Câu hỏi

21/05/2013 07:50
Trao đổi về sự khác nhau giữa các loại hình tài sản
Em là sinh viên năm thứ nhất mới tham gia rất mong được mọi người giúp đỡ để mở mang kiến thức. Xin cảm ơn rất nhiều ạ!
Em xin được hỏi về sự khác nhau giữa hai thuật ngữ "tài sản cố định" và "vốn cố định"? Những đối tượng nào sẽ thẩm định giá của các "tài sản cố định vô hình"? "Quyền sở hữu công nghiệp" là gì?
gvit96
21/05/2013 07:50
Em xin được hỏi về sự khác nhau giữa hai thuật ngữ "tài sản cố định" và "vốn cố định"? Những đối tượng nào sẽ thẩm định giá của các "tài sản cố định vô hình"? "Quyền sở hữu công nghiệp" là gì?
Danh sách câu trả lời (1)

1. Trao đổi về TSCĐHH và vốn cố định
Tài sản cố định: là những tài sản có hình thái vật chất hoặc không có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho họat động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ:
- Chắc chắn mang lại lợi ích tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
- Nguyên giá được xác định một cách đáng tin cậy
- Có thới hạn sử dụng ước tính trên 1 năm
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (10 triệu trở lên)
(Xem Chuẩn mực kế toán Việt Nam 03)
Vốn cố định: nguồn vốn để hình thành nên TSCĐ. Theo hệ thống kế toán cũ trước đây, nguồn vốn được chia thành hai phần vốn cố định và vốn lưu động tương ứng với sự hình thành của tài sản cố định và tài sản lưu động.
Điều này em chỉ cần phân biệt: tài sản cố định là vật được mua sắm, tạo nên bởi nguồn hình thành ra nó là vốn cố định.
2. Câu hỏi của em không rõ ràng lắm. "Những đối tượng nào sẽ thẩm định giá của các tài sản cố định vô hình?". Câu hỏi này có thể hiểu 2 nghĩa:
- Đối tượng nào sẽ tiến hành thẩm định giá tài sản cố định vô hình? Tất cả những tổ chức, doanh nghiệp thẩm định giá có đủ tiêu chuẩn do Bộ Tài chính cấp sẽ được tiến hành thẩm định giá tài sản cố định vô hình.
- Tài sản cố định vô hình nào sẽ được thẩm định giá ?: tất cả tài sản đều là đối tượng thẩm định giá. Tài sản cố định vô hình là các loại tài sản không có hình thái vật chất, tự thể hiện các đặc tính kinh tế của chúng để mang lại các quyền và ưu thế cũng như tạo ra thu nhập cho chủ sở hữu (Xem "Tiêu chuẩn thẩm định giá Quốc tế 2005", GN 4, trang 201)
3. Quyền sở hữu công nghiệp: đó là các quyền của cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác do pháp luật quy định đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng khác. Các quyền đó phát sinh trên cơ sở đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục sở hữu công nghiệp) theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Chứng chỉ xác nhận quyền được gọi là văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có giá trị hiệu lực trong một thời hạn nhất định. Người được cấp văn bằng bảo hộ được coi là chủ sở hữu, tức là người nắm giữ QSHCN. Trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ, người được cấp văn bằng đó được thực hiện một số quyền liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ, trong đó quan trọng nhất là quyền sử dụng, khai thác đối tượng và quyền kiện người khác sử dụng đối tượng khi không được phép của mình.(Bách khoa toàn thư Việt Nam)
Tài sản cố định: là những tài sản có hình thái vật chất hoặc không có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho họat động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ:
- Chắc chắn mang lại lợi ích tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
- Nguyên giá được xác định một cách đáng tin cậy
- Có thới hạn sử dụng ước tính trên 1 năm
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (10 triệu trở lên)
(Xem Chuẩn mực kế toán Việt Nam 03)
Vốn cố định: nguồn vốn để hình thành nên TSCĐ. Theo hệ thống kế toán cũ trước đây, nguồn vốn được chia thành hai phần vốn cố định và vốn lưu động tương ứng với sự hình thành của tài sản cố định và tài sản lưu động.
Điều này em chỉ cần phân biệt: tài sản cố định là vật được mua sắm, tạo nên bởi nguồn hình thành ra nó là vốn cố định.
2. Câu hỏi của em không rõ ràng lắm. "Những đối tượng nào sẽ thẩm định giá của các tài sản cố định vô hình?". Câu hỏi này có thể hiểu 2 nghĩa:
- Đối tượng nào sẽ tiến hành thẩm định giá tài sản cố định vô hình? Tất cả những tổ chức, doanh nghiệp thẩm định giá có đủ tiêu chuẩn do Bộ Tài chính cấp sẽ được tiến hành thẩm định giá tài sản cố định vô hình.
- Tài sản cố định vô hình nào sẽ được thẩm định giá ?: tất cả tài sản đều là đối tượng thẩm định giá. Tài sản cố định vô hình là các loại tài sản không có hình thái vật chất, tự thể hiện các đặc tính kinh tế của chúng để mang lại các quyền và ưu thế cũng như tạo ra thu nhập cho chủ sở hữu (Xem "Tiêu chuẩn thẩm định giá Quốc tế 2005", GN 4, trang 201)
3. Quyền sở hữu công nghiệp: đó là các quyền của cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác do pháp luật quy định đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng khác. Các quyền đó phát sinh trên cơ sở đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục sở hữu công nghiệp) theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Chứng chỉ xác nhận quyền được gọi là văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có giá trị hiệu lực trong một thời hạn nhất định. Người được cấp văn bằng bảo hộ được coi là chủ sở hữu, tức là người nắm giữ QSHCN. Trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ, người được cấp văn bằng đó được thực hiện một số quyền liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ, trong đó quan trọng nhất là quyền sử dụng, khai thác đối tượng và quyền kiện người khác sử dụng đối tượng khi không được phép của mình.(Bách khoa toàn thư Việt Nam)
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip