Câu hỏi

30/05/2013 00:51
Tôi lái xe khá lâu nhưng thắc mắc về động tác vào cua chuẩn?
Ví dụ vào cua phải thì dùng tay phải bẻ vô-lăng, tay trái đặt lên đỉnh để kéo về khi hết cua hay luôn dùng tay thuận của mình?
Xin kính nhờ các tài xế lâu năm chia sẻ kinh nghiệm.
Cám ơn nhiều!
ChoeGa
30/05/2013 00:51
duongnk
30/05/2013 00:51
m0zjlla
30/05/2013 00:51
tranquangvinh
30/05/2013 00:51
jeaimertu_0395
30/05/2013 00:51
Xin kính nhờ các tài xế lâu năm chia sẻ kinh nghiệm.
Cám ơn nhiều!
Danh sách câu trả lời (17)

Theo tôi vào cua là một động tác đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật. Trước hết là bạn phải quan sát tốt thị trường ôm cua để xe đảm bảo vào cua ngọt, không khuất tầm nhìn, không bị giật do thiếu lái. Đối với hầu hết các ngõ cua thì bạn phải để ý số phù hợp và địa hình vì cua lên chắc chắn khác với cua xuống.
Vị trí tay lái ôm cua thì tối kị động tác "đùn vành rế" hay là hai tay tranh nhau, điều này sẽ làm bạn bị rối lúc phải xử lý đột ngột hoặc cua liên tục. Nếu bạn có tầm nhìn tốt rồi thì cua thoải mái bằng một tay cũng an toàn. Một động tác hết sức quan trọng khi vào cua nữa là trả lái. Cần phải trả lái hết sức hợp lý để xe không bị cua quá đà, nhiều người vật lái lại dẫn tới mất lái.
Chúc bạn lái xe an toàn.
Vị trí tay lái ôm cua thì tối kị động tác "đùn vành rế" hay là hai tay tranh nhau, điều này sẽ làm bạn bị rối lúc phải xử lý đột ngột hoặc cua liên tục. Nếu bạn có tầm nhìn tốt rồi thì cua thoải mái bằng một tay cũng an toàn. Một động tác hết sức quan trọng khi vào cua nữa là trả lái. Cần phải trả lái hết sức hợp lý để xe không bị cua quá đà, nhiều người vật lái lại dẫn tới mất lái.
Chúc bạn lái xe an toàn.

Chào các Bác
Tôi đã đọc gần hết các ý kiến của các bác về kỹ thuật vào cua khi lái xe. Tôi thấy rằng các bác nặng về lý thuyết hơn là thực hành. Tôi không phải là lái xe chuyên nghiệp nhưng đã cầm vô lăng được 6 năm và đã lái chủ yếu đường HN- CB và HN - SL ,HN-LS ; HN-HG và các tỉnh miền núi phía bắc ....
Qua thực tế lái xe đường đèo dốc và cua nhiều (Đã bị trả giá rơi xuống mép đường khi mới lái được 01 năm). Tôi thấy nếu muốn đi vào cua đẹp và an toàn phải lưu ý những điểm sau:
1/Tư thế lái: Bạn phải chỉnh ghế ngồi cao lên một chút và thắt dây an toàn khi đi đường nhiều cua. Để quan sát tốt hơn và đỡ bị lắc.
2/ Cách cầm vô lăng; Theo thói quen của từng người nhưng theo tôi thì tay phải cầm cả hai tay. Tay phải cầm vô lăng phia ngoài tay trái cầm vào trong VL (ở giữa) để dễ xoay và bấm còi.Vị trí cầm theo thầy đã dạy.
3/ Vào cua phải giảm tốc độ (thả chân ga ra và đặt lên chân phanh) sẵn sàng phanh khi gặp xe nguợc chiều.
4/ Cua thì có nhiều loại cua như cua quan sát được và không quan sát đuợc. Cua liên tục, cua tay áo....thì tuỳ theo từng loại mà đi. Nhưng theo kinh nghiệm thì thứ nhất giảm ga. Thứ nhì bóp còi. Thứ ba mở cua. Thứ tư nhấp phanh (Tuỳ). Thứ 5 cắt cua.
5/ Cắt cua: Đi đường đèo cua nhiều mà không cắt cua thì xe rất lắc và dễ bị trượt, nhất là cua trái. Bạn mở cua rộng ra, đi đúng phần đường của mình. Khi quan sát phía trước nếu không có chướng ngại vật thì nên cắt cua, chiếm đường một chút sẽ đi dễ hơn, xe đỡ lắc. Tôi đã bị một lần vào cua không đạp phanh. Khi vào cua rộng quá gặp đường nhiều sỏi và cát đã bị xuống rãnh nước.
Cua càng gấp càng phải ôm cua nhanh. Nhưng phải quan sát được không có là bạn ăn đủ đấy. Đi đường đèo thì xuống đèo bao giờ cũng nguy hiểm hơn. Nên bạn đi từ số 2 đến số 4, tùy theo tình trạng mặt đường và tầm quan sát. Nếu mới học lái xe đi đường đèo thì nên đi số 2 thôi. Số 3 và số 4 chỉ những người đã thạo lái và vào cua chuẩn.
6/ Khi xảy ra mất phanh nên chủ động cho bánh xe rơi xuống rãnh nước bên ta-luy đường. Trước đó bạn nên về số 4321 nếu có thể về số được. Xe chở hàng không nên đậu xe ở ta-luy âm vì có thể xảy ra lở đất, xe rơi xuống vực.
Tôi có chút kinh nghiệm chia sẻ với bạn.
Chúc lái xe an toàn.
Tôi đã đọc gần hết các ý kiến của các bác về kỹ thuật vào cua khi lái xe. Tôi thấy rằng các bác nặng về lý thuyết hơn là thực hành. Tôi không phải là lái xe chuyên nghiệp nhưng đã cầm vô lăng được 6 năm và đã lái chủ yếu đường HN- CB và HN - SL ,HN-LS ; HN-HG và các tỉnh miền núi phía bắc ....
Qua thực tế lái xe đường đèo dốc và cua nhiều (Đã bị trả giá rơi xuống mép đường khi mới lái được 01 năm). Tôi thấy nếu muốn đi vào cua đẹp và an toàn phải lưu ý những điểm sau:
1/Tư thế lái: Bạn phải chỉnh ghế ngồi cao lên một chút và thắt dây an toàn khi đi đường nhiều cua. Để quan sát tốt hơn và đỡ bị lắc.
2/ Cách cầm vô lăng; Theo thói quen của từng người nhưng theo tôi thì tay phải cầm cả hai tay. Tay phải cầm vô lăng phia ngoài tay trái cầm vào trong VL (ở giữa) để dễ xoay và bấm còi.Vị trí cầm theo thầy đã dạy.
3/ Vào cua phải giảm tốc độ (thả chân ga ra và đặt lên chân phanh) sẵn sàng phanh khi gặp xe nguợc chiều.
4/ Cua thì có nhiều loại cua như cua quan sát được và không quan sát đuợc. Cua liên tục, cua tay áo....thì tuỳ theo từng loại mà đi. Nhưng theo kinh nghiệm thì thứ nhất giảm ga. Thứ nhì bóp còi. Thứ ba mở cua. Thứ tư nhấp phanh (Tuỳ). Thứ 5 cắt cua.
5/ Cắt cua: Đi đường đèo cua nhiều mà không cắt cua thì xe rất lắc và dễ bị trượt, nhất là cua trái. Bạn mở cua rộng ra, đi đúng phần đường của mình. Khi quan sát phía trước nếu không có chướng ngại vật thì nên cắt cua, chiếm đường một chút sẽ đi dễ hơn, xe đỡ lắc. Tôi đã bị một lần vào cua không đạp phanh. Khi vào cua rộng quá gặp đường nhiều sỏi và cát đã bị xuống rãnh nước.
Cua càng gấp càng phải ôm cua nhanh. Nhưng phải quan sát được không có là bạn ăn đủ đấy. Đi đường đèo thì xuống đèo bao giờ cũng nguy hiểm hơn. Nên bạn đi từ số 2 đến số 4, tùy theo tình trạng mặt đường và tầm quan sát. Nếu mới học lái xe đi đường đèo thì nên đi số 2 thôi. Số 3 và số 4 chỉ những người đã thạo lái và vào cua chuẩn.
6/ Khi xảy ra mất phanh nên chủ động cho bánh xe rơi xuống rãnh nước bên ta-luy đường. Trước đó bạn nên về số 4321 nếu có thể về số được. Xe chở hàng không nên đậu xe ở ta-luy âm vì có thể xảy ra lở đất, xe rơi xuống vực.
Tôi có chút kinh nghiệm chia sẻ với bạn.
Chúc lái xe an toàn.

Trong bài giữ hai tay bắt chéo bác Sang nói lộn rồi hay sao đó. Đề nghị bác xem lại: tay trái phải ở vị trí 2h, tay phải ở vị trí 10h mới gọi là bắt chéo chứ phải không bác. Còn việc vào cua tôi thấy tài xế xe con (có trợ lực) họ đặt lòng bàn tay phải tựa lên trên vô lăng cứ xoay ào ào cả bên phải lẫn bên trái. Hết cua thì thả lỏng ra để vô lăng tự động trả về. Nếu cần trả về gấp thì xoay ngược lại so với ban đầu.

Kính chào tất cả bạn đọc!
Tôi lái xe ở Canada đã lâu, từ hồi 16 tuổi đến giờ. Thành thật mà nói thì thường chỉ lái xe số tự động nên 2 tay thường rất rảnh rang, vả lại như bạn Tấn Cảnh đã nói, với tay lái có trợ lực nên chỉ cần đặt lòng bàn tay phải tựa lên trên vô lăng cứ xoay vòng cả bên phải lẫn bên trái. Hết cua thì thả lỏng ra để vô lăng tự động trả về.
Tuy nhiên, việc bắt chéo tay anh Sang lại đúng khi nói rằng tay phải ở vị trí 2h, tay trái ở vị trí 10h khi chuẩn bị cua. Ví dụ, khi bắt đầu cua sang trái thì tay trái buông hờ vô lăng, tay phải xoay sang trái đến vị trí 10h rồi thì cùng lúc đó tay trái bắt chéo qua nắm lấy vị trí 2h của vô lăng vào thời điểm đó tiếp tục xoay sang trái đến vị trí từ 11h đến 9h tùy xe đã vào đúng làn chưa (vì phụ thuộc bạn cua sớm hay trễ ở giao lộ). Lúc này tay trái đã hết bắt chéo, trở về đúng vị trí cũ (tức 11h đến 9h như đã nói) và bắt đầu nhả vô lăng, còn tay phải thì (trước đó cũng nhanh chóng trở về vị trí 2h lúc tay trái đang xoay sang trái nhưng không nắm vô lăng) trượt hờ theo vô lăng để có thể control được góc cua đưa xe vào đúng làn quy định (hoặc theo ý muốn). Khi thấy xe đã vào vị trí đúng ý thì tay phải giữ vô lăng lại để tiếp tục hành trình của bạn, thẳng hay cua tiếp tuỳ biến.
Để cua phải thì bạn làm ngược lại. Theo những người dạy lái xe, và cả tôi cũng nghĩ vậy, thì cua xe bằng 2 tay khi lái xe hộp số tự động vẫn an toàn hơn kiểu đặt lòng bàn tay phải lên vô lăng rồi xoay tít vì đôi khi vô lăng trơn vì mồ hôi rất dễ làm bạn vuột tay lái, như vậy sẽ rất nguy hiểm cho bạn, nhất là khi bạn cua xe ở những vùng đồi núi hoặc lái xe lên những parking cao tầng.
Vài ý kiến đóng góp, có gì xin chỉ giáo thêm. (Hihi, tôi mất gần 2 tiếng đồng hồ để gõ phần ý kiến này đó, vợ tôi la quá chừng vì phải học gõ tiếng việt có dấu).
Thân chào.
Tôi lái xe ở Canada đã lâu, từ hồi 16 tuổi đến giờ. Thành thật mà nói thì thường chỉ lái xe số tự động nên 2 tay thường rất rảnh rang, vả lại như bạn Tấn Cảnh đã nói, với tay lái có trợ lực nên chỉ cần đặt lòng bàn tay phải tựa lên trên vô lăng cứ xoay vòng cả bên phải lẫn bên trái. Hết cua thì thả lỏng ra để vô lăng tự động trả về.
Tuy nhiên, việc bắt chéo tay anh Sang lại đúng khi nói rằng tay phải ở vị trí 2h, tay trái ở vị trí 10h khi chuẩn bị cua. Ví dụ, khi bắt đầu cua sang trái thì tay trái buông hờ vô lăng, tay phải xoay sang trái đến vị trí 10h rồi thì cùng lúc đó tay trái bắt chéo qua nắm lấy vị trí 2h của vô lăng vào thời điểm đó tiếp tục xoay sang trái đến vị trí từ 11h đến 9h tùy xe đã vào đúng làn chưa (vì phụ thuộc bạn cua sớm hay trễ ở giao lộ). Lúc này tay trái đã hết bắt chéo, trở về đúng vị trí cũ (tức 11h đến 9h như đã nói) và bắt đầu nhả vô lăng, còn tay phải thì (trước đó cũng nhanh chóng trở về vị trí 2h lúc tay trái đang xoay sang trái nhưng không nắm vô lăng) trượt hờ theo vô lăng để có thể control được góc cua đưa xe vào đúng làn quy định (hoặc theo ý muốn). Khi thấy xe đã vào vị trí đúng ý thì tay phải giữ vô lăng lại để tiếp tục hành trình của bạn, thẳng hay cua tiếp tuỳ biến.
Để cua phải thì bạn làm ngược lại. Theo những người dạy lái xe, và cả tôi cũng nghĩ vậy, thì cua xe bằng 2 tay khi lái xe hộp số tự động vẫn an toàn hơn kiểu đặt lòng bàn tay phải lên vô lăng rồi xoay tít vì đôi khi vô lăng trơn vì mồ hôi rất dễ làm bạn vuột tay lái, như vậy sẽ rất nguy hiểm cho bạn, nhất là khi bạn cua xe ở những vùng đồi núi hoặc lái xe lên những parking cao tầng.
Vài ý kiến đóng góp, có gì xin chỉ giáo thêm. (Hihi, tôi mất gần 2 tiếng đồng hồ để gõ phần ý kiến này đó, vợ tôi la quá chừng vì phải học gõ tiếng việt có dấu).
Thân chào.

Chào các bạn. Qua các bai được viết tư vấn ở trên, Tôi có vài ý kiến nhỏ như sau :
-Vào cua bắt chéo tay chì dành cho xe đời cũ, đặc biệt cho xe tải hạng nặng không có trợ lực tay lái. Nay tay lái có trợ lực đặt chéo tay khi vào cua rất nguy hiểm.
- Còn đối với các loại xe hiện nay hầu hết đều có trợ lực tay lái thì các bạn cứ lái bình thường. Tay phải và trái ở vị trí 2h và 10h là chuẩn nhất. Khi vào cua thì xoa nhẹ tai lái khi ở tốc độ chậm hoặc nắm chặt tay lái khi chạy tốc độ cao. Nhưng dù sao khi vào cua thì phải giảm tốc độ tới độ an toàn.
Chúc các bạn lái xe an toàn.
-Vào cua bắt chéo tay chì dành cho xe đời cũ, đặc biệt cho xe tải hạng nặng không có trợ lực tay lái. Nay tay lái có trợ lực đặt chéo tay khi vào cua rất nguy hiểm.
- Còn đối với các loại xe hiện nay hầu hết đều có trợ lực tay lái thì các bạn cứ lái bình thường. Tay phải và trái ở vị trí 2h và 10h là chuẩn nhất. Khi vào cua thì xoa nhẹ tai lái khi ở tốc độ chậm hoặc nắm chặt tay lái khi chạy tốc độ cao. Nhưng dù sao khi vào cua thì phải giảm tốc độ tới độ an toàn.
Chúc các bạn lái xe an toàn.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ô tô, xe máy, xe đạp
Rao vặt Siêu Vip