Câu hỏi

30/05/2013 00:51
Tôi lái xe khá lâu nhưng thắc mắc về động tác vào cua chuẩn?
Ví dụ vào cua phải thì dùng tay phải bẻ vô-lăng, tay trái đặt lên đỉnh để kéo về khi hết cua hay luôn dùng tay thuận của mình?
Xin kính nhờ các tài xế lâu năm chia sẻ kinh nghiệm.
Cám ơn nhiều!
LeHieu
30/05/2013 00:51
harrypotter123
30/05/2013 00:51
chicken
30/05/2013 00:51
LeHieu
30/05/2013 00:51
congtudatinh
30/05/2013 00:51
Xin kính nhờ các tài xế lâu năm chia sẻ kinh nghiệm.
Cám ơn nhiều!
Danh sách câu trả lời (17)

Vào cua chuẩn bằng hai tay:
Cua trái: Ngửa tay phải cầm vô-lăng góc 11h kéo trái hết tay thì tay trái kế tiếp góc 11h kéo hết cua.
Cua phải: Cũng tương tự tay trái cầm vô-lăng góc 1h kéo hết tay kế tiếp là tay phải lặp đi lặp lại cho hết cua.
Cua trái: Ngửa tay phải cầm vô-lăng góc 11h kéo trái hết tay thì tay trái kế tiếp góc 11h kéo hết cua.
Cua phải: Cũng tương tự tay trái cầm vô-lăng góc 1h kéo hết tay kế tiếp là tay phải lặp đi lặp lại cho hết cua.

Mình có bằng lái cũng được 12 năm, có 10 năm thuộc biên chế dạy lái, xin chia sẻ chút ít về cách thức vào cua, chuyển làn, vòng xe.
1- Quan sát, việc quan sát phải làm trước mọi động tác khác. Nó bao gồm việc ước tính trước từ 5-10 m vị trí mà mình sẽ vào cua, bao gồm cả điểm cần thiết, độ rộng của vòng cua, độ thông thoáng của đường, ổ gà, biển chỉ dẫn....
2- Giảm tốc và hơi nhích dần về phía phải trong mọi trường hợp cua phải hay trái (nguyên tắc của giảm tốc là phải tạt về phía phải).
3- Về số 1, 2 hoặc D1 để bảo đảm ở tốc độ chậm vẫn không bị chết máy.
4- Tay bên cua đặt ở vị trí cao, tay còn lại đặt tại vị trí 10h hoặc 2h. Từ từ kéo xuống trong khi mắt liên tục quan sát gương hông và trước mặt để bảo đảm không gian cần thiết.
5- Khi tay đến độ với nhất định - tay bên cua đã gần chạm sườn, tay còn lại sắp bị với, cần chuyển nhanh nhưng lần lượt vị trí tay cua lên đỉnh 12h, tay còn lại về vị trí tại bước 4. Làm lần lượt để bảo đảm vô lăng luôn được kiểm soát, nhung cần hạn chế tối đa thời gian tay bị bắt chéo đẻ tránh việc lúng túng và bị khoá tay do bắt chéo.
6- Trước khi hết vòng cua 1.5m cần từ từ trả lái để xe cân bằng. Không cố hết lái trong trường hợp bị thiếu không gian, thay vào đó hãy cân xe rồi lùi lại thêm 1 bước cua nhỏ nữa. Như vậy an toàn hơn nhiều.
Lưu ý: Hạn chế tuyệt đối bắt chéo tay liên tục. Việc xoa vô lăng chỉ khả thi với xe có trợ lực và vô lăng có độ bàm nhất định, người có mồ hôi lòng bàn tay cần cẩn thận với việc bị tuột vô lăng khi vào cua.
Kính!
1- Quan sát, việc quan sát phải làm trước mọi động tác khác. Nó bao gồm việc ước tính trước từ 5-10 m vị trí mà mình sẽ vào cua, bao gồm cả điểm cần thiết, độ rộng của vòng cua, độ thông thoáng của đường, ổ gà, biển chỉ dẫn....
2- Giảm tốc và hơi nhích dần về phía phải trong mọi trường hợp cua phải hay trái (nguyên tắc của giảm tốc là phải tạt về phía phải).
3- Về số 1, 2 hoặc D1 để bảo đảm ở tốc độ chậm vẫn không bị chết máy.
4- Tay bên cua đặt ở vị trí cao, tay còn lại đặt tại vị trí 10h hoặc 2h. Từ từ kéo xuống trong khi mắt liên tục quan sát gương hông và trước mặt để bảo đảm không gian cần thiết.
5- Khi tay đến độ với nhất định - tay bên cua đã gần chạm sườn, tay còn lại sắp bị với, cần chuyển nhanh nhưng lần lượt vị trí tay cua lên đỉnh 12h, tay còn lại về vị trí tại bước 4. Làm lần lượt để bảo đảm vô lăng luôn được kiểm soát, nhung cần hạn chế tối đa thời gian tay bị bắt chéo đẻ tránh việc lúng túng và bị khoá tay do bắt chéo.
6- Trước khi hết vòng cua 1.5m cần từ từ trả lái để xe cân bằng. Không cố hết lái trong trường hợp bị thiếu không gian, thay vào đó hãy cân xe rồi lùi lại thêm 1 bước cua nhỏ nữa. Như vậy an toàn hơn nhiều.
Lưu ý: Hạn chế tuyệt đối bắt chéo tay liên tục. Việc xoa vô lăng chỉ khả thi với xe có trợ lực và vô lăng có độ bàm nhất định, người có mồ hôi lòng bàn tay cần cẩn thận với việc bị tuột vô lăng khi vào cua.
Kính!

Em đã đọc kỹ bài của bác. Và nhận ra là cách thức gọi vấn đề có khác nhau. Bác có vẻ muốn tranh luận về từ "bắt chéo tay", còn thực tế như bài bác viết thì em không gọi là bắt chéo tay. Vậy vấn đề chỉ là từ ngữ.
Tuy nhiên, trong cách của bác, từ đầu tay phải đã đẩy vô lăng từ vị trí 2h sang vị trí 10h, như vậy tay sẽ phải đẩy vô lăng lên trên, như thế sẽ bị vướng một chút do đẩy lên, khó hơn kéo xuống.
So với cách của em là chuyển tay trái lên vị trí 12h và kéo xuống, tay phải đi theo đến vị trí 12h thì hợp lực kéo xuống. Đến khi tay trái bắt đầu xuống qua vị trí 10h thì sắp bị chạm vào sườn vì vậy cần chuyển lên trên. Ở đây, bác chỉ ra là tay trái chuyển lên vị trí 2h, như vậy không hợp lý với phụ nữ và những người nhỏ con, tay sẽ bị kéo và xoay vai. Làm cho người lái không thoải mái quan sát phía bên phải. Nếu tay trái chỉ đưa lên vị trí 12h thì thoải mải để kéo xuống hơn.
Bác sáng mai dậy, làm từ từ sẽ thấy cách của em và của bác giống nhau về thứ tự chuyển tay chỉ khác nhau 1 chút về vị trí đặt tay trên vô lăng. Còn chữ "bắt chéo tay" em dùng, đấy là khi tay phải và tay trái chéo nhau đến gần như tạo chữ X, như vậy tay ở dưới rút ra sẽ dễ bị vướng vào tay ở trên.
Vậy cần phải thao tác trước khi 2 tay ở tình trạng này. Kính!
Tuy nhiên, trong cách của bác, từ đầu tay phải đã đẩy vô lăng từ vị trí 2h sang vị trí 10h, như vậy tay sẽ phải đẩy vô lăng lên trên, như thế sẽ bị vướng một chút do đẩy lên, khó hơn kéo xuống.
So với cách của em là chuyển tay trái lên vị trí 12h và kéo xuống, tay phải đi theo đến vị trí 12h thì hợp lực kéo xuống. Đến khi tay trái bắt đầu xuống qua vị trí 10h thì sắp bị chạm vào sườn vì vậy cần chuyển lên trên. Ở đây, bác chỉ ra là tay trái chuyển lên vị trí 2h, như vậy không hợp lý với phụ nữ và những người nhỏ con, tay sẽ bị kéo và xoay vai. Làm cho người lái không thoải mái quan sát phía bên phải. Nếu tay trái chỉ đưa lên vị trí 12h thì thoải mải để kéo xuống hơn.
Bác sáng mai dậy, làm từ từ sẽ thấy cách của em và của bác giống nhau về thứ tự chuyển tay chỉ khác nhau 1 chút về vị trí đặt tay trên vô lăng. Còn chữ "bắt chéo tay" em dùng, đấy là khi tay phải và tay trái chéo nhau đến gần như tạo chữ X, như vậy tay ở dưới rút ra sẽ dễ bị vướng vào tay ở trên.
Vậy cần phải thao tác trước khi 2 tay ở tình trạng này. Kính!

Các bác phức tạp hoá vấn đề quá. Nay các xe du lịch đều có vô lăng nhẹ, cứ tay trái mà vuốt, tay phải cầm cần số là được.
Chúc bạn lái xe an toàn (và điệu nghệ)
Chúc bạn lái xe an toàn (và điệu nghệ)

Từ lý thuyết ra thực hành bao giờ cũng có một quãng .. xa ơi là xa ... Hơn nữa, khi học thường thường người học lái hay ... "trốn" dự tiết .. nên lý thuyết thầy dạy ... bị "hở" nhiều chỗ nên khi ta có bằng lái rồi mới thấy ..."lập cập" khi xử lý các tình huống trên đường ...
Ví dụ như "vào cua thế nào cho hợp lý" là một trong những kỹ năng mà người cầm lái cần học hỏi, luyện tập nhiều cho nhuần nhuyễn ... Thầy dạy tôi chỉ ra, bước 1 cần luyện kỹ đi hình số 8, rồi đến bước 2 đi số 3 ... với nguyên tắc chung là sang trái thì dùng tay phải, sang phải thì dùng tay trái ... cứ thế tập nhiều sẽ thành thói quen để dễ dàng điều khiển ôtô rẽ trái hoặc phải theo ý người lái xe ... vừa êm, vừa không bị lắc xe ... mà theo thầy dạy lái thường hay nói là ..."tròn" tay lái ...
Còn việc chuyển số khi vào cua thường làm trước khi ta cho xe chuyển hướng sẽ an toàn để giảm tốc độ ... (Luật giao thông cũng qui định như vậy đấy) ...
Vài ý để bạn tham khảo thêm. Chúc bạn lái xe an toàn
Ví dụ như "vào cua thế nào cho hợp lý" là một trong những kỹ năng mà người cầm lái cần học hỏi, luyện tập nhiều cho nhuần nhuyễn ... Thầy dạy tôi chỉ ra, bước 1 cần luyện kỹ đi hình số 8, rồi đến bước 2 đi số 3 ... với nguyên tắc chung là sang trái thì dùng tay phải, sang phải thì dùng tay trái ... cứ thế tập nhiều sẽ thành thói quen để dễ dàng điều khiển ôtô rẽ trái hoặc phải theo ý người lái xe ... vừa êm, vừa không bị lắc xe ... mà theo thầy dạy lái thường hay nói là ..."tròn" tay lái ...
Còn việc chuyển số khi vào cua thường làm trước khi ta cho xe chuyển hướng sẽ an toàn để giảm tốc độ ... (Luật giao thông cũng qui định như vậy đấy) ...
Vài ý để bạn tham khảo thêm. Chúc bạn lái xe an toàn
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ô tô, xe máy, xe đạp
Rao vặt Siêu Vip