nồng độ của axit oxalic và canxi tránh bị tạo sỏi.
Theo một nghiên cứu: rau chân vịt có hàm lượng muối của axit oxalic cao, khi ăn nhiều cơ thể bài tiết axit oxalic trong nước tiểu tăng rõ rệt, cao nhất là sau khi ăn 2-4 giờ và sau 8 giờ vẫn ở mức cao hơn người không ăn rau chừng 20-25mg. Người bị sỏi đường niệu, lượng canxi và oxalic trong nước tiểu của họ đã ở trạng thái quá bão hòa rồi, nếu ăn nhiều rau chân vịt, nồng độ các chất này càng đậm đặc sẽ làm bệnh tăng nặng hơn. Vì vậy, lời khuyên đối với bạn là không nên ăn nhiều rau chân vịt. Đối với người không bị bệnh sỏi tiết niệu, khi ăn rau này cần uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu, hạ thấp nồng độ của axit oxalic và canxi tránh bị tạo sỏi.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ăn uống
Rao vặt Siêu Vip