Câu hỏi

30/05/2013 00:51
Tôi lái xe khá lâu nhưng thắc mắc về động tác vào cua chuẩn?
Ví dụ vào cua phải thì dùng tay phải bẻ vô-lăng, tay trái đặt lên đỉnh để kéo về khi hết cua hay luôn dùng tay thuận của mình?
Xin kính nhờ các tài xế lâu năm chia sẻ kinh nghiệm.
Cám ơn nhiều!
ngocanh
30/05/2013 00:51
gioi
30/05/2013 00:51
dunguyen
30/05/2013 00:51
ducviet
30/05/2013 00:51
duytuantn
30/05/2013 00:51
Xin kính nhờ các tài xế lâu năm chia sẻ kinh nghiệm.
Cám ơn nhiều!
Danh sách câu trả lời (17)

Chào các bác tài. Tôi thấy các bác nói nhiều về kỹ thuật ôm cua, các cách đánh vô-lăng rồi., nhưng tôi xin góp thêm vài ý kiến sau:
Không thấy bác nào nói về viếc xử lý tốc độ như thế nào khi ôm cua. Kỹ thuật này không đơn giản, nhưng có thể thực hiện được. Khi ôm cua, ngòai các khả năng nguy hiểm khi gặp xe đi ngược chiều thì vấn đề hay gặp là bị mất tốc độ nếu chạy xe quá thận trọng, giảm tốc độ hơi nhiều trước khi vào cua, hoặc ngược lại không giảm tốc độ hay giảm không đủ, sẽ có khả năng xe bị giật thậm chí bị lật...
Vậy, trước khi xe vào cua, phải buông chân ga, thậm chí hơi phanh (thắng) lại tùy thuộc tốc độ xe lúc đó. Sau đó, khi vào cua được khỏang 1/4 hoặc 1-2 m thì nhấn nhẹ chân ga, nhớ nhấn thật nhẹ, êm nhưng phải đủ sâu, để xe ôm cua lướt đi thật ngọt mà vẫn an tòan, không bị mất độ. Các bạn làm thử vài lần sẽ thấy hiệu quả và rất có ích khi vào cua.
Các vấn đề khác thì đã có nhiều người nói rồi, tôi xin không nói thêm nữa.
Thân ái chúc các bác thượng lộ bình an.
Không thấy bác nào nói về viếc xử lý tốc độ như thế nào khi ôm cua. Kỹ thuật này không đơn giản, nhưng có thể thực hiện được. Khi ôm cua, ngòai các khả năng nguy hiểm khi gặp xe đi ngược chiều thì vấn đề hay gặp là bị mất tốc độ nếu chạy xe quá thận trọng, giảm tốc độ hơi nhiều trước khi vào cua, hoặc ngược lại không giảm tốc độ hay giảm không đủ, sẽ có khả năng xe bị giật thậm chí bị lật...
Vậy, trước khi xe vào cua, phải buông chân ga, thậm chí hơi phanh (thắng) lại tùy thuộc tốc độ xe lúc đó. Sau đó, khi vào cua được khỏang 1/4 hoặc 1-2 m thì nhấn nhẹ chân ga, nhớ nhấn thật nhẹ, êm nhưng phải đủ sâu, để xe ôm cua lướt đi thật ngọt mà vẫn an tòan, không bị mất độ. Các bạn làm thử vài lần sẽ thấy hiệu quả và rất có ích khi vào cua.
Các vấn đề khác thì đã có nhiều người nói rồi, tôi xin không nói thêm nữa.
Thân ái chúc các bác thượng lộ bình an.

Chào các bạn. Tôi đã đọc hết những ý kiến của các bạn và tôi cũng xin được có vài ý như sau. Tôi đồng ý với một bạn là bắt chéo tay và lật ngửa bàn tay là cách lái của các xe đời cũ không có trợ lực và của các xe tải nặng (tôi đã lái xe được 26 năm).
Theo tôi là khi vào cua thì thứ nhất các bạn hãy quan sát thật kỹ trước và sau xe, cua bên nào thì liếc kiếng hậu bên đó. Thứ hai là hãy buông chân ga rà chân thắng, kiểm soát tốc độ.Thứ ba là khi đổ đèo sẽ có những khúc ngoặt gắt và nhiều đoạn đường gấp khúc, (điều này thì các bạn cần phải chú ý các biển báo dọc bên đường) và nhìn gương cầu lồi.
Còn về kỹ thuật cầm lái thì các bạn nên chỉnh ghế ngồi cho cao để tầm nhìn được rộng, hai tay để thật thoải mái theo hướng 10 giờ 10, cua bên nào thì kéo về bên đó. Tay còn lại thì dùng phần má bàn tay (phần thịt phía dưới) ấn nhẹ và đẩy theo trợ lực, khi hết cua thì xoa nhẹ tay để cho tay lái về vị trí cũ , không nên bắt chéo và ngửa lòng bàn tay để kéo vì các xe đời mới sau này đều có trợ lực.
Tôi thường xuyên chạy tuyến Đà Lạt và Đà Lạt Phan Rang. Có nhiều khúc cua tay áo rất nguy hiểm mà tôi vẫn lái một tay còn một tay để lên cần số (cho dù xe đó là xe số tự động). Nói chung là do kinh ngiệm lái lâu năm thì sẽ có thôi
Chúc bạn lái xe an toàn và mau lên tay lái nhé.
Theo tôi là khi vào cua thì thứ nhất các bạn hãy quan sát thật kỹ trước và sau xe, cua bên nào thì liếc kiếng hậu bên đó. Thứ hai là hãy buông chân ga rà chân thắng, kiểm soát tốc độ.Thứ ba là khi đổ đèo sẽ có những khúc ngoặt gắt và nhiều đoạn đường gấp khúc, (điều này thì các bạn cần phải chú ý các biển báo dọc bên đường) và nhìn gương cầu lồi.
Còn về kỹ thuật cầm lái thì các bạn nên chỉnh ghế ngồi cho cao để tầm nhìn được rộng, hai tay để thật thoải mái theo hướng 10 giờ 10, cua bên nào thì kéo về bên đó. Tay còn lại thì dùng phần má bàn tay (phần thịt phía dưới) ấn nhẹ và đẩy theo trợ lực, khi hết cua thì xoa nhẹ tay để cho tay lái về vị trí cũ , không nên bắt chéo và ngửa lòng bàn tay để kéo vì các xe đời mới sau này đều có trợ lực.
Tôi thường xuyên chạy tuyến Đà Lạt và Đà Lạt Phan Rang. Có nhiều khúc cua tay áo rất nguy hiểm mà tôi vẫn lái một tay còn một tay để lên cần số (cho dù xe đó là xe số tự động). Nói chung là do kinh ngiệm lái lâu năm thì sẽ có thôi
Chúc bạn lái xe an toàn và mau lên tay lái nhé.

Xin chào các bác tài.
Thật sự thì việc vào cua ngọt và an toàn là sở thích của các bác tài, và khi đó được nhiều người khen là tay lái lụa. Việc vào cu và đảm bảo người ngồi trên xe không bị dồn thì phụ thuộc vào 2 yếu tố: Tốc độ xe và góc xe di chuyển.
Tôi không có kinh nghiệm chạy xe nhiều lắm nhưng nhiều lần chở các chiến hữu đi chơi thì luôn đuợc khen là lái chuẩn. Theo tôi, khi vào cua thì tài xế lưu ý các yếu tố sau.
1. Đặt tay lái cùng bên cua phía trên cùng (top) của vôlăng, nếu được thì hơi chếch về bên kia 1 chút. (ví dụ: Cua phải thì tay phải đặt phía trên hơi lệch về bên trái, cua trái thì tay trái đặt phía trên hơo lệch về bên phải). Vì như vậy, khi đán cua, lực tay sẽ đủ để đánh cua được chính xác với vòng cua thực tế.
2.Tay còn lại đặc ở nút kèn giữa, hơi gần phía dưới để hổ trợ tay còn lại khi ôm cua nhiều và tay kia đã hết vòng và hết lực điều khiển.
3. Đồng thời, chân ga và thắng (phanh) phải phối hợp nhịp nhàng, giữ tốc độ vừa phải để người ngồi trên xe không bị trang thái mất thăng bằng. Tài xế cảm giá không bị mất thằng bằng là người ngồi trên xe sẽ cảm thấy ok.
Và ý kiến cá nhân, mong các bạn góp ý thêm.
Thật sự thì việc vào cua ngọt và an toàn là sở thích của các bác tài, và khi đó được nhiều người khen là tay lái lụa. Việc vào cu và đảm bảo người ngồi trên xe không bị dồn thì phụ thuộc vào 2 yếu tố: Tốc độ xe và góc xe di chuyển.
Tôi không có kinh nghiệm chạy xe nhiều lắm nhưng nhiều lần chở các chiến hữu đi chơi thì luôn đuợc khen là lái chuẩn. Theo tôi, khi vào cua thì tài xế lưu ý các yếu tố sau.
1. Đặt tay lái cùng bên cua phía trên cùng (top) của vôlăng, nếu được thì hơi chếch về bên kia 1 chút. (ví dụ: Cua phải thì tay phải đặt phía trên hơi lệch về bên trái, cua trái thì tay trái đặt phía trên hơo lệch về bên phải). Vì như vậy, khi đán cua, lực tay sẽ đủ để đánh cua được chính xác với vòng cua thực tế.
2.Tay còn lại đặc ở nút kèn giữa, hơi gần phía dưới để hổ trợ tay còn lại khi ôm cua nhiều và tay kia đã hết vòng và hết lực điều khiển.
3. Đồng thời, chân ga và thắng (phanh) phải phối hợp nhịp nhàng, giữ tốc độ vừa phải để người ngồi trên xe không bị trang thái mất thăng bằng. Tài xế cảm giá không bị mất thằng bằng là người ngồi trên xe sẽ cảm thấy ok.
Và ý kiến cá nhân, mong các bạn góp ý thêm.

Chào các bác. Tôi xin có vài chia sẻ cùng các bác về chủ đề "bẻ lái vào cua".
1. Giảm tốc độ phù hợp với góc cua và khả năng lái của tài xế.
2. Quan sát để chọn tốc độ khi vào cua và vòng cua thích hợp.
3. Tuỳ theo góc cua mà quyết định chuyển vị trí tay cầm trên vô lăng (đương nhiên nếu góc cua rộng thì đâu có cần chuyển vị trí tay trên vô lăng).
4. Tay vẫn phải cầm chắc vô lăng ở mọi tư thế (một tay cầm chắc và một tay đỡ và nếu cần vẫn có thể cầm chắc ngay được).
5. Khi cua, tay kéo lái đầu tiên là tay bên đối diện, tay còn lại vẫn phải cầm chắc để đỡ lái đến khi ép sườn thì chuyển vòng lên trên và nắm phía trên của vô lăng trong khi tay kéo ban đầu lại thành tay đỡ lái, và khi tay cùng bên kéo lái thì tay đối diện nhả ra và chuyển lên trên để chuẩn bị nắm vành vô lăng như khi bắt đầu thực hiện động tác cua... và cứ vậy cho tới khi xe cua được theo đường cua mình dự kiến. Lưu ý là luôn chặt tay giữ vô lăng đề phòng sự cố xảy ra khi cua, như: nổ lốp, trèo lên gạch đá, rê trượt, xuống mép đường, ổ gà.....
Khi đường cua đạt 3 phần tư thì bắt đầu trả dần lái theo chiều ngược lại và vẫn phải nắm chắc vô lăng.
Vê, vuốt, xoay... ở xe hiện đại rất dễ nhưng đấy là động tác của người thành thục và không phải khi nào cũng an toàn khi những sự cố nói trên xảy ra. Nguy cơ mất lái rất cao.
Một điều nữa là tốc độ khi cua, góc càng gấp thì tốc độ càng chậm để đảm bảo an toàn và người ngồi trong xe cùng với mình không có cảm giác bất an. Không nhanh chậm gì nửa phát cả.
Không bao giờ bị chéo tay cả nếu chuyển tay đúng. vì nếu chuyển đúng như nói trên thì 2 tay chỉ có lên xuống nhịp nhàng chứ không bao giờ bắt chéo.
Tóm lại, mỗi người có kinh nghiệm riêng, nhưng kinh điển thì vẫn là cốt thép. Các bác cứ đi đúng qui trình là được. Đó cũng không phải là kinh nghiệm của riêng em mà nhiều "thầy" nói vậy.
Chúc các bác vào cua an toàn, người ngồi cùng xe không cảm thấy sợ là được.
1. Giảm tốc độ phù hợp với góc cua và khả năng lái của tài xế.
2. Quan sát để chọn tốc độ khi vào cua và vòng cua thích hợp.
3. Tuỳ theo góc cua mà quyết định chuyển vị trí tay cầm trên vô lăng (đương nhiên nếu góc cua rộng thì đâu có cần chuyển vị trí tay trên vô lăng).
4. Tay vẫn phải cầm chắc vô lăng ở mọi tư thế (một tay cầm chắc và một tay đỡ và nếu cần vẫn có thể cầm chắc ngay được).
5. Khi cua, tay kéo lái đầu tiên là tay bên đối diện, tay còn lại vẫn phải cầm chắc để đỡ lái đến khi ép sườn thì chuyển vòng lên trên và nắm phía trên của vô lăng trong khi tay kéo ban đầu lại thành tay đỡ lái, và khi tay cùng bên kéo lái thì tay đối diện nhả ra và chuyển lên trên để chuẩn bị nắm vành vô lăng như khi bắt đầu thực hiện động tác cua... và cứ vậy cho tới khi xe cua được theo đường cua mình dự kiến. Lưu ý là luôn chặt tay giữ vô lăng đề phòng sự cố xảy ra khi cua, như: nổ lốp, trèo lên gạch đá, rê trượt, xuống mép đường, ổ gà.....
Khi đường cua đạt 3 phần tư thì bắt đầu trả dần lái theo chiều ngược lại và vẫn phải nắm chắc vô lăng.
Vê, vuốt, xoay... ở xe hiện đại rất dễ nhưng đấy là động tác của người thành thục và không phải khi nào cũng an toàn khi những sự cố nói trên xảy ra. Nguy cơ mất lái rất cao.
Một điều nữa là tốc độ khi cua, góc càng gấp thì tốc độ càng chậm để đảm bảo an toàn và người ngồi trong xe cùng với mình không có cảm giác bất an. Không nhanh chậm gì nửa phát cả.
Không bao giờ bị chéo tay cả nếu chuyển tay đúng. vì nếu chuyển đúng như nói trên thì 2 tay chỉ có lên xuống nhịp nhàng chứ không bao giờ bắt chéo.
Tóm lại, mỗi người có kinh nghiệm riêng, nhưng kinh điển thì vẫn là cốt thép. Các bác cứ đi đúng qui trình là được. Đó cũng không phải là kinh nghiệm của riêng em mà nhiều "thầy" nói vậy.
Chúc các bác vào cua an toàn, người ngồi cùng xe không cảm thấy sợ là được.

Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp xe ôtô (nhất là xe con, xe tải vừa, xe chở khách dưới 30 chỗ ngồi), bị tai nạn nghiêm trọng khi chạy qua đường vòng, do lái xe thiếu kiến thức và kinh nghiệm điều khiển xe khi vào cua.
Các chuyên gia ATGT khuyến cáo một số điểm sau đây giúp các bạn lái xe tham khảo khi đi qua khúc cua bảo đảm an toàn.
Không ít lái xe thực hiện vòng xe như sau: trước hết giảm số (về số 0), tiếp theo vừa phanh xe vừa vào cua và sau cùng là tăng tốc độ. Chính cách lái xe vào cua như vậy đã làm xe mất điều khiển, gây nguy hiểm.
Xin mách các bạn lái xe “quy tắc 3 bước” giúp bạn vòng xe trong bất kỳ điều kiện vào thời tiết (dù mưa hay nắng) vẫn đảm bảo an toàn. Những kỹ thuật lái xe ôtô qua khúc cua an toàn.
Bước 1: Giảm tốc độ. Chỉ được phanh khi xe đang đi thẳng không được đạp phanh khi quay vô lăng. Nếu cần có thể về số thấp (lưu ý, chuyển số khi đang vòng cua có thể gây trượt xe đột ngột, nếu đường trơn). Nhiệm vụ của bước này là giảm tốc độ khi xe còn đang đi thẳng để chuẩn bị bước tiếp theo.
Bước 2: Nhả phanh rồi mới được quay vô lăng đúng một góc cần thiết và giữ nguyên không cần chỉnh thêm. Lưu ý, khi xe đang lượn cần giữ ga đều và ổn định tốc độ; không được nhấn hoặc nhả ga vì tăng hoặc giảm ga (nghĩa là tăng hoặc giảm tốc độ) nhất là chạy trên đoạn đường trơn có thể làm trượt xe, nếu tốc độ cao dễ xảy ra lật xe.
Bước 3: Đã vượt qua khúc cua, thực hiện trả vô lăng về thẳng hướng, sau đó mới tăng ga.
Các chuyên gia ATGT khuyến cáo một số điểm sau đây giúp các bạn lái xe tham khảo khi đi qua khúc cua bảo đảm an toàn.
Không ít lái xe thực hiện vòng xe như sau: trước hết giảm số (về số 0), tiếp theo vừa phanh xe vừa vào cua và sau cùng là tăng tốc độ. Chính cách lái xe vào cua như vậy đã làm xe mất điều khiển, gây nguy hiểm.
Xin mách các bạn lái xe “quy tắc 3 bước” giúp bạn vòng xe trong bất kỳ điều kiện vào thời tiết (dù mưa hay nắng) vẫn đảm bảo an toàn. Những kỹ thuật lái xe ôtô qua khúc cua an toàn.
Bước 1: Giảm tốc độ. Chỉ được phanh khi xe đang đi thẳng không được đạp phanh khi quay vô lăng. Nếu cần có thể về số thấp (lưu ý, chuyển số khi đang vòng cua có thể gây trượt xe đột ngột, nếu đường trơn). Nhiệm vụ của bước này là giảm tốc độ khi xe còn đang đi thẳng để chuẩn bị bước tiếp theo.
Bước 2: Nhả phanh rồi mới được quay vô lăng đúng một góc cần thiết và giữ nguyên không cần chỉnh thêm. Lưu ý, khi xe đang lượn cần giữ ga đều và ổn định tốc độ; không được nhấn hoặc nhả ga vì tăng hoặc giảm ga (nghĩa là tăng hoặc giảm tốc độ) nhất là chạy trên đoạn đường trơn có thể làm trượt xe, nếu tốc độ cao dễ xảy ra lật xe.
Bước 3: Đã vượt qua khúc cua, thực hiện trả vô lăng về thẳng hướng, sau đó mới tăng ga.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ô tô, xe máy, xe đạp
Rao vặt Siêu Vip