Câu hỏi

21/05/2013 13:54
Thủ tục để xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài? Nếu như xuất khẩu sang Hàn Quốc thì cần những gì?
thu tuc de xuat khau san pham ra nuoc ngoai?neu nhu xuat sang Han Quoc thi can nhung gi?
taimuoi
21/05/2013 13:54
aohphuoc
21/05/2013 13:54
zero107
21/05/2013 13:54
Danh sách câu trả lời (3)

Bạn tham khảo tại diễn đàn Xuất Nhập Khẩu Việt Nam VNEXIM Forum tại: http://vnexim.com.vn

Nếu bạn là doanh nghiệp ngoài khu chế xuất và bán hàng cho 1 doanh nghiệp chế xuất thì tờ khai cần làm là tờ khai đối ứng. Có nghĩa là:
Doanh nghiệp của bạn sẽ mở tờ khai xuất kinh doanh
Còn doanh nghiệp chế xuất kia sẽ mở tờ khai nhập chế xuất (NCX/KCX)
Thủ tục đối với doanh nghiệp của bạn gồm:
Biên bản bàn giao chứng từ hải quan: 01 bản gốc
Tờ khai hải quan: 02 bản
Invoice bản gốc: 01
Packing list: 02 bản gốc
Hợp đồng: 01 bản copy sao y bản chính (có tiếng việt vì q.định phải có bản tiếng anh và tiếng việt)
Đơn đặt hàng: 01 bản copy (áp dụng trường hợp là hợp đồng cho 1 năm giao hàng theo từng đơn đặt hàng.
Hóa đơn GTGT: 01 bản copy (mang theo bản chính để đối chiếu)
Giấy giới thiệu, giấy ủy quyền
Giấy tờ đối với bên bạn chỉ có vậy thôi.
Chúc bạn mở tờ khai thành công !
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin bên dưới
Căn cứ vào Nghị định 149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2005 thì bạn được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây:
Điều 19. Hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:
1. Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, được tái xuất ra nước ngoài.
2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng không xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Hàng hoá đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn.
4. Hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu nếu đã nộp thuế nhập khẩu thì được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu.
5. Hàng hoá đã nộp thuế nhập khẩu sau đó xuất khẩu trong các trường hợp sau:
a) Hàng hoá nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam;
b) Hàng hoá nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ.
6. Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu theo phương thức kinh doanh hàng hoá tạm nhập, tái xuất; hàng hoá tạm xuất, tái nhập và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định này).
7. Hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu.
8.Hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba thì được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu.
9. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả mượn tái xuất) để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi nhập khẩu phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định, khi tái xuất ra khỏi Việt Nam sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu. Số thuế nhập khẩu hoàn lại được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hoá khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hoá đã hết giá trị sử dụng thì không được hoàn lại thuế.
10. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua đường dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này đã nộp thuế thay cho chủ hàng nhưng không giao được hàng hoá cho người nhận phải tái xuất, tái nhập hoặc trường hợp hàng hoá bị tịch thu, tiêu hủy theo quy định của pháp luật thì được hoàn lại số tiền thuế đã nộp.
11. Trường hợp có sự nhầm lẫn trong kê khai, tính thuế, nộp thuế (bao gồm cả đối tượng nộp thuế và cơ quan Hải quan) thì được hoàn trả số tiền thuế nộp thừa nếu sự nhầm lẫn đó xảy ra trong thời hạn 365 (ba trăm sáu lăm) ngày trở về trước, kể từ ngày phát hiện có sự nhầm lẫn. Ngày phát hiện có sự nhầm lẫn là ngày ký văn bản xác nhận giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan Hải quan.
12. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng sau đó được miễn thuế theo quyết định cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Thân chào bạn!
Doanh nghiệp của bạn sẽ mở tờ khai xuất kinh doanh
Còn doanh nghiệp chế xuất kia sẽ mở tờ khai nhập chế xuất (NCX/KCX)
Thủ tục đối với doanh nghiệp của bạn gồm:
Biên bản bàn giao chứng từ hải quan: 01 bản gốc
Tờ khai hải quan: 02 bản
Invoice bản gốc: 01
Packing list: 02 bản gốc
Hợp đồng: 01 bản copy sao y bản chính (có tiếng việt vì q.định phải có bản tiếng anh và tiếng việt)
Đơn đặt hàng: 01 bản copy (áp dụng trường hợp là hợp đồng cho 1 năm giao hàng theo từng đơn đặt hàng.
Hóa đơn GTGT: 01 bản copy (mang theo bản chính để đối chiếu)
Giấy giới thiệu, giấy ủy quyền
Giấy tờ đối với bên bạn chỉ có vậy thôi.
Chúc bạn mở tờ khai thành công !
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin bên dưới
Căn cứ vào Nghị định 149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2005 thì bạn được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây:
Điều 19. Hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:
1. Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, được tái xuất ra nước ngoài.
2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng không xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Hàng hoá đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn.
4. Hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu nếu đã nộp thuế nhập khẩu thì được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu.
5. Hàng hoá đã nộp thuế nhập khẩu sau đó xuất khẩu trong các trường hợp sau:
a) Hàng hoá nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam;
b) Hàng hoá nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ.
6. Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu theo phương thức kinh doanh hàng hoá tạm nhập, tái xuất; hàng hoá tạm xuất, tái nhập và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định này).
7. Hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu.
8.Hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba thì được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu.
9. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả mượn tái xuất) để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi nhập khẩu phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định, khi tái xuất ra khỏi Việt Nam sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu. Số thuế nhập khẩu hoàn lại được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hoá khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hoá đã hết giá trị sử dụng thì không được hoàn lại thuế.
10. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua đường dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này đã nộp thuế thay cho chủ hàng nhưng không giao được hàng hoá cho người nhận phải tái xuất, tái nhập hoặc trường hợp hàng hoá bị tịch thu, tiêu hủy theo quy định của pháp luật thì được hoàn lại số tiền thuế đã nộp.
11. Trường hợp có sự nhầm lẫn trong kê khai, tính thuế, nộp thuế (bao gồm cả đối tượng nộp thuế và cơ quan Hải quan) thì được hoàn trả số tiền thuế nộp thừa nếu sự nhầm lẫn đó xảy ra trong thời hạn 365 (ba trăm sáu lăm) ngày trở về trước, kể từ ngày phát hiện có sự nhầm lẫn. Ngày phát hiện có sự nhầm lẫn là ngày ký văn bản xác nhận giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan Hải quan.
12. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng sau đó được miễn thuế theo quyết định cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Thân chào bạn!

1/ Bạn phải book chỗ trên tàu để xếp hàng
Để book chỗ bạn phải liên lạc với hãng tàu, đòi họ fax cho cái lịch trình tàu chạy, ngày cập cảng (ETD- Estimated Time of Delivery, ETA- Estimated Time of Arrival).
Lịch trình tàu chạy ok với yêu cầu của đối tác rồi bạn làm cái email thông báo lại với Hàn Quốc xem ok chưa (thông tin đưa cho Hàn Quốc là thông tin về hãng tàu, loại tàu, lịch triình tàu)
Nếu ok, bạn làm tiếp với hãng tàu vấn đề giá, cước phí
Sau đó lại confirm với Hàn Quốc vấn đề giá và lúc này đàm phán luôn điều kiện giao hàng (nếu cty bạn tin tưởng hãng tàu thì làm luôn cái giá xuất CIF hoặc DDU, DDP gì đó cho nó có thêm tí lợi thế vận tải và thể hiện mình là doanh nghiệp pro)
Xong mọi thủ tục vận tải rồi thì quay sang check xem hàng họ đã "ready for delivery" chưa? Nếu đủ rồi thì làm bước 2
2/ Phát hành chứng từ xuất khẩu
Email đối tác xem cần bao nhiêu bộ chứng từ thì phát hành bấy nhiêu bộ (tránh phát hành lón xón xếp ký bực mình lại quát um)
Bộ chứng từ phát hành gồm:
* Hợp đồng (Sales Confirmation) hoặc chỉ cần đưa xếp xác nhận nên Purchase Order "Đơn đặt hàng" mà Hàn quốc đặt hàng bên bạn. Đơn đặt hàng đã xác nhận 2 bên có giá trị pháp lý ngang như hợp đồng
* Invoice/Packing List
* Tờ khai hồng
* Vận đơn biển (sau khi book chỗ trên tàu thì sát ngày giao hàng ra cảng cần alo hãng tàu gửi vận đơn biển 3 bản gốc) và số bản copy tuỳ nhu cầu
* Chứng nhận xuất xứ (nếu bên Hàn Quốc yêu cầu): bạn phải đi đến phòng Tmại Công Nghiệp Việt Nam ở Phố Đào Duy Anh để xin, 1 buổi chiều xong)
Để đỡ nhầm chứng từ thì sau khi phát hành đủ bạn nên chia chứng từ ra làm tối thiểu 3 phần đều nhau:
Phần 1: để gửi cho đối tác Hàn Quốc để họ có thể nhận hàng (gửi đi: 1 hợp đồng + 2 Invoice + 2 Packing + 2 Vận đơn gốc + 2 vận đơn copy + C/O + khác (nếu Hàn Quốc yêu cầu)
Phần 2: bạn để lưu doanh nghiệp nhằm mục đích đòi tiền, quyết toán thuế quan, báo cáo nội bộ
Phần 3: để làm thủ tục xuất khẩu, xuất khẩu thì thủ tục đơn giản, chứng từ cần chỉ là Hợp đồng bản cóp, Invoice và Packing 1 bản gốc, tờ khai 2 bản gốc là có thể ok rồi
Khi đến Hải quan (đi đường biển) thì phải làm gỉ??? Trước khi chở hàng đi có phải goi Hải quan đến tận cơ sở SX không???
Sau khi hàng đã ra cảng và trước khi xuất bến thì cần thông quan cho nó, cần làm sát ngày để tiết kiệm chi phí và khỏi mất hàng do vậy bạn cần take care ngày giao hàng và hoàn tất thủ tục chuẩn nhất.
Hải quan: Bạn có thể mở tờ khai xuất tại bất kỳ Chi cục Hải quan nào gần với công ty bạn nhất nhưng chú ý: nếu mở tại Hải quan nội địa (hải quan Gia Lâm, Hải quan Nội Bài...) thì phải mất công chuyển khẩu. Còn nếu mở ngay Hải quan Cảng Hải Phòng thì ko phải chuyển khẩu. Dĩ nhiên, nhân viên cty bạn phải chạy đi công tác xa! Đằng nào cũng thế!
Bạn ko thể mời được Hải quan đến nơi sản xuất đâu! Hi... riêng Hải quan là phải mời, đón, rước chứ ko có chuyện gọi cái là họ đến vì họ bận việc. Hàng của bạn là hàng gì có đặc biệt không? Nếu là hàng ko có gì đặc biệt thì cũng ko cần kiểm hoá (mình nghĩ thế) nên ở cửa khẩu xuất hàng đã có hải quan giám sát rồi. Vị hải quan này sẽ đóng cụp một cái dấu thông quan cuối cùng vào mặt sau tờ khai thì đó mới có nghĩa là công ty bạn ok được xuất hàng. Nên ko cần lo chuyện đón rước hải quan.
3/ Hàng nên tàu đi rồi
Bạn phải:
* Liên lạc thông báo với bên Hàn Quốc để họ theo dõi tiến độ giao hàng
* Chuẩn bị bộ chứng từ gửi bên Hàn Quốc để khi hàng đến họ có thể nhận được hàng đúng lịch
* Làm debit đòi tiền hàng Hàn Quốc sau khi đã tới hạn thanh toán
* Cuối tháng kế toán viết hoá đơn VAT hàng xuất như thông thường (mình ko rõ có gửi đi đâu ko)
.....
Mình nghĩ tương đối chi tiết rồi!
Để book chỗ bạn phải liên lạc với hãng tàu, đòi họ fax cho cái lịch trình tàu chạy, ngày cập cảng (ETD- Estimated Time of Delivery, ETA- Estimated Time of Arrival).
Lịch trình tàu chạy ok với yêu cầu của đối tác rồi bạn làm cái email thông báo lại với Hàn Quốc xem ok chưa (thông tin đưa cho Hàn Quốc là thông tin về hãng tàu, loại tàu, lịch triình tàu)
Nếu ok, bạn làm tiếp với hãng tàu vấn đề giá, cước phí
Sau đó lại confirm với Hàn Quốc vấn đề giá và lúc này đàm phán luôn điều kiện giao hàng (nếu cty bạn tin tưởng hãng tàu thì làm luôn cái giá xuất CIF hoặc DDU, DDP gì đó cho nó có thêm tí lợi thế vận tải và thể hiện mình là doanh nghiệp pro)
Xong mọi thủ tục vận tải rồi thì quay sang check xem hàng họ đã "ready for delivery" chưa? Nếu đủ rồi thì làm bước 2
2/ Phát hành chứng từ xuất khẩu
Email đối tác xem cần bao nhiêu bộ chứng từ thì phát hành bấy nhiêu bộ (tránh phát hành lón xón xếp ký bực mình lại quát um)
Bộ chứng từ phát hành gồm:
* Hợp đồng (Sales Confirmation) hoặc chỉ cần đưa xếp xác nhận nên Purchase Order "Đơn đặt hàng" mà Hàn quốc đặt hàng bên bạn. Đơn đặt hàng đã xác nhận 2 bên có giá trị pháp lý ngang như hợp đồng
* Invoice/Packing List
* Tờ khai hồng
* Vận đơn biển (sau khi book chỗ trên tàu thì sát ngày giao hàng ra cảng cần alo hãng tàu gửi vận đơn biển 3 bản gốc) và số bản copy tuỳ nhu cầu
* Chứng nhận xuất xứ (nếu bên Hàn Quốc yêu cầu): bạn phải đi đến phòng Tmại Công Nghiệp Việt Nam ở Phố Đào Duy Anh để xin, 1 buổi chiều xong)
Để đỡ nhầm chứng từ thì sau khi phát hành đủ bạn nên chia chứng từ ra làm tối thiểu 3 phần đều nhau:
Phần 1: để gửi cho đối tác Hàn Quốc để họ có thể nhận hàng (gửi đi: 1 hợp đồng + 2 Invoice + 2 Packing + 2 Vận đơn gốc + 2 vận đơn copy + C/O + khác (nếu Hàn Quốc yêu cầu)
Phần 2: bạn để lưu doanh nghiệp nhằm mục đích đòi tiền, quyết toán thuế quan, báo cáo nội bộ
Phần 3: để làm thủ tục xuất khẩu, xuất khẩu thì thủ tục đơn giản, chứng từ cần chỉ là Hợp đồng bản cóp, Invoice và Packing 1 bản gốc, tờ khai 2 bản gốc là có thể ok rồi
Khi đến Hải quan (đi đường biển) thì phải làm gỉ??? Trước khi chở hàng đi có phải goi Hải quan đến tận cơ sở SX không???
Sau khi hàng đã ra cảng và trước khi xuất bến thì cần thông quan cho nó, cần làm sát ngày để tiết kiệm chi phí và khỏi mất hàng do vậy bạn cần take care ngày giao hàng và hoàn tất thủ tục chuẩn nhất.
Hải quan: Bạn có thể mở tờ khai xuất tại bất kỳ Chi cục Hải quan nào gần với công ty bạn nhất nhưng chú ý: nếu mở tại Hải quan nội địa (hải quan Gia Lâm, Hải quan Nội Bài...) thì phải mất công chuyển khẩu. Còn nếu mở ngay Hải quan Cảng Hải Phòng thì ko phải chuyển khẩu. Dĩ nhiên, nhân viên cty bạn phải chạy đi công tác xa! Đằng nào cũng thế!
Bạn ko thể mời được Hải quan đến nơi sản xuất đâu! Hi... riêng Hải quan là phải mời, đón, rước chứ ko có chuyện gọi cái là họ đến vì họ bận việc. Hàng của bạn là hàng gì có đặc biệt không? Nếu là hàng ko có gì đặc biệt thì cũng ko cần kiểm hoá (mình nghĩ thế) nên ở cửa khẩu xuất hàng đã có hải quan giám sát rồi. Vị hải quan này sẽ đóng cụp một cái dấu thông quan cuối cùng vào mặt sau tờ khai thì đó mới có nghĩa là công ty bạn ok được xuất hàng. Nên ko cần lo chuyện đón rước hải quan.
3/ Hàng nên tàu đi rồi
Bạn phải:
* Liên lạc thông báo với bên Hàn Quốc để họ theo dõi tiến độ giao hàng
* Chuẩn bị bộ chứng từ gửi bên Hàn Quốc để khi hàng đến họ có thể nhận được hàng đúng lịch
* Làm debit đòi tiền hàng Hàn Quốc sau khi đã tới hạn thanh toán
* Cuối tháng kế toán viết hoá đơn VAT hàng xuất như thông thường (mình ko rõ có gửi đi đâu ko)
.....
Mình nghĩ tương đối chi tiết rồi!
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip