Câu hỏi

21/05/2013 11:12
Thời gian học việc, thử việc có được tính là làm việc thường xuyên?
Tôi bắt đầu học việc tại một công ty cổ phần từ tháng 7-2008, đến đầu tháng 9-2008 tôi ký hợp đồng thử việc hai tháng. Đến ngày 1-11-2008 tôi ký hợp đồng chính thức một năm. Đến ngày 18-7-2009 tôi làm đơn xin nghỉ việc và công ty đã chấp nhận. Vậy tôi có được công ty trợ cấp thôi việc? Tiền BHXH và bảo hiểm thất nghiệp tôi đã đóng thì thế nào? Bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi có giá trị đến tháng 6-2009, vậy có được chữa bệnh theo BHYT không?
chipchip
21/05/2013 11:12
Danh sách câu trả lời (1)

Tôi bắt đầu học việc tại một công ty cổ phần từ tháng 7-2008, đến đầu tháng 9-2008 tôi ký hợp đồng thử việc hai tháng. Đến ngày 1-11-2008 tôi ký hợp đồng chính thức một năm. Đến ngày 18-7-2009 tôi làm đơn xin nghỉ việc và công ty đã chấp nhận. Vậy tôi có được công ty trợ cấp thôi việc? Tiền BHXH và bảo hiểm thất nghiệp tôi đã đóng thì thế nào? Bảo hiểm y tế (BHYT) của tôi có giá trị đến tháng 6-2009, vậy có được chữa bệnh theo BHYT không?
- Khoản 3 Điều 14 Nghị định số: 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về hợp đồng lao động (HĐLĐ) quy định về thời gian để tính trợ cấp thôi việc như sau:
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc theo các bản HĐLĐ đã giao kết (kể cả hợp đồng giao kết bằng miệng) mà người lao động (NLĐ) làm việc thực tế cho người sử dụng lao động (NSDLĐ).
Ngoài thời gian trên, nếu có những thời gian sau đây cũng được tính là thời gian làm việc cho NSDLĐ:
- Thời gian làm việc hoặc tập sự (nếu có) tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
- Thời gian học nghề, tập nghề tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên, thời gian bạn học việc và thử việc được tính là thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc.
Điều 42 BLLĐ quy định: Khi chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, NSDLĐ có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương cộng với phụ cấp lương, nếu có.
Điều 41 BLLĐ quy định: trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương nếu có.
Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên, trường hợp bạn chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật và thời gian bạn làm việc cho doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên (thời gian bạn làm việc bao gồm cả thời gian bạn học việc và thử việc; tính từ ngày, tháng, năm bạn bắt đầu làm việc đến ngày, tháng, năm bạn chính thức nghỉ việc đủ từ 12 tháng trở lên) thì bạn được doanh nghiệp trả tiền trợ cấp thôi việc.
Theo điểm c khoản 1 Điều 18 Luật BHXH, NSDLĐ có trách nhiệm trả sổ BHXH cho NLĐ khi người đó không còn làm việc.
Điều 55 Luật BHXH quy định: NLĐ tham gia đóng BHXH được hưởng BHXH một lần mà sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
Điều 57 LBHXH quy định: NLĐ khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 50, Điều 51 Luật BHXH hoặc chưa hưởng BHXH một lần theo quy định tại Điều 55, Điều 56 Luật BHXH thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH.
Căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên bạn được quyền hưởng BHXH một lần theo quy định tại Điều 55 Luật BHXH hoặc bảo lưu thời gian bạn đã đóng BHXH để tiếp tục đóng BHXH khi bạn làm việc trở lại.
Đối với BHYT, theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Luật BHYT thì Thẻ BHYT không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau đây: "người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia BHYT". Như vậy nếu sau khi bạn nghỉ việc bạn không tiếp tục tham gia đóng BHYT thì bạn không được hưởng chế độ về BHYT khi khám bệnh, chữa bệnh.
- Khoản 3 Điều 14 Nghị định số: 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về hợp đồng lao động (HĐLĐ) quy định về thời gian để tính trợ cấp thôi việc như sau:
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc theo các bản HĐLĐ đã giao kết (kể cả hợp đồng giao kết bằng miệng) mà người lao động (NLĐ) làm việc thực tế cho người sử dụng lao động (NSDLĐ).
Ngoài thời gian trên, nếu có những thời gian sau đây cũng được tính là thời gian làm việc cho NSDLĐ:
- Thời gian làm việc hoặc tập sự (nếu có) tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
- Thời gian học nghề, tập nghề tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên, thời gian bạn học việc và thử việc được tính là thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc.
Điều 42 BLLĐ quy định: Khi chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, NSDLĐ có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương cộng với phụ cấp lương, nếu có.
Điều 41 BLLĐ quy định: trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương nếu có.
Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên, trường hợp bạn chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật và thời gian bạn làm việc cho doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên (thời gian bạn làm việc bao gồm cả thời gian bạn học việc và thử việc; tính từ ngày, tháng, năm bạn bắt đầu làm việc đến ngày, tháng, năm bạn chính thức nghỉ việc đủ từ 12 tháng trở lên) thì bạn được doanh nghiệp trả tiền trợ cấp thôi việc.
Theo điểm c khoản 1 Điều 18 Luật BHXH, NSDLĐ có trách nhiệm trả sổ BHXH cho NLĐ khi người đó không còn làm việc.
Điều 55 Luật BHXH quy định: NLĐ tham gia đóng BHXH được hưởng BHXH một lần mà sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
Điều 57 LBHXH quy định: NLĐ khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 50, Điều 51 Luật BHXH hoặc chưa hưởng BHXH một lần theo quy định tại Điều 55, Điều 56 Luật BHXH thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH.
Căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên bạn được quyền hưởng BHXH một lần theo quy định tại Điều 55 Luật BHXH hoặc bảo lưu thời gian bạn đã đóng BHXH để tiếp tục đóng BHXH khi bạn làm việc trở lại.
Đối với BHYT, theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Luật BHYT thì Thẻ BHYT không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau đây: "người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia BHYT". Như vậy nếu sau khi bạn nghỉ việc bạn không tiếp tục tham gia đóng BHYT thì bạn không được hưởng chế độ về BHYT khi khám bệnh, chữa bệnh.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chính sách, chế độ bảo hiểm
Rao vặt Siêu Vip