Câu hỏi

31/05/2013 21:02
Thống kinh có liên quan đến chậm thụ thai?
Em năm nay 26 tuổi, lấy chồng cách nay một năm rưỡi, kinh nguyệt đều, hai vợ chồng em quyết định có con cách đây chín tháng rồi nhưng vẫn không có con.
Từ lúc bắt đầu có kinh em đều bị đau bụng không chịu nổi, em thường uống Panadol viên. Đến năm 17 tuổi, uống Panadol vẫn đau nên em chuyển sang uống Cataflam, khoảng được một năm thì không còn tác dụng, em mới chuyển sang dùng Efferalgan 500mg viên sủi đến nay.
Xin bác sĩ cho em hỏi là nếu bị đau bụng kinh, uống thuốc trên trong thời gian dài có ảnh hưởng đến việc có con hay không?
taimuoi
31/05/2013 21:02
Từ lúc bắt đầu có kinh em đều bị đau bụng không chịu nổi, em thường uống Panadol viên. Đến năm 17 tuổi, uống Panadol vẫn đau nên em chuyển sang uống Cataflam, khoảng được một năm thì không còn tác dụng, em mới chuyển sang dùng Efferalgan 500mg viên sủi đến nay.
Xin bác sĩ cho em hỏi là nếu bị đau bụng kinh, uống thuốc trên trong thời gian dài có ảnh hưởng đến việc có con hay không?
Danh sách câu trả lời (1)

Đau bụng kinh được chia thành hai loại:
1. Thống kinh nguyên phát (chức năng) : thường xảy ra trong vòng hai năm đầu tiên khi có kinh nhưng có thể không xảy ra ngay từ lần có kinh đầu tiên.
Các nguyên nhân cơ bản do hoạt động bất thường của tử cung:
a. Tắc nghẽn tại cổ tử cung
b. Thiều sản tử cung
c. Mất cân bằng của các sản phẩm như Prostaglandin E2, Prostaglandin F2α, Thromboxane, Prostaglandin I 2 (các thành phần trong phản ứng viêm của cơ thể)
d. Sự hoạt động không đồng bộ của cơ tử cung.
2. Thống kinh thứ phát (thực thể):
a. Vật lạ trong tử cung (thí dụ như vòng)
b. Lạc nội mạc
c. Lạc nội mạc trong cơ tử cung
d. Nhân xơ dưới niêm mạc hoặc polyp lòng tử cung
e. Nhiễm trùng cấp
f. Nang hoàng thể xuất huyết
Trong trường hợp thống kinh, chúng ta cần phải khám để loại trừ các nguyên nhân thực thể. Nếu không có nguyên nhân thực thể, bước đầu tiên trong điều trị là dùng nhóm thuốc giảm đau.
Trường hợp của chị, có tình trạng thống kinh ngày càng tăng, sau chín tháng không ngừa thai mà chưa có thai chị nên đi khám tìm nguyên nhân gây thống kinh vì có thể đó là nguyên nhân gây chậm có con. Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau có thể gây ảnh hưởng cho gan (nhóm paracetamol) hoặc ảnh hưởng bao tử (như thuốc cataflam).
1. Thống kinh nguyên phát (chức năng) : thường xảy ra trong vòng hai năm đầu tiên khi có kinh nhưng có thể không xảy ra ngay từ lần có kinh đầu tiên.
Các nguyên nhân cơ bản do hoạt động bất thường của tử cung:
a. Tắc nghẽn tại cổ tử cung
b. Thiều sản tử cung
c. Mất cân bằng của các sản phẩm như Prostaglandin E2, Prostaglandin F2α, Thromboxane, Prostaglandin I 2 (các thành phần trong phản ứng viêm của cơ thể)
d. Sự hoạt động không đồng bộ của cơ tử cung.
2. Thống kinh thứ phát (thực thể):
a. Vật lạ trong tử cung (thí dụ như vòng)
b. Lạc nội mạc
c. Lạc nội mạc trong cơ tử cung
d. Nhân xơ dưới niêm mạc hoặc polyp lòng tử cung
e. Nhiễm trùng cấp
f. Nang hoàng thể xuất huyết
Trong trường hợp thống kinh, chúng ta cần phải khám để loại trừ các nguyên nhân thực thể. Nếu không có nguyên nhân thực thể, bước đầu tiên trong điều trị là dùng nhóm thuốc giảm đau.
Trường hợp của chị, có tình trạng thống kinh ngày càng tăng, sau chín tháng không ngừa thai mà chưa có thai chị nên đi khám tìm nguyên nhân gây thống kinh vì có thể đó là nguyên nhân gây chậm có con. Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau có thể gây ảnh hưởng cho gan (nhóm paracetamol) hoặc ảnh hưởng bao tử (như thuốc cataflam).
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe
Rao vặt Siêu Vip